Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012

Phía sau luật...

...là gì? Xin thưa, là rất nhiều thứ mà luật cũng chào thua.

Báo chí thời gian qua làm tốn khá nhiều thời gian của người đọc về hai vụ kiện. Tòa án cứ rập rà rập rình, nay thông báo xử, mai thông báo hoãn; nguyên đơn bị đơn cãi nhau ỏm tỏi, còn các nhà thực thi pháp luật hình như có âm mưu gì mình cũng không rõ.

Hai vụ ấy, vụ thứ nhất là ông Trần Trọng Nghĩa (Sài Gòn) kiện sàn vàng ACB đòi phải bồi thường số tiền 250 tỉ đồng bởi ông đã giao dịch đúng theo yêu cầu của nhân viên ACB, còn lãnh đạo ACB thì bảo khớp lệnh không có giá trị vì nhân viên của họ... bán nhầm. Vụ thứ hai là ông Ly Sam (Việt kiều Mỹ) kiện công ty Đại Dương thuộc khách sạn Sheraton (Sài Gòn) phải trả ông 55 triệu USD vì ông đã thắng bạc khi máy điện tử thông báo rõ ràng số tiền đó, nhưng công ty Đại Dương cũng không chịu bởi theo họ, chiếc máy đó có sự cố, bị... lỗi.

Hì hì, nhà cháu có ý kiến thế này:
-Lý sự của ACB và Đại Dương hơi bị cùn. Đã chấp nhận cuộc chơi thì phải sòng phẳng, thắng hay thua đều phải chấp nhận, đừng chơi cha người ta, chỉ giành phần thắng cho mình. Đổ tại cái sự nhầm, sự lỗi, chỉ có những thằng chí phèo mới làm thế thôi. Giả dụ trong vụ giao dịch thứ nhất, ông Nghĩa mà thiệt vài trăm tỉ đồng thì có mà chạy đằng giời, trốn như Dương Chí Dũng công an và ACB cũng mò ra để đòi đến đồng xu cuối cùng. Chỉ nhầm với ông thôi (khi ông thắng), không nhầm với ngân hàng đâu, ông Nghĩa ạ.
Vụ thứ hai, cứ đổ tại máy bị lỗi đó, làm gì được nhau nào. Ông Ly Sam ơi, ông đi đánh bạc mà chưa hiểu cái thói của cờ bạc. Ông thua, ông sẽ bị mất tiền, còn ông thắng, nhỏ tí ti thì ông lĩnh chứ to những 55 triệu tiền Mỹ thì đời nào chúng nó trả ông. Chung quy lại, pháp luật có vẻ đứng về phía bị đơn, không bênh vực những người kiếm tiền bằng may rủi, cờ bạc, giao dịch mua bán bằng nước bọt.

Ấy là tại ở ta nó thế, chứ nếu ở những xứ pháp luật minh bạch, đàng hoàng thì các ông có thể yên tâm vào sự phán quyết của công lý.

30.6.2012
Nguyễn Thông

Ai phải chịu trách nhiệm nếu Trung Quốc mời thầu thành công 9 lô dầu khí trên biển Đông của Việt Nam?

ĐÀO TIẾN THI

Ngày 5-6-1862, Phan Thanh Giản đại diện cho triều đình ký hòa ước Nhâm Tuất cắt ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp. Mặc dù là đại diện cho triều đình, nhưng sau đó Phan Thanh Giản đã bị vua Tự Đức quở trách và Tự Đức giao cho Phan Thanh Giản phải đi chuộc lại 3 tỉnh, coi đó là hành động lập công chuộc tội. Phan Thanh Giản dẫn đầu phái bộ Việt Nam sang Pháp nhưng kết cục việc chuộc đất không thành. Năm 1867, Pháp đánh tiếp 3 tỉnh miền Tây, Phan Thanh Giản thấy sức mình chống không nổi đã giao nốt 3 tỉnh miền Tây cho giặc và sau đó uống thuốc độc tự tử.
Phan Thanh Giản đã tự nhận trách nhiệm để mất Nam Kỳ.
Ngày 20-11-1873, quân Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ nhất, Tổng đốc Nguyễn Tri Phương không giữ được thành đã rút gươm tự vẫn. Nguyễn Tri Phương đã tự nhận trách nhiệm để mất Hà Nội.
Ngày 25-4-1882, quân Pháp tấn công Hà Nội lần thứ hai, Tổng đốc Hoàng Diệu không giữ được thành đã thắt cổ tự tử. Di biểu viết trước khi chết có câu: Thành mất không sao cứu được, thật hổ với nhân sĩ đất Bắc lúc sinh thời. Hoàng Diệu đã tự nhận trách nhiệm để mất Hà Nội.
Trên đây chỉ là một vài tấm gương trong hàng loạt tấm gương tuẫn tiết trong công cuộc chống Pháp cuối thế kỷ XIX. Tất nhiên việc đó ngày nay chúng ta đều hiểu, Phan Thanh Giản, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu,... là bộ phận tiến bộ của triều đình Tự Đức. Trách nhiệm mất nước thuộc về triều đình nhà Nguyễn đứng đầu là Tự Đức. Các nhân vật nói trên thực sự họ cũng đã làm tất cả những gì có thể để cứu nước và khi thất bại họ đã tự nhận lấy trách nhiệm bằng việc quyên sinh.
Giở lại lịch sử gần đây, để mất Hoàng Sa năm 1974, mất Gạc Ma năm 1988 chưa thấy ai đứng ra nhận trách nhiệm.

Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012

Một bài báo hay

Mình là người làm báo nên cứ gặp bài báo hay là thích, và muốn giới thiệu với mọi người. Bài dưới đây, theo mình, rất hay: đạt sự thẳng thắn, khách quan, chừng mực, lý chặt tình sâu.

Ai quan tâm đến vấn đề lùm xùm liên quan đến cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia (VTV) vừa qua thì nên đọc bài này.

Hết việc?

Đọc cái tin này mình cứ bật cười mãi. Chả nhẽ quân dân chính đảng xứ mình lúc này quá rảnh rỗi, hết việc rồi. Hay chống trộm chó chỉ là cái cớ. Kệ, đọc đi:


Diễn tập chống trộm chó

Ngày 28.6, Công an H.Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) cho biết đã tổ chức diễn tập mô hình "dây, gậy, mõ" để bắt kẻ trộm chó tại xã Hành Tín Đông, với gần 1.000 người tham gia. Tình huống giả định là trong đêm khuya, tại nhà một người dân ở xã Hành Tín Đông, sau khi bị chủ nhà phát hiện hô hoán, đánh mõ thì 4 kẻ trộm chó dùng hung khí tấn công.

Nghe tiếng mõ, người dân trong vùng lập tức đến ứng cứu, chốt chặn tại các ngả đường và bắt được 2 kẻ trộm. Sau đó 40 phút, băng trộm cầm mã tấu, tuýp sắt đến giải cứu đồng bọn thì người dân đánh mõ dồn dập, đồng thời báo lực lượng công an huyện đến vây bắt. Theo thượng tá Nguyễn Tất Chuân, Phó trưởng công an H.Nghĩa Hành, mô hình "dây, gậy, mõ" phát huy được sức mạnh của nhân dân trong tấn công trấn áp tội phạm, nhất là nạn trộm chó vào ban đêm.
Hiển Cừ

Bạc nhược

Báo Thanh Niên hôm nay có đăng trang trọng bài: "Việc Trung Quốc chào thầu 9 lô dầu khí thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam: VI PHẠM LUẬT PHÁP QUỐC TẾ" của tác giả luật gia Nguyễn Chương Thanh (xem tại đây) . Thực ra bài viết cũng chả có gì mới so với những thông tin tràn lan trên báo chí, mạng xã hội mấy ngày qua, chỉ liệt kê lại những sự kiện, ít sự phân tích cần thiết để khẳng định thái độ của chúng ta trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Nếu thế thì cũng cứ cho là được đi, nhưng tệ hại ở chỗ, người viết đã kết thúc bài bằng nội dung như thế này (nguyên đoạn):

"Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Trung Quốc, sẵn sàng cùng Trung Quốc thúc đẩy mối quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam hoan nghênh và sẵn sàng mời các công ty nước ngoài, trong đó có các công ty dầu khí Trung Quốc, tham gia hợp tác cùng Tập đoàn dầu khí Việt Nam trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, phù hợp với luật pháp Việt Nam, luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển năm 1982".

Theo nguyên tắc lập luận phổ thông nhất, khi nói "Việt Nam luôn coi trọng..." thì ý tiếp sau phải là "nhưng Việt Nam sẽ kiên quyết giáng trả những hành động khiêu khích, sẽ bảo vệ chủ quyền đến cùng, bằng mọi giá...". Nhưng không, chả biết vị luật gia thay mặt cho ai, chứ theo tôi, dứt khoát không phải là thay mặt cho dân.

Tưởng thể hiện bản lĩnh, sự kiên quyết, thái độ quyết liệt như thế nào trước sự khiêu khích láo xược của bọn xâm lược Trung Quốc, ai ngờ hạ mình xin xỏ, năn nỉ vô cùng yếu ớt. May ở chỗ, đây chỉ là quan điểm cá nhân chứ không phải của nhà nước, của chính quyền. Và buồn, thất vọng ở chỗ, dẫu sao người viết cũng là một luật gia, tức người có học, thậm chí hạng cao trong những người có học. Dân vẫn gọi những người này là trí thức với thái độ tôn trọng. Nhưng trí thức mà bạc nhược, đớn hèn đến mức ấy thì đáng buồn thay.

29.6.2012
Nguyễn Thông

Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012

Nhật ký Đặng Thùy Trâm có bản tiếng Nga


Sau các bản tiếng Anh, Romania, Hàn Quốc, quốc tế ngữ…, bản dịch ra tiếng Nga tác phẩm nổi tiếng Nhật ký Đặng Thùy Trâm đã hoàn thành và sắp ra mắt bạn đọc vào tháng 7 tới. Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng, một người Việt sinh sống tại Nga lâu năm, là người tổ chức việc dịch tác phẩm này cho biết bản tiếng Nga cuốn nhật ký do các dịch giả PGS Anatoly Sokolov (nhà Việt Nam học người Nga) và Lê Văn Nhân chuyển ngữ, NXB Thế Giới chịu trách nhiệm xuất bản, Trung tâm văn hóa Đông Tây lo in ấn, phát hành.

Điều đặc biệt là, được sự tài trợ của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam tại LB Nga, sách in số lượng 3.500 bản nhưng sẽ không bán mà chỉ tặng bạn đọc, nhất là cộng đồng người Việt ở Nga.
(tin đăng trên báo Thanh Niên ngày 28.6.2012)
PGS Anatoly Sokolov (dịch giả, bên trái) và nhà thơ Vũ Xuân Hương

28.6.2012
Nguyễn Thông


Rung chuông

Lời giới thiệu:
Những suy nghĩ ngắn gọn, chất chứa nỗi lòng dưới đây là của anh Đào Tiến Thi- biên tập viên Nhà xuất bản Giáo dục, một người mà tôi rất kính trọng. Anh Thi gửi cho tôi dưới dạng comment trong bài viết, bảo rằng lúc bối cảnh đất nước, dân tình, nguy cơ bị xâm lăng như thế này phải được rung chuông cảnh báo, chỉ sợ trước khi quá muộn. Tôi thấy chỉ cần đăng lại những ý của anh Thi là đã quá đủ. Cám ơn anh Thi và xin tặng anh 2 câu thơ của Đặng Dung: "Quốc thù vị báo đầu tiên bạch/Kỷ độ long tuyền đái nguyệt ma" (thù nước chưa xong đầu đã bạc/gươm mài mấy độ ánh trăng soi).

Rung chuông khẩn cấp
ĐÀO TIẾN THI


Kính gửi anh Nguyễn Thông
Khoảng mấy tháng nay ngày nào em cũng đọc blog của anh, thấy anh là một trí thức luôn quan tâm đến vận mệnh đất nước, và ngày càng quan tâm hơn.
Riêng sự kiện TQ mời thầu khai thác dầu khí nằm sâu trong vùng biển của mình thì em thấy đây là một sự kiện cực kỳ nghiêm trọng. Nếu VN không có biện pháp mạnh thì việc đó sẽ thành hiện thực và điều đó sẽ mở đường cho TQ đi những bước tiếp theo rất dễ dàng.
Điều em cực kỳ lo lắng là mấy ngày qua sự quan tâm của cả "lề Đảng" lẫn "lề dân" là quá ít, quá yếu, kém hẳn sự kiện cắt cáp năm ngoái, trong khi lần này nghiêm trọng hơn nhiều. Phải chăng đến lúc lòng người dân ly tán đến mức mặc kệ nhà nước muốn làm gì thì làm? Nếu đúng như vậy thì việc mất nước là chắc chắn và không còn bao xa.
Nếu anh chia sẻ những ý kiến trên, xin blog của anh rung chuông khẩn cấp.
Đào Tiến Thi

Những bài hát của một thời (38): Ta tự hào đi lên, ôi Việt Nam

Có nhẽ bây giờ đây chính là lúc cần nghe lại bài hát này để tự tin, để hâm nóng tình yêu đất nước.

Ta tự hào đi lên, ôi Việt Nam do nhạc sĩ Chu Minh phổ thơ Hoàng Trung Thông, ra đời sau khi đất nước thống nhất 1975. Bài hát đã thể hiện được khí thế bừng bừng, niềm tự hào vô bờ sau chiến thắng. Nhạc sĩ Chu Minh sinh năm 1931, tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng như Người là niềm tin tất thắng, Ta đi tới những chân trời mới, Hát về những người con trung hiếu, Đường Trường Sơn chiến công gọi chiến công... Ông đã được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Nhiều ca sĩ thể hiện bài Ta tự hào đi lên, ôi Việt Nam từ khi nó xuất hiện trên làn sóng phát thanh đến giờ, có cả những tên tuổi Hữu Nội, Quang Thọ, nhưng không ai vượt qua được NSND Trần Khánh. Và tiếng đàn piano của NSƯT Hoàng Mãnh cũng không dàn nhạc nào qua được.

Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

Giặc vào đến tận trong nhà rồi

Chúng coi mình không ra gì, không thèm đếm xỉa đến chủ quyền lãnh thổ của mình, không thèm quan tâm đến sự phản đối của mình, chúng vứt vào sọt rác cái gọi là "tình hữu nghị truyền thống" mà mình đang hết sức nâng niu. Chúng là bọn lãnh đạo cộng sản Trung Quốc, là giặc, là quân láo xược. Khi chúng cố ý trêu tức, khiêu khích Việt Nam bằng hàng loạt những vụ việc liên tiếp trong thời gian rất ngắn (bắt tàu ngư dân Việt, ra lệnh cấm đánh bắt cá, đưa giàn khoan khủng vào vùng tranh chấp, lập thành phố Tam Sa, mời thầu khai thác dầu khí, thậm chí ngày 26.6 còn lên giọng phản đối việc VN ghép đặt quốc kỳ bằng gốm trên đảo Trường Sa lớn...) thì có nghĩa chúng đã đói lắm rồi, không ẩn mình chờ thời nữa. Dưới đây là một bằng chứng:

Theo lãnh đạo PVN, vùng biển phía Trung Quốc gọi thầu chỉ cách bờ biển Quảng Ngãi 76 hải lý, cách phía bắc Nha Trang 60 hải lý. Khoảng cách gần nhất đến vùng giữa Nha Trang và Phan Thiết chỉ là 57 hải lý. Vùng này cũng chỉ cách đảo Phú Quý 30 hải lý và là nơi được PVN tiến hành các hoạt động dầu khí từ lâu. Năm 2011, tàu Bình Minh 02 cũng bị tàu Trung Quốc cắt cáp trên vùng biển này.

Xin xem kỹ, từ chỗ mà chúng coi như của chúng (9 lô) chỉ cách đảo Phú Quý có 30 hải lý, tức hơn 55 cây số, với ta thì đó là biển gần, ngay cả ngư dân ta đi đánh bắt cá cũng chỉ coi là vùng gần bờ. Nay thì rõ mấy thằng China nuôi cá bè ở vịnh Cam Ranh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thế nào.

Tự dưng cứ chập chờn hình ảnh cha con An Dương Vương quất ngựa chạy vào đến núi Mộ Dạ khi đã muộn.

28.6.2012
Nguyễn Thông
9 lô dầu khí Trung Quốc tự nhận là của chúng nằm ngay trong vùng thềm lục địa Việt Nam (bản đồ TQ công bố, lấy theo nguồn TTXVN)

Hay là họ chỉ nói cho vui

-Ông ơi, cái nghị quyết trung ương 4 về chỉnh đốn có từ hồi nào ấy nhỉ?

-Nỡm cái ông này, tôi có phải đảng viên, có ở trong bộ chính trị đâu mà nhớ, không biết thì cứ vào nhà lão gu gồ tra cứu là ra ngay.

-Ờ ờ, hóa ra từ hồi cuối năm ngoái, ông ạ, lẩu lầu lâu nửa năm rồi. Sao họ chưa triển khai chỉnh đốn như ông tổng bí thư nói hồi bế mạc, hả ông?

-Lại nữa, chắc có gì trúc trắc trục trặc, vướng mắc, nhạy cảm, tế nhị, đụng chạm, phức tạp... nên cứ quy hoạch treo đã.

-Giống như xem bóng đá, hai đội đá câu giờ, chán quá, ông nhỉ.

-Giá mà còn ông en nờ vê e lờ (NVL) nói và làm như ngày xưa có phải dân như chúng mình đỡ chờ đợi dài cổ không.

-Không phải thứ gì họ cũng câu giờ quy hoạch treo đâu. Thế ông không thấy sau khi họ quyết định tăng giá xăng hoặc giảm lãi suất vay tiền của dân là thực hiện ngay tắp lự đó sao.

-Ờ, hay vụ này họ chỉ nói cho vui.

27.6.2012
Nguyễn Thông

Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

Trung Quốc lại cố ý khiêu khích ở biển Đông

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ, việc phía Trung Quốc ngang nhiên mời thầu quốc tế tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là hành động phi pháp và không có giá trị.

Trước việc ngày 23.6.2012, Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc thông báo chào thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, ngày 26.6.2012, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ: "Trước hết cần khẳng định khu vực mà Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc thông báo mở thầu quốc tế nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Đây hoàn toàn không phải là khu vực có tranh chấp".

Ông Lương Thanh Nghị khẳng định việc phía Trung Quốc ngang nhiên mời thầu quốc tế tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là hành động phi pháp và không có giá trị, xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia chính đáng của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 mà chính Trung Quốc là quốc gia thành viên, làm phức tạp tình hình và gây căng thẳng ở biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh Việt Nam cực lực phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ ngay việc mời thầu sai trái trên, không có hành động làm phức tạp tình hình ở biển Đông và mở rộng tranh chấp, nghiêm túc tuân thủ Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc, tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC).
(theo TTXVN ngày 26.6.2012)

Lời hay ý đẹp (10): Tất cả đều là những lời cần nghe

Nghĩ mãi nghĩ mãi, tôi thấy cần quay lại lần nữa cuộc giả nhời phỏng vấn của ông chủ tịch nước Trương Tấn Sang với phóng viên báo Tuổi Trẻ (xem nguyên bài ở đây).

Tôi khen phục tờ báo này đã biết khuấy động bầu không khí dư luận xã hội bằng những nội dung cực kỳ nghiêm túc, đầy tính thời sự, giải tỏa bức xúc của đông đảo nhân dân. 

Tôi, một người dân thường thấp cổ bé họng, chưa hẳn đặt niềm tin vào ông Tư Sang nhưng cách ông giả nhời thẳng thắn, không né tránh thì tôi rất chịu. Ông Sang thể hiện đặc tính Nam Bộ rất rõ nét, không lòe loẹt giả dối như vài anh Nam Bộ mất gốc khác.

Và chịu nhất, là ông ấy biết lắng nghe, chí ít thì ông ấy cũng tự bảo rằng mình biết lắng nghe. Biết nghe nhời "trung ngôn nghịch nhĩ". Ông Sang khác nhiều cấp dưới của ông ở chỗ dù nghe người ta nói dưới góc độ nào ông cũng cứ lắng nghe, tiếp thụ, còn cấp dưới cứ hơi một tí là quy ngay về thế lực chống đối, đề cao cảnh giác, hoặc tìm cách trị đến nơi đến chốn. 

Thưa ông chủ tịch, dân như chúng tôi còn quý chế độ này thì chúng tôi mới góp ý thẳng thắn, chân tình, chứ nếu đã ghét bỏ nó thì chúng tôi bỏ mặc, chả tội vạ gì ôm rơm rặm bụng. Ông cứ nghe và sàng lọc đi, chỉ có lợi thôi.

Chả nói đâu xa, cái "cờ lốc" của tôi đây, tôi viết sai tôi phải chịu trách nhiệm, nhưng giá cấp dưới của ông nghĩ được như ông thì có lợi cho cả nhà nước lẫn nhân dân biết bao nhiêu. Chúng tôi là "tham mưu nhân dân" đấy, ông ạ. Nói khó nghe nhưng mang tính xây dựng, không như đứa ngọt ngào mà phá tận âm mưu.

Chính vì thế, tôi thực sự đồng tình với những lời sau đây của ông (trích nguyên đoạn):
"Tôi không thấy có những lời lẽ nào khó nghe, mà thậm chí tất cả đều là những lời cần nghe. Tôi muốn nghe sự thật chứ không phải đến và mất thời gian để nghe những lời hoa mỹ, không đúng sự thật.

Tôi là đại biểu của dân, phải nghe để hiểu lòng dân đang muốn gì ở Ðảng, ở Nhà nước, ở các nhà lãnh đạo đất nước, ở hiện tại và trong tương lai của đất nước. Với tôi, không có gì lấy làm khó nghe, mà ngược lại thấy rất thích thú. Cái gì đúng cần được ghi nhận, biểu dương. Cái gì cô bác cử tri, báo chí chê trách đúng, cần nghiêm túc tiếp thu, sửa chữa.

Cuộc sống đang diễn ra như thế nào thì cần nói thế đó, không được quy kết thế này thế kia và như vậy không phải là người đại biểu của dân. Những gì dân còn muốn nói với người đại biểu của mình, muốn lãnh đạo biết, hay các phản ánh của báo chí thì suy cho cùng những ý kiến đó cũng nhằm mong muốn phản ánh sự thật, phản ánh những điều nóng bỏng của cuộc sống, mong muốn sớm được giải quyết, chứ không có ý làm cho vấn đề nóng lên hay làm phức tạp thêm".

26.6.2012
Nguyễn Thông

Thứ Hai, 25 tháng 6, 2012

Nói phải củ cải cũng nghe

Đúng ra cái note (ghi chép) này phải xếp vào mục "Lời hay ý đẹp" nhưng mình cứ muốn nó ngắn gọn hơn so với mọi lần. Lâu lâu mới thấy có những người đứng đầu bộ máy cầm quyền nhìn thẳng vào sự thực, nói những lời thẳng thắn, trái ngược hẳn nhiều điều người khác tuyên bố trước đó. Mình chịu ông chủ tịch Trương Tấn Sang ở chỗ ấy.

Khi PV Tuổi Trẻ hỏi về vụ việc bổ nhiệm Cục trưởng hàng hải Dương Chí Dũng, ông Sang bảo:
"Không thể nói là làm đúng quy trình, con người được bổ nhiệm đã hư rồi thì còn nói đúng quy trình gì nữa".
(theo báo Tuổi Trẻ ngày 25.6.2012)

Ông Sang ráng xắn tay trực tiếp giải quyết vụ này (nói đi đôi với làm) cho đàng hoàng chắc sẽ được lòng dân.

25.6.2012
Nguyễn Thông

Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2012

Chốt lại chuyện thích bị lừa hay cố ý lừa

Cứ lâu lâu, "bạn bè" quốc tế dường như sợ người Việt ta ăn không ngồi rồi dễ sinh nghĩ bậy nên lại phong tặng cho xứ mình danh hiệu này chỉ số nọ để mà có cái bàn luận, để sướng, để quên đi những nỗi bần hàn, quên cuộc sống cơ cực, số phận bị thương. Xin cám ơn "lòng tốt" của các "bạn", xin cám ơn.

Lần này "bạn" có nhã ý tặng huân chương hạnh phúc nên rộng rãi, hào phóng cho xứ mình những gần đầu top 5, chính xác là hạng hai, có nghĩa xuýt xoát hạnh phúc nhất thế giới. Chỉ kém có một anh siêu hạnh phúc là... Costa Rica. Phen này cả thế giới phải đến học hỏi Việt Nam, ối ông bà lại mơ ước "sau một đêm ngủ, thức dậy thấy mình thành người Việt Nam" (mà nào biết đêm đó dài vô tận).

Con số

Theo nhà báo Xuân Ba (báo Tiền Phong), hiện toàn tỉnh Nghệ An có hơn 1.000 di tích lịch sử-văn hóa cần được xây dựng, tôn tạo. Nhiều dự án đang chờ tiền, trong đó có: Bảo tồn tôn tạo khu di tích Kim Liên với tổng mức đầu tư 300 tỉ đồng, bảo tồn phát huy khu di tích Xô Viết Nghệ Tĩnh cần 328 tỉ đồng, khu di tích cố Tổng bí thư Lê Hồng Phong 250 tỉ đồng, đền thờ các cụ thân sinh và anh em ruột chủ tịch Hồ Chí Minh cần hơn 200 tỉ đồng. Cộng sơ sơ 4 dự án ấy đã hơn 1.000 tỉ đồng.

Mình không nghe anh cu Xuân Ba nhắc hiện Nghệ An có định xây bao nhiêu trường học, bệnh viện, nhà văn hóa  hay không, chứ mình biết chắc là tỉnh này còn nhiều huyện nghèo lắm, nghèo đến mức không thể nghèo hơn.

24.6.2012
Nguyễn Thông

Tổng biên tập

BÁ TÂN

   Tôi đọc bài của Xuân Ba trên báo Tiền Phong, đúng dịp 21.6. Bài viết giúp tôi hiểu thêm những tổng biên tập một thời làm rạng danh báo chí Việt Nam. Đó là những tổng biên tập đáng được lưu danh cùng thời gian.

   Bài của nhà báo Xuân Ba gợi ý cho tôi viết cái gì đó về tổng biên tập. Tôi có những bạn và người quen đã từng và đang là tổng biên tập. Cuộc đời cầm bút của tôi đã từng chinh chiến với gần 10 tổng biên tập ở những cơ quan báo chí khác nhau. Có người tôi coi như là người anh. Có người làm và chơi với nhau đúng nghĩa là bạn. Có người là đồng chí. Có người như là …

    Con đường nào dẫn đến ngôi vị tổng biên tập?

    Tổng biên tập tồn tại theo kiểu gì?

     Phải là nhà báo mới có thể trở thành tổng biên tập. Thời nay, điều đó không những đương nhiên mà còn là nguyên tắc do đảng quy định. Có một thời, cách đây khá lâu, ai đó vẫn có chân trong ban biên tập mà chưa có thẻ nhà báo. Thời ấy không những bao cấp kinh tế mà còn bao cấp cả về chính trị. Lớp trẻ bây giờ nghe nói đến bao cấp, họ ngơ ngác như là nghe kể chuyện Phạm Tuân bay vào vũ trụ.

Tư liệu quý liên quan đến Phan Thanh Giản

Lời giới thiệu:
Sau khi dư luận lên tiếng phê phán kịch liệt cuốn sách Danh nhân và thời đại (NXB Đồng Nai) bịa đặt, xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ danh nhân, nhất là xúc phạm nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản, đã có nhiều bài báo làm rõ vụ việc. Một người bạn tôi ở LB Nga, nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng cũng rất bức xúc. Anh gửi cho tôi một tư liệu quý của nhà nghiên cứu Trần Giao Thủy (Pháp) về Đoàn sứ giả Việt Nam tại Paris năm 1863, trưởng đoàn (chánh sứ) là cụ Hiệp biện đại học sĩ Phan Thanh Giản.

Về nhân vật nổi tiếng vùng Nam kỳ này, lịch sử đương đại đã có sự nhìn nhận lại để đánh giá đúng đắn, khách quan (sau bao quy chụp một cách hồ đồ, cố ý, nhất là những năm 60-70 thế kỷ trước ở miền Bắc). Tôi nghĩ rằng cái gì của lịch sử phải trả lại cho lịch sử, mà việc đầu tiên là khôi phục lại tên đường Phan Thanh Giản tại những đô thị lớn hoặc ở quê hương ông (thị xã Vĩnh Long). Điều này, chính quyền Sài Gòn trước kia rõ ràng tiến bộ hơn chính quyền cộng sản hiện thời.
Nguyễn Thông

Đoàn sứ giả Việt Nam tại Paris năm 1863
TRẦN GIAO THỦY

Năm 1863, vua Dực Tông (Tự Đức) cử quan Hiệp biện Đại học sĩ Phan Thanh Giản làm Chánh sứ sang Pháp thương nghị về việc xin chuộc ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường đã nhường đứt cho Pháp năm trước đó trong khoản 2, Hòa ước Nhâm Tuất 1862.

Trong dịp này, rất một số nhân vật của đoàn sứ giả Việt Nam có ảnh chụp tại Paris. Có lẽ đây là lần đầu tiên một đoàn ngoại giao nước Việt Nam được chụp ảnh; những hình ảnh này mang tính khoa học nhiều hơn là ngoại giao hay chính trị. Hình chụp quan chánh sứ Phan Thanh Giản, tương đối khá phổ quát trong sách in cũng như trên mạng. Bài viết sau đây nhằm giới thiệu môt số hình ảnh trong bộ ảnh đã số hóa của Thư viện Quốc gia Pháp. Đây là một phần ảnh chụp của tác giả Jacques-Philippe Potteau trong Bộ ảnh Nhân chủng học do Thư viện ảnh của Viện bảo tàng Nhân loại (Paris) phát hành trong khoảng 1860-1869. Đa số trong năm trăm tấm do Jacques-Philippe Potteau chụp là ảnh bán thân chụp nghiêng và chụp trước mặt. Một số nhỏ là ảnh chụp người mặc quốc phục hay triều phục bản xứ.

Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2012

Bọn Trung Quốc lì thật

Trước thông tin phía Trung Quốc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" với phạm vi quản lý bao gồm huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam) và huyện đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng, Việt Nam), lãnh đạo hai tỉnh, thành phố trên đã lên tiếng phản đối quyết định trên của phía Trung Quốc.

"Chúng tôi kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ quyết định sai trái và phi pháp này, không có thêm hành động làm tổn hại đến quan hệ hai nước, tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước và tình cảm của nhân dân tỉnh Khánh Hòa"- Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa, ông Nguyễn Chiến Thắng tuyên bố.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng, ông Văn Hữu Chiến tuyên bố: "Quyết định này đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và không có giá trị về pháp lý. Chúng tôi kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ quyết định sai trái và phi pháp này, không có thêm hành động làm tổn hại đến quan hệ hai nước, tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước và tình cảm của nhân dân thành phố Đà Nẵng".
(theo TTXVN)

Trong bản tin trên, chúng ta gặp lại cách diễn đạt quen thuộc "cái gọi là" của báo chí, truyền thông Việt Nam nhưng lần này dành cho "các bạn" Trung Quốc. Mong rằng từ nay cụm từ mỉa mai trên được sử dụng đúng chỗ như vậy.

Nghe hai bác tỉnh trưởng, đô trưởng (tên cùng có chữ Chiến) tuyên bố, thấy lời lẽ mạnh bạo, quyết liệt hơn anh Lương Thanh Nghị, có nhẽ anh Nghị còn trẻ người non dạ, chưa từng trải bằng hai bác ấy (thì mình cứ nghĩ thế).

Gì thì gì, mình là công dân nước Việt, mình cứ ủng hộ hai bác quan đầu tỉnh cái đã.

Bọn Trung Quốc phản ứng cũng rất mạnh. Cả nhóm Hồng Lỗi, Lưu Vi Dân, Khương Du đang liên tiếp xoang xoảng "tả yue nán", bộ Ngoại giao nó còn láo toét triệu tập ông đại sứ Nguyễn Văn Thơ của ta đến cảnh cáo (thầm mong ông Thơ đừng đến, không đến cho nó bẽ mặt). Nay chúng ta đòi nó "không có thêm hành động làm tổn hại quan hệ hai nước", nhưng nếu nó cứ làm tổn hại nữa thì sao nhỉ. Trông đợi bọn bành trướng xâm lược Bắc Kinh ngưng gây tổn hại, theo mình, là hy vọng hão huyền. Phải rắn như Philippines cơ.

Chả biết anh em học khóa tàu ngầm đã về nước chưa? Mong quá.



23.6.2012
Nguyễn Thông

Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

Ở phố Hàng Song thật lắm quan

Thành thì đen kịt, đốc thì lang
Chồng chung vợ chạ kìa cô bố
Đậu lạy quan xin nọ chú hàn
(Trần Tế Xương)

Thời ấy bộ máy nhà nước song trùng, tam trùng, tứ trùng gì chả biết, chỉ thấy cụ Tú thở vắn than dài sao mà lắm quan thế. Quan lắm thì nặng gánh dân, dân còng lưng cõng quan, nuôi quan. Quan lắm thì ông này nhìn ông kia, ghen tị, kèn cựa, đùn đẩy, rút cục đi lên chửa thấy, chỉ rặt đi xuống.

Mình cứ nghĩ hậu sinh sướng hơn cụ Tú, được sống vào thời ít quan nhiều dân, ai ngờ đọc cái tin vắn bé tí xíu dưới đây, tự biết mình nhầm. Chẳng những lắm, mà tuyền quan to. Cứ hàm trưởng ban được coi tương đương bộ trưởng, phó trưởng ban tương đương thứ trưởng thì ối giời ôi, ở xứ này ra ngõ gặp thượng thư. Quan càng to, lương bổng càng cao, ngân sách chi càng lớn, dân đóng góp càng nhiều.

Bản tin của nhà báo Sáu Nghệ trên trang 2 báo Tiền Phong ngày 22.6.2012 (đoạn trích): "Ban Bí thư T.Ư Đảng vừa có quyết định quy định Phó trưởng ban thường trực (Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ) hưởng lương chức vụ như bộ trưởng, trưởng các ban Đảng ở T.Ư".

Cụ Tú ơi, chúc mừng cụ không đơn độc thở than.

22.6.2012
Nguyễn Thông






Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Điểm tin 21.6

Quốc hội thông qua luật Biển
Giá xăng giảm tiếp bảy trăm
Nổ mìn tiệm vàng Hà Nội
Làng báo hân hoan tưng bừng

Diễm My (trẻ) lộ ảnh nóng
Hồng Lỗi giận dỗi nói càn
Dưới 9 triệu được miễn thuế
Vẫn căng vụ bãi đá ngầm

Cường đô la khoe quý tử
Bà Diệp bạch Dương "khóc" thầm
Tướng Trần Thanh bị xử lại
Cờ lốc Xuân Diện tái sinh

Đồng Nai bắt hai tên cướp
Chúng đang ở độ tuổi teen

21.6.2012
Nguyễn Thông

Hoàng Sa của Việt Nam!

Chiều nay, kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa 13 đã hoàn thành việc cực kỳ trọng đại, thỏa lòng mong ước của gần 90 triệu con dân nước Việt. Đó là:
Thông qua luật Biển Việt Nam, trong đó xác định chủ quyền thiêng liêng, bất di bất dịch của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vấn đề này đã được long trọng, thành kính ghi ngay tại điều 1 của luật.

Là một công dân Việt Nam, tôi chân thành cám ơn quốc hội đáp ứng được nguyện vọng bức thiết của dân chúng.

Tôi xin hô to: HOÀNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM!

Bọn Trung Quốc xâm lược phải trả lại ngay Hoàng Sa cho Việt Nam.

 Tuần tra trên đảo Trường Sa Đông (ảnh: Nguyễn Công Khanh). Mai mốt chúng ta sẽ tuần tra trên đảo Hoàng Sa.

21.6.2012
Nguyễn Thông

Chí phải

Bữa ni 21.6 là ngày được định danh Ngày báo chí cách mạng Việt Nam. Nhiều người viết về nó quá rồi, mình cũng định a dua, kể lại những ngày lặn lội nơi vùng bãi Tiên Lãng hồi đầu tháng 2, nhưng bớt đi cho người đọc đỡ nhọc mình. Chỉ xin kỷ niệm bằng vài dòng ngắn ngủi, còn chất lượng đến đâu tùy bà con suy xét.

Đây là lời phát biểu của Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại buổi gặp cán bộ, phóng viên tạp chí Cộng sản ngày 9.6, nhân kỷ niệm ngày báo chí cách mạng Việt Nam:

"Sức hấp dẫn của báo chí là nói đúng sự thật".
(bản quyền câu nói này thuộc về Nguyễn Phú Trọng)

Đề nghị các nhà báo thực hiện nhời căn dặn của Tổng bí thư, chứ đừng có như 3 ông linh trưởng này.


21.6.2012
Nguyễn Thông

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

Sự im lặng của bầy cừu

Tự dưng mình lại nhớ đến bộ phim Mỹ có tên "Sự im lặng của bầy cừu".
Lại nhớ giáo sư Ngô Bảo Châu cũng từng nói cái gì cừu cừu cách nay chưa lâu.

Hôm qua, nhờ có tờ báo Sài Gòn tiếp thị (xem ở đây) mà một số người mới được biết có những trò chơi tại khu giải trí vốn được phong là thiên đường Vinpearl Land, cực kỳ nguy hiểm (nói thêm: mặc dù đang trong hoàn cảnh rất khó khăn về nhiều mặt nhưng báo SGTT luôn có những bài xuất sắc, ví dụ là tờ báo đầu tiên cảnh báo chuyện người Trung Quốc nuôi cá bè ở vịnh Cam Ranh). Đáng lý báo chí phải đồng loạt phản ánh vụ này để Vinpearl Land chấn chỉnh, để người dân phòng ngừa... thì gần như tất tần tật im hơi lặng tiếng (trừ SGTT như đã nói, sau mấy tiếng đồng hồ thì bản điện tử báo này cũng lột bài). Gớm cho uy lực đồng tiền. Chả nhẽ tiền có thể biến mọi thứ thành cừu.

Ví dụ trên chỉ là một trong muôn một.

Đành phải véo von thơ Tố Hữu:
"...Ngát xanh bờ liễu vút hàng dương
Trắng phau nội cỏ cừu phơi tuyết
Ngào ngạt đồng xuân mịn phấn hường"
Ai mà chả biết kiểu thơ của bác Lành. Mấy thứ bờ liễu, hàng dương, nội cỏ, đồng xuân, phấn hường đều không có thật, chỉ cừu là thật mà thôi.

21.6.2012
Nguyễn Thông

Thái điên

Xứ ta có lắm ngày cúng giỗ. Quanh năm suốt tháng đèn nhang, nhộn nhịp tưng bừng. Ngành ngành, nhà nhà, nơi nơi tíu ta tíu tít hết kỷ niệm này đến tưởng nhớ nọ. Năm chẵn làm mâm to, năm lẻ bày mâm nhỏ. Vui, nhưng tốn kém, hình thức quá chừng.

Ngày mai, tức 21.6, báo giới cách mạng được nhà nước phân bổ cho làm ngày giỗ thường niên. Một số vị được mời bày tỏ những lời có cánh. Năm nay cũng thế, có nhà báo Nguyễn Hồng Thái.

Ông Thái suýt soát quan năm, cấp hàm thượng tá, chức Phó tổng biên tập báo Công an nhân dân (trước ông là Tổng thư ký tòa soạn, mới được bổ nhiệm Phó tổng, thay đại tá Lưu Vinh về hưu). Ngồi ghế đó, làm đến chức ấy thì chắc ăn nói kín kẽ, cẩn trọng lắm. Vậy mà không.

Chả biết ông Thái định chào mừng ngày Báo chí cách mạng kiểu gì mà dám hùng hồn tuyên bố "Thư ký tòa soạn như một chiếc... nắp cống". Thưa ông thượng tá, ông có biết cống thường dùng để làm gì không? Trong cống chứa thứ gì không? Ông ví thế chả khác bảo rằng nền báo chí cách mạng là hệ thống cống, mỗi tờ báo nhà nước là một cái cống, bởi thư ký tòa soạn- những người gác cửa tờ báo ấy, theo ông, là nắp cống rồi. Chết, chết, làm to như ông mà phát ngôn nhố nhăng, quàng xiên vậy thì bỏ mẹ bạn đọc. Ông trung tướng Hữu Ước mà nghe được ông quăng nổ như vậy thì đời ông toi, vừa lên chưa ấm chỗ đã nghẹn ngào ra đi.

Ai không tin chuyện ông phó tổng, thượng tá Nguyễn Hồng Thái "lời hay ý đẹp" thì hãy đọc báo Nhà báo và công luận (cơ quan trung ương Hội nhà báo Việt Nam, số gộp 25-26, ra ngày 15.6.2012, trang 16, 17). E ngại bạn đọc khó kiếm tìm (bởi tờ báo này... hiếm lắm, chả mấy ai đọc), nhà cháu xin cung cấp mấy tấm ảnh làm bằng cớ.

Có một người bạn làm thư ký tòa soạn bảo với nhà cháu rằng "Thái điên, nó muốn làm nắp cống thì cứ làm, đừng gộp chúng tớ vào".


20.6.2012
Nguyễn Thông


Mối nguy tại thiên đường Vinpearl Land

Chơi xe trượt núi Vinpearl Land, ba người bị vỡ ruột  
SGTT.VN - Ngày 19.6.2012, ba du khách bị tai nạn khi chơi xe trượt núi tại khu du lịch Vinpearl Land (Nha Trang, Khánh Hòa) vẫn đang nằm điều trị tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa. Theo một bác sĩ khoa Ngoại tổng hợp của bệnh viện, ba nạn nhân đều bị một lực tác động rất mạnh vào vùng bụng khiến hai người bị vỡ ruột và một người bị vỡ đại tràng.

Cần kiểm tra lại tính an toàn của trò chơi Alpine Coaster tại Vinpearl Land. 
Ông Đặng Thanh Thủy, tổng giám đốc công ty cổ phần Du lịch Vinpearl Land, thừa nhận việc du khách bị tai nạn khi chơi trò Alpine Coaster tại Vinpearl Land. Theo ông Thuỷ, đây là tai nạn đáng tiếc, do du khách không tuân thủ đúng các quy định đặt ra cho trò chơi. Alpine Coaster là trò chơi cảm giác mạnh vừa đưa vào hoạt động ngày 30.4.2012.
Chị Nguyễn Thị Oanh (38 tuổi, trú tỉnh Nghệ An) - một trong ba nạn nhân - kể: “Lúc 18 giờ ngày 11.6, tôi lên làn trượt và trong khi đang trượt thì người chơi phía trước bất ngờ dừng lại, tôi liền kéo mạnh hệ thống thắng và do thắng gấp nên bị dây an toàn của xe trượt siết mạnh vào bụng". Theo hồ sơ bệnh án, chị Oanh bị vỡ ruột non do co thắt mạnh ở phần bụng. Tương tự, anh Hoàng Gia Ninh, sĩ quan quân đội, nạn nhân thứ hai, cũng bị dây an toàn của máng trượt siết mạnh vào bụng khi thắng gấp máng trượt, làm thủng hai lỗ ở ruột non, xước đại tràng vào ngày 7. 6. Nạn nhân bị nặng nhất - vỡ đại tràng - là chị Tạ Thị Tuyết (47 tuổi, trú tỉnh Nam Định) cho biết chị bị tai nạn vào sáng 1.6 khi đang chơi trò chơi trên do bị người đi máng trượt từ phía sau tông mạnh vào.
Sau tai nạn, dù phía Vinpearl Land lập tức đưa nạn nhân đi cấp cứu nhưng thân nhân của chị Oanh vẫn bức xúc: “Lẽ ra sau trường hợp bị tai nạn đầu tiên họ phải chủ động đưa ra các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho người chơi, thậm chí phải cho ngưng trò chơi này!” Cũng theo người nhà của chị Oanh, sau tai nạn, đại diện của Vinpearl Land đã đưa cho gia đình hai triệu đồng vào tối 12.6 và cho biết đó là tiền bồi dưỡng, ngoài ra, do đã mua bảo hiểm cho trò chơi, nên theo người đại diện của Vinpearl Land, các chi phí khác sẽ do phía bảo hiểm chi trả.
Sau ba vụ tai nạn, nhiều du khách đề nghị cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa cần khẩn trương kiểm tra lại tính an toàn của trò chơi nêu trên.
Lan Hương
(theo báo Sài Gòn tiếp thị ngày 20.6.2012, http://sgtt.vn/Thoi-su/165242/Choi-xe-truot-nui-Vinpearl-Land-ba-nguoi-bi-vo-ruot.html)
Chị Nguyễn Thị Oanh (38 tuổi, trú tại Nghệ An) nạn nhân Vinpearl Land, đang được điều trị do bị vỡ ruột

Người tốt ở quanh ta

Tài xế taxi trả lại 400 triệu đồng cho khách

(TNO) Ngày 19.6, Công ty cổ phần taxi Sân Bay (Saigon Air) đã lập biên bản bàn giao toàn bộ hành lý bị thất lạc gồm 400 triệu đồng tiền mặt và nhiều tài sản giá trị cho người bị mất.

Trước đó, chị Nguyễn Thị Minh Thu (42 tuổi) và con gái Trần Thị Diễm Sương (17 tuổi) đáp chuyến bay từ Kon Tum đến ga quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất lúc 9 giờ 50 phút ngày 19.6.
Sau đó, hai người đón taxi của Saigon Air, số tài 927 do tài xế Trần Văn Quí chở về đường Phạm Văn Bạch, P.15, Q.Tân Bình.
Sau khi xuống xe, hai vị khách đã để quên một túi xách, trong đó có 400 triệu đồng, một máy tính bảng iPad, một máy quay phim HD Sony, một máy massage, và một số vật dụng cá nhân khác.
Tài xế taxi tự nguyện trả lại 400 triệu đồng và nhiều tài sản cho khách 1
Tài xế tốt bụng Trần Văn Quí
 
Sau khi trả khách, tài xế Quí quay về sân bay, vệ sinh xe để chuẩn bị đón lượt khách mới thì bất ngờ phát hiện túi xách trên.
Anh Quí liền liên hệ với tổng đài để tìm khách hàng trả lại. Nhưng khách hàng không để lại số điện thoại nên tổng đài không thể nào liên hệ được.
Về phía khách hàng, sau khi xuống xe, vì quá mệt nên đã ngủ, sau đó đi ăn trưa và không nhớ hành lý mình đã mất.
Đến khi phát hiện ra, khách lại không nhớ là quên ở đâu đành gọi thử đến đường dây nóng của Saigon Air để "cầu may". Không ngờ bác tài tốt bụng vẫn giữ số tiền và tư trang để chờ trả cho khách.
Được biết, anh Quí đã lái xe tại hãng Saigon Air hơn 4 năm, đã nhiều lần gửi trả lại tài sản cho khách hàng để quên.
Tin, ảnh: Đình Mười - Xuân Tài
(theo báo Thanh Niên ngày 20.6.2012)

Điểm tin lúc nửa đêm

Suốt ngày bận bịu chả ngơi
Thôi thì khuya khoắt ráng ngồi điểm tin

Lã Thanh Huyền ngày càng trắng nõn
Quốc hội thông qua nhõn... 5 điều
Tràn lan táo độc xứ Tàu
Báo Đại đoàn kết âu sầu ủ ê

Vụ tiêu cực Bắc Giang xử nhẹ
Thi làm chi khoe mẽ sự đời
Từ nay thỏa sức rong chơi
Nghỉ đẻ 6 tháng, tết tươi 5 ngày

Chín học sinh đạt điều kỳ diệu
Môn văn kia ai chịu điểm mười
Thu Minh hối hận sụt sùi
Xin chừa hở nách trêu ngươi công quyền

Dầu khí quên lãi ròng ngàn tỉ
Chuyện nhỏ mà, hỡi "chị" Như Phong
Báo Quân đội thích bạn vàng
Mở ngay trang web tràn lan chữ Tàu

Gỗ lâm tặc chạy đâu chả chạy
Lại đậu ngay vào trại bí thư
Đô tăng, vàng nhích tí ti
Myanmar sắp thả tù đợt hai.

19.6.2012
Nguyễn Thông



Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

Báo Đại Đoàn Kết - SOS

Giới thiệu:
Tôi chơi với anh Hữu Nguyên đã lâu, thỉnh thoảng mới gặp nhau, không thân lắm nhưng biết anh là người giỏi nghề, viết sắc sảo, kỹ càng, rất tâm huyết với nghề và tờ báo mà anh phục vụ. Nay phải đọc những bộc bạch của anh, hiểu rằng sức chịu đựng của con người có hạn; với Hữu Nguyên, phải nói ra là chẳng đặng đừng. Trường hợp báo Đại Đoàn Kết, giờ mới "bức xúc" thế này kể cũng quá muộn.
-----
Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam năm nay không viết bài báo nào về trách nhiệm xã hội của người làm báo như mọi khi mà phải viết bức thư đau xé lòng này. Chuyện trong nhà nát như tương tàu còn lòng dạ nào mà đao to búa lớn, “chém gió” chuyện xã hội nữa đây? Bức thư như là một lời tâm sự buồn khi nghĩ về số phận và tương lai của một tờ báo có truyền thống hết sức vẻ vang của nền Báo chí Cách mạng Việt Nam. [HN]




TP. Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 6 năm 2012

Kính gởi: Ông Huỳnh Đảm (Chủ tịch UBTƯMTTQVN)

Đồng kính gởi:
- Ông Lê Bá Trình (Phó Chủ tịch, phụ trách khối báo và tạp chí);
- Bà Bùi Thị Thanh (Phó Chủ tịch, phụ trách khối tổ chức cán bộ);
- Ông Hà Văn Núi (Phó Chủ tịch, Chủ tịch Công đoàn cơ quan MTTQVN);
- Ông Trần Hoàng Thám (Phó Chủ tịch, phụ trách khối công tác phía Nam).

Kính thưa Quý vị lãnh đạo,
Tôi là Hữu Nguyên, hiện đang là Phó trưởng Ban Đại diện tại TP. HCM báo Đại Đoàn Kết, nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, tôi xin phép gởi tới Quý vị lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBTƯMTTQVN) một vài băn khoăn, lo ngại về tình hình báo Đại Đoàn Kết, một trong những tờ báo hàng đầu, có bề dày lịch sử và truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng Việt Nam.

Để không làm mất nhiều thời gian của Quý vị, tôi xin phép đi thẳng vào vấn đề. Đó là sự lo ngại và cảnh báo về  tình trạng hiện nay của báo Đại Đoàn Kết đã và đang trở nên vô cùng tồi tệ về nhiều mặt, mà trách nhiệm  thuộc về người đứng đầu là Tổng Biên tập Đinh Đức Lập. Những bức xúc và lo lắng này thực ra không chỉ của riêng tôi, mà đang là tâm trạng chung của hầu hết cán bộ, phóng viên, biên tập viên và nhân viên đã từng làm việc, đang làm việc với tự trọng nghề nghiệp chân chính của người làm báo, trân trọng bề dày truyền thống vẻ vang của tờ báo thuộc Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam (MTTQVN) và đang gắn bó số phận của bản thân cũng như của gia đình mình với báo Đại Đoàn Kết. Do vậy, kính mong Quý vị vui lòng dành một ít thời gian quý báu quan tâm tới những vấn đề bức xúc đang gây quan ngại cho số đông tập thể báo Đại Đoàn Kết, về sự tồn vong của tờ báo cũng vừa là một cơ quan của UBTƯMTTQVN. Bởi, sự hưng vong của báo Đại Đoàn Kết cũng ảnh hưởng lớn đến uy tín chính trị của MTTQVN.

Thứ Hai, 18 tháng 6, 2012

Bọ Lập được quyền tuyên bố

NGUYỄN QUANG LẬP

Mấy hôm nay thấy dân mạng bàn tán chuyện ông Lê Thăng Long nào đấy với lời kêu gọi " Con đường Việt Nam" nhưng tui không quan tâm. Tui ít khi phải chịu mất thời gian về những chuyện đại loại như vậy. Hôm nay vào FB bất ngờ thấy tên mình trong DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC MỜI THAM GIA SÁNG LẬP (Tại đây), thật quá ngạc nhiên.Quái lạ. Có ai mời mình tham gia gì đâu mà mình lại có tên trong danh sách đó?

 Chợt nhớ cách đây mấy hôm, tui có nhận được email của ai đấy ( hình như của ông Lê Thăng Long thì phải) gửi đến bản kêu gọi "Con đường Việt Nam". Tui tưởng người ta gửi nhờ đăng, biết ngay đó là món gì rồi nên không hề đọc chữ nào tui cũng đã reply tức thì:" Cảm ơn bác nhưng bài không phù hợp với Quê choa". Cũng ngay tức thì tui cho cái email đó vào spam.

Té ra đó là lời mời của ông Lê Thăng Long a, chết cười!

Tui không biết ông Lê Thăng Long là ai, ổng muốn gì, con đường Việt Nam của ổng là cái quỉ gì tui cũng không thèm biết. Nhưng qua cách ổng đối xử khá hồ đồ với tui như vậy cũng đủ biết ổng là ai rồi.

Tui viết văn làm báo một mình, chơi blog cũng một mình, không muốn không cần và không thèm kéo bè kết cánh với bất kì ai. Là nhà văn nên tui chỉ thích một mình đối diện với trang giấy của tui thôi. Thời trẻ đã không thích kéo bè kết cánh, ở bất kì cơ quan nào cũng không bao giờ chơi món bè phái, nay già rồi, sức tàn lực kiệt rồi còn đi "đoàn kết" với ông Lê Thăng Long, có mà điên!

Nay tui tuyên bố: ông Lê Thăng Long hãy bỏ tên tui ra khỏi danh sách của ông ngay! Chớ có bảo ông thích mời ai thì cứ tương tên người ta vào danh sách, đó là cách làm hồ đồ và vô sỉ!

Đó, tui tuyên bố như rứa đó!

------

Lời nhắn của bác Phan Hồng Giang:" Đã được biết về cái gọi là "Con đường VN" từ mấy ngày nay, nhưng tôi không hề quan tâm đến loại trò mèo này. Tình cờ hôm nay, 17/6, qua blog Huỳnh Ngọc Chênh, tôi mới thấy tên mình trong Danh sách mời tham gia Con đường VN.Với cảm giác khó chịu bực mình của người đang ngồi trong quán thanh thản nhâm nhi tách cà phê buổi sớm bỗng dưng bị quấy rầy bởi lời mời mọc ... mua vé số hay đánh giầy chi đó, tôi  xin thông báo rằng tôi không biết, không liên quan đến cái gọi là "Phong trào Con đường VN" này, và đương nhiên yêu cầu  vị nào khởi xướng ra trò này rút bỏ tên tôi ra khỏi Danh sách mời tham gia sáng lập nó . - Phan Hồng Giang ".

(theo quechoa.info)

Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2012

Bị vây trong chùa

Xin đọc cho kỹ, không phải là "Vây giữa tình yêu" như Blaga Dimitrova nhé. Nếu được thế thì quá tốt, ai cũng muốn, chả thắc mắc, giãy đành đạch làm gì.

Mình có hai người quen (không dám tự tiện gọi là bạn bởi sợ mang tiếng thấy người sang bắt quàng làm họ), đều ít tuổi hơn (đơn giản vì mình đẻ trước) nhưng mình rất đỗi khâm phục, kính trọng. Một người là bọ Lập, nhà văn Nguyễn Quang Lập, người của công chúng, mình luôn xem như bậc đàn anh về mọi mặt; người kia là nhà báo Mai Thanh Hải, một tay làm báo có sừng có mỏ, mình còn xơi mới theo được hắn, nhất là nghề nghiệp. Hai vị này chỉ cần một ngày vắng bóng trên mạng miếc thì dân Nam ta quả nhiên chịu thiệt thòi vì đói thông tin dân chính thống.

Cả hai đều là người hiền, những con quạ trắng giữa bầy quạ đen.

Ấy vậy mà tự nhiên cứ sôi sùng sục, giãy như đỉa phải vôi. Hà cớ gì mà người hiền đột ngột phá cách làm vậy? Thì ra hai vị phát hiện bản thân "bỗng dưng có tên" trong bản danh sách giời ơi của ông Lê Thăng Long nào đấy, mang cái tên quá khớp: Con đường Việt Nam. Mình lấy làm lạ, bèn vào cả trang Basam lẫn BBC (báo chí của đảng, nhà nước không chịu đăng) coi con đường đó là thứ quái gì mà hiền nhân như hai ông Lập, Hải cũng phải không muốn dây với hủi (xem đâyxem đây). Mới đọc vài chữ, dập ngay, phỉ phui nhà ông Lê Thăng Long (hoặc núp bóng ông Long) nhá, vớ vẩn, mất thời gian người ta nhá. Lại xem cái "bản danh sách điệp viên" (xem ở đây) thì đúng rành rành có tên hai quý ông Nguyễn Quang Lập, Mai Thanh Hải thật, nhưng khổ nỗi, tưởng được đứng chung đội ngũ với ai, xem kỹ thấy quá nhiều ni cô, sư nữ tu ở chùa này, tịnh xá nọ. Chả hiểu mấy người đàn bà đã thoát tục, đi tu ấy họ sẽ làm gì cho "Con đường Việt Nam" mà ông Thăng Long cũng chịu khó mời nhỉ. Chỉ khổ lão Lập, lão Hải bị vây trong chùa, tịnh xá.

Thương hai lão, xin phép chú Lía mà nhại rằng:

Chiều chiều én liệng truông Mây
Cảm thương bọ Lập bị vây trong chùa.

Chiều chiều én liệng truông Mây
Thương Mai Thanh Hải bị vây trong chùa.

18.6.2012
Nguyễn Thông


Vui thế hôm nay

Hôm nay có hai chuyện cười
Nghe xong mà cứ rụng rời chân tay

Thứ nhất là chuyện tếu hài
Bỗng đâu nảy nòi danh sách yếu nhân
Đem ra gắn mác Việt Nam
Con đường con hẻm, con chằn con tinh.

Thứ nhì là chuyện xứ mình
Người dân hạnh phúc nổi danh cõi ngoài
Hạng hai thế giới, ơn trời
Kiếp sau em ứ làm người... hạng hai.

17.6.2012
Nguyễn Thông

Nghĩ vụn những điều không vụn

1. Cái hồi mình còn vào được facebook, mỗi lần còm măng với bạn Đỗ Thu Hà (nhà báo Thu Hà, báo Tuổi Trẻ) mình lại tiếp thụ ối điều hay. Y thị là tay phóng viên văn nghệ có phong cách riêng mình phục nhất xưa nay. Lần ấy vào "nhà" bác Lâm Mỹ Dzung (khảo cổ, chị cả của Lâm Hiếu Dũng đồng nghiệp cơ quan mình), đọc ngay những lời còm thật sắc sảo của Hà, nhất là nghe thị trích mấy đoạn thơ bài Vườn trong phố của Lưu Quang Vũ ra, mình xúc động thật sự. Chỉ những kẻ nào từng có "vườn trong phố" mới thấm thía hết cái hay từ bài thơ này. Mình còm bảo Hà, nếu thủ đô cần dựng tượng văn nghệ sĩ thì người đầu tiên trong danh sách phải là Lưu Quang Vũ. Hà đồng ý liền, thậm chí còn tả bức tượng đó phải là người đàn ông cao khoảng 1,66m, nụ cười hiền lành, dáng đi hơi khòm khòm...
Anh Vũ mất tháng 8.1988 năm 40 tuổi, nay đã gần tròn 24 năm. Người Hà Nội cứ than như vạc không gian văn hóa thủ đô đơn điệu, thiếu tượng đài, thiếu những dấu ấn lưu lại sâu đâm trong lòng du khách. Vậy thì tại sao chả nghĩ đến dựng tượng danh nhân văn hóa nhỉ. Hay còn đợi chờ nhiều cửa xét duyệt? Mà này, nếu được duyệt, tượng ai thì mình chả quan tâm, còn với tượng Lưu Quang Vũ, xin các nhà điêu khắc cứ theo phương pháp cổ điển tả chân, đừng gồ ghề góc cạnh, đừng ước lệ tượng trưng gì nhé, đừng như nhan nhản tượng khắp nước hiện nay, cứng quèo quèo, khó coi lắm.

2. Kiến thức về âm nhạc của mình chắc chỉ bằng đứa mới học i tờ nhưng không vì thế mà mình không thích nhạc Trịnh Công Sơn. Mình vẫn luôn coi ông Sơn là ông hoàng ca khúc Việt Nam, bất kể về tình yêu, chiến tranh, cách mạng... đều dạng đỉnh. Trước 1975, bọn mình ở miền Bắc hầu như không biết gì về Trịnh Công Sơn, bởi nghe đài địch là một trọng tội, có thể bị đi tù chứ chẳng đùa. Những bài hát của ông quá hay, đến nỗi những năm đầu tiên sau giải phóng gần như có cả hội chứng mê Trịnh Công Sơn. Mê đến mức chỉ nghe Trịnh Công Sơn-Khánh Ly chứ không còn thèm biết đến ai khác. Một anh lớn tuổi đồng khóa với mình, anh Bùi Văn Trọng Cường là tay mê nhạc cự phách, cứ mỗi lần vào Sài Gòn, chỉ kịp quăng chiếc ba lô vào nhà mình là tót ra ngay mấy cái ki ốt trên đường Nguyễn Huệ hoặc dãy sạp đường Huỳnh Thúc Kháng để tăm tia Trịnh Công Sơn-Khánh Ly. Mình đi Hà Nội, anh giao nhiệm vụ phải mua cho bằng được băng cát sét Sơn Ca 7 gửi ra. Mình bị lây bệnh mê Trịnh Công Sơn cũng một phần do anh Cường.
Đành rằng ông Sơn là nhạc sĩ miền Nam nhưng điều đáng quý ở chỗ sau 75 nhiều người bỏ nước ra đi (mình chả trách gì những người này) nhưng ông Sơn ở lại. Ông vẫn viết, vẫn hay, dù không hay bằng trước. Ông phục vụ đất nước và nhân dân theo phong cách của ông. Những bài Huyền thoại mẹ, Em ở nông trường em ra biên giới, Em là hoa hồng nhỏ, Nhớ mùa thu Hà Nội, Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui, Quỳnh hương, Thành phố mùa xuân, Chiều trên quê hương tôi, Mẹ đi vắng... một thời vang trên các làn sóng phát thanh, truyền hình, sân khấu ca nhạc càng làm công chúng thêm yêu mến nhạc sĩ tài hoa.
Trong rất nhiều đợt xét tặng giải thưởng Nhà nước và giải thưởng Hồ Chí Minh, gần như chả ai quan tâm đến Trịnh Công Sơn. Đương nhiên một người như Trịnh thì không có chuyện làm đơn xin xỏ. Hay là người ta cạch cái lý lịch nhạc sĩ chế độ cũ để gác ông ra rìa? Như một đứa con ghẻ. Không có bất cứ giải thưởng nào ghi nhận những cống hiến xuất sắc của ông cho đất nước này, chế độ này. Một người bạn tôi còn bảo hình như ông cũng chả được huân huy chương gì. Vừa rồi thấy Bạch Tuyết, Ngọc Giàu, Kim Cương, Lý Huỳnh được tặng NSND mình lại nhớ đến ông. Tội nghiệp Trịnh Công Sơn. Lại có ý kiến khác rằng nhạc Trịnh, con người Trịnh vốn đã cao hơn những thứ đó, vậy thì ông cần làm chi nữa; đó là điều may mắn. Nghe vậy thì biết vậy, chả dám bàn luận gì.

3. Trong đợt trao giải thưởng Hồ Chí Minh vừa rồi, nhà thơ quá cố Phạm Tiến Duật có tên trong danh sách. Chả biết dưới chốn tuyền đài ông có vui mừng ngậm cười không nhỉ. Chỉ biết là quá muộn.
Kể từ năm 1951 đến giờ, nhà nước Việt Nam có lệ phong tặng danh hiệu anh hùng cho những tập thể và cá nhân lập thành tích xuất sắc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc, lao động xây dựng cuộc sống. Hàng ngàn người đã được phong tặng, truy tặng. Rất nhiều trường hợp sau cả nửa thế kỷ mới được nhận danh hiệu anh hùng, phần lớn là truy tặng. Người đã chết, nếu nói theo chủ nghĩa duy vật, vô thần, thì có phong hay không cũng thế thôi. Tuy nhiên đây là sự vinh danh, ghi nhận để người thân còn sống, để cháu con hãnh diện về tiền nhân, để các thế hệ sau biết ơn người đi trước, để lịch sử công bằng. Đối với trường hợp nhà thơ Phạm Tiến Duật, có thể khẳng định ngay rằng ông rất xứng đáng với danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang, dù ông chẳng bắn chết thằng Mỹ nào. Thử hỏi trong đội ngũ văn nghệ sĩ bao nhiêu năm bám với Trường Sơn, ai có thể hơn ông Duật. Cả một Trường Sơn hùng tráng như thế suốt thời đánh Mỹ, ông Duật là ngôi sao sáng chói. Nếu chưa tin điều này, xin cứ hỏi trung tướng Đồng Sĩ Nguyên cựu tư lệnh Trường Sơn, hỏi hàng vạn bộ đội, TNXP, lái xe... từng gắn với Trường Sơn, nay còn sống, như nhân chứng xác thực nhất, để xem có đúng hay không.
Thật buồn là những vị lãnh đạo Hội nhà văn VN, nơi có trách nhiệm với nhà thơ Phạm Tiến Duật lại chẳng hề quan tâm đến những quyền lợi của hội viên, cứ thờ ơ, bỏ mặc. Ông Hữu Thỉnh nên làm điều này trước khi quá muộn.

17.6.2012
Nguyễn Thông

Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2012

Đố em

-Tôi đố ông, lúc này Việt Nam và Nhật Bản có gì khác nhau?
-Dễ ợt. Nhật là nước giàu nhất nhì thế giới, còn Việt Nam nghèo hạng gần nhất nhì thế giới.
-Giỏi. Vậy có gì khác nhau?
-Khác ở chỗ, sau vụ Fukushima thì người Nhật giương cao biểu ngữ "NO NUKE" (không hạt nhân, vũ khí hạt nhân); còn ở ta sau vụ Mỹ Xuân bán vốn tự có, Thu Minh hở dzú bị phạt thì Bộ văn hóa nước ta giương cao biểu ngữ "NO NUDE" (nói theo kiểu của bác bộ trưởng "hai không" là: không hở vú). He he.
-Ừ nhỉ, nhưng lẽ ra phải chuyển biểu ngữ nơi này cho nơi kia mới đúng.
-Chí phải. Tuần sau đố tiếp nữa nhá.

16.6.2012
Nguyễn Thông

Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2012

Đồng chí tù binh

BÁ TÂN

      Về mặt ngữ pháp, cụm từ “đồng chí tù binh” chẳng có gì sai. Nhìn nhận về ý nghĩa xã hội, nhất là soi về ý thức chính trị, từ ghép đó không thể có trong văn phạm chính thống của Việt Nam. Nhưng sự đời có cách biến hóa của nó, tưởng trái hóa ra phải, tưởng đi lên nhưng lại chúi mũi lao sâu xuống dưới. Vậy thì “đồng chí tù binh” không những được đời sống chấp nhận mà rất hay là đằng khác.

       Khi nói đến tù binh, người ta thường gọi bọn tù binh, kẻ tù binh, thằng tù binh. Một vị tướng (thậm chí là tướng tài) cũng như một người lính quèn, chẳng may bị bắt hoặc cùng đường buộc phải đầu hàng, có chung tên gọi tù binh.

       Trong mọi cuộc chiến, từ cổ chí kim, ta cũng như tây, chưa có và sẽ không bao giờ có chuyện gọi tù binh bằng đồng chí.

Kỳ họp thành công tốt đẹp

Ném tiền tỉ của dân xuống sông xuống biển
Bổ nhiệm mọt sâu làm ông nọ bà kia
Cưỡng chế đất đai chà lên pháp luật
Độc quyền xin-cho khiến dân khổ trăm bề
(Chớ bảo công an tham gia cưỡng chế
Anh em chỉ giữ trật tự à nha
Hai vụ Vina chẳng qua không biết
Chứ nếu biết thì chính phủ chả tha)
Tham nhũng hoành hành khắp nơi khắp chốn
Cam Ranh, Vũng Rô nhan nhản bạn đáng ngờ...

Chúng tớ sẽ xin kiểm điểm sâu sắc
Thế là kỷ luật nặng lắm rồi, đừng thắc mắc mần chi
Hi hi hi...

15.6.2012
Nguyễn Thông

Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012

Tin dành cho các bạn khóa 17

Bạn Nguyễn Bá Tân (báo Đại đoàn kết) báo tin muộn:

Bố của bạn Nguyễn Sĩ Đại (quê Can Lộc, Hà Tĩnh, SV Ngữ văn khóa 17, ĐH Tổng hợp Hà Nội, hiện là Tổng biên tập báo điện tử Doanh nhân Việt nam toàn cầu) vừa qua đời (cách nay gần 1 tuần).

Xin chân thành chia buồn cùng bạn Nguyễn Sĩ Đại, bạn Trần Kim Hoa (vợ Đại) và gia quyến.

Số điện thoại của bạn Đại (xin phép bạn Đại cho công bố để các bạn K17 biết): 0988.399808.

Hát nhép vì chính trị

Đã bảo không nói chuyện chính trị, nhưng điều dưới đây liên quan đến cái gọi là chính trị nên mình cũng phải thẽ thọt đôi nhời.

Chả là Bộ Văn hóa-thể thao-du lịch đang lấy ý kiến về nghị định quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật sắp ban hành, trong đó có nêu cả những chuyện hát nhép, hát nhái, mặc áo hở vú, mặc quần sát rốn... Trời, để cho tệ nạn đã thành nếp thành chai rồi mới lo quản, kể cũng quá chậm, mất bò mới lo làm chuồng. Dẹp loạn bây giờ hơi khó đấy. Thôi vậy, chậm còn hơn không.

Mình cực kỳ ghét hát nhép. Có nhẽ vì vậy mà hàng chục năm nay không hề đến các sân khấu ca nhạc. Ghét luôn cả những chương trình truyền hình ca nhạc, nhất là truyền hình trực tiếp. Lý do duy nhất: Không muốn bị lừa dối. Hay cách mấy cũng không thèm.
 Một tiết mục trong đêm diễn, nhưng không phải nhép sĩ Cao Thái Sơn, còn dàn múa thì cực xinh

Nhớ hồi tháng 8 năm ngoái, ông bạn, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến từ thủ đô vào, cho chiếc giấy mời dự đêm nhạc "Tổ quốc nhìn từ biển" tại Nhà văn hóa Thanh niên Sài Gòn. Lão Chiến nổi như cồn sau khi đăng lại bài thơ Tổ quốc nhìn từ biển trên báo Thanh Niên chủ nhật. Thực ra cái tên bài thơ chả có gì mới, chưa nói là bản quyền thuộc về đại ca Nguyễn Duy thì đúng hơn, với "Tổ quốc nhìn từ xa" hồi nẳm. Tuy nhiên lúc ấy vấn đề biển đảo đang sốt, tên bài thơ của lão Chiến đánh ngay vào ý thức công dân về chủ quyền đang hừng hực, sôi sùng sục. Như được tiếp thêm sức mạnh, bài thơ lại được cô nhạc sĩ Quỳnh Hợp phổ nhạc, dù không hay lắm nhưng hợp thời.

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012

Ừ thì tự do

Trên blog này, có hai vị đã comment vào bài Điều chưa nói ra (xem tại đây). Chỉ qua cách nói, cách quy kết là có thể biết hai bác ấy là người thế nào rồi. Đại loại các bác ấy bảo chủ blog căn cứ vào đâu mà cho rằng người ta hạn chế internet, nếu hạn chế thì sao blogger vẫn viết được đấy thây; rằng viết lách phản động bỏ mẹ, người ta không bắt là may, rằng dân chủ cuội, nói láo không biết ngượng...

Mình cứ tôn trọng những ý kiến khó nghe. Các bác có "thương" thì mới để ý, còn quy kết, lý sự thế nào là chuyện của các bác ấy. Tuy nhiên nếu các bác, giống như nhiều người có quyền hành bây giờ, cứ bắt người khác phải nghĩ như mình, thì nhà cháu cũng miễn cưỡng bảo rằng: Ừ thì có tự do internet. Chả ai cấm đoán cả.

Tự do internet muôn năm!

13.6.2012
Nguyễn Thông

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

Nhân quả (kịch 1 hồi 2 cảnh)

*Nhân vật
-Anh cả
-Đàn em 1
-Đàn em 2
-Đám đông quần chúng rách rưới
*Khung cảnh:
Gác bí mật sau lâu đài
*Thời gian:
Nửa đêm và buổi sáng

CẢNH 1
(Nghe tiếng lao xao từ cánh gà: Chúng em chào anh ạ. Vào đi các chú).
-Đàn em 1: Báo cáo anh, chúng em đã dẹp xong ạ. Ra quân 1 buổi là gần sạch sành sanh.
-Đàn em 2: Thằng Mặt Xuân phen này hết đường chạy, anh ạ. Ba mũi giáp công, tổng tấn công, mẹ nó chứ, không còn đường thoát. Dân tình ủng hộ lắm, hoan hô quá trời.
-Anh cả: Anh khen các chú. Thế là tốt, xứng đáng với sự tin cậy của riêng anh. Chú P nhớ làm sao che chắn cho kỹ, đừng để băng nhóm lợi ích khác chen vào, còn chú H bao nhiêu kinh nghiệm tích cóp được cứ đem ra thực hành hết đi. Phen này được ăn cả ngã về không. À, hai chú lát về nhớ ghé qua chỗ chị lấy quà.
-Đàn em 1 và Đàn em 2 (rối rít): Chúng em cám ơn anh, chúng em cám ơn chị.
-Anh cả: Này, anh dặn thêm. Các chú cứ phải quân tử phòng thân. Ngay từ giờ bí mật thu xếp tài sản, đồ trân quý đóng gói sẵn cho gọn, có thể gửi đi trước. Khi sinh chuyện mới lo là không kịp đâu.
-Đàn em 1: Dạ, dạ.
-Đàn em 2: Dạ, dạ.
(cả hai bước thụt lùi ra về, vào khuất sau cánh gà)
-Anh cả (xoa tay hài lòng): Hai thằng này được việc. Nhưng mình cứ phải dè chừng thằng H, lỡ do băng nhóm lợi ích khác cài vào là hỏng chuyện.

CẢNH 2
Mặt trời lên cao đỏ như chậu máu. Đám quần chúng nông dân rách rưới tay liềm tay gậy tre, đông không biết bao nhiêu mà kể, ùa lên sân khấu. Ai cũng đen đúa, gầy guộc, nhưng gương mặt hân hoan. Họ hô vang: Thắng rồi.
Văng vẳng tiếng nhạc Cùng nhau đi hồng binh (càng lúc càng rõ).

                                                                           Hết


Điều chưa nói ra


Ừ thì không cho xài internet
Lũ chúng bay làm gì được tao nào
Tao cấm đấy, giỏi thì đi mà kiện
Luật trong tay ông, có mà kiện giời cao

Đừng có ti toe tự do ngôn luận
Đám dân này cứ phải vòng kim cô
Xiết cho chặt, xiết càng ngày càng chặt
Một triệu lão Đường tăng niệm chú chẳng hề gì

Bọn dân đen càng ngu càng dễ trị
Chịu khó làm ăn thì tao sẽ tha
(ngâm):Nghe đài đọc báo của ta
Đừng nghe đài địch bàn ra tán vào…

Đến khi quân giặc tràn sang
Thì chúng bay phải xếp hàng xông lên.
He he he…

13.6.2012
Nguyễn Thông

Cài then mơ (truyện ngắn)

Lời giới thiệu
Phải nói ngay, đây là truyện ngắn của nữ nhà văn-nhà báo Kiều Bích Hậu, đăng trên báo Đại đoàn kết số chủ nhật 10.6.2012. Bảo rằng xuất sắc thì chưa hẳn, nhưng đã lâu lắm nền văn học phải đạo đương thời mới có tác phẩm đầy tính hiện thực khách quan như vậy. Chỉ một số phận, một cảnh đời, một gia đình mà có thể hiểu một xã hội, một đất nước đang quằn quại trong "bức tranh vân cẩu, con người tang thương".
Đọc truyện này, nghĩ ngay đến người ta đang ra rả véo von về cuộc sống ổn định, xã hội an sinh, con người được đảng, nhà nước chăm lo đầy đủ cả vật chất lẫn tinh thần.
Đọc truyện này, sực nhớ cách đây chưa lâu, nhiều tờ báo VN mừng rú lên khi một cái hãng thăm dò bá vơ nào đó công bố kết quả, cho biết VN là một trong 10 nơi đáng sống nhất trên thế giới, còn một hãng khác (cũng bá vơ) bảo rằng người dân VN ở trong top 5 về sự hài lòng cuộc sống hạnh phúc, thậm chí còn trên cả Thụy Điển, Thụy Sĩ, Luxemburg, Singapore... Ấy, khi người ta bị khủng hoảng thì ai nói gì cũng tin, tự lừa dối mình đó thôi.
Đọc truyện này, lại thấy tiếc, thời bây giờ giá mà còn sống những Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng... thì dân ta tha hồ mà đọc.
Thương cho kiếp người khốn khổ. Nhưng tại sao lại xảy ra ở thời "tươi đẹp" XHCN thế kỷ 21? Cũng còn một chút an ủi về lòng tốt còn le lói trong con người dưới đáy xã hội như nhân vật Lãng.
Xin cám ơn nhà văn Kiều Bích Hậu.
 Minh họa: Tô Chiêm

Cài then mơ
(truyện ngắn)
KIỀU BÍCH HẬU

Thư, giống như một thiên thần bỗng đáp phải bãi rác. Chẳng hiểu làm sao một người đàn bà ít học, bán vé số dạo và ăn quà như mỏ khoét, với một người đàn ông chỉ biết hút thuốc lào vặt suốt ngày và tính số chơi đề lại có thể sinh ra một đứa con gái đẹp và mơ mộng như một tiểu thư con nhà... Em trai Thư thì cục cằn và lông bông. Nó chỉ cần biết mỗi sáng, xoay đâu ra hơn chục ngàn để lẩn ra hàng net là yên phận, nếu không xoay được thì mới là cực hình. Nó sẽ ở riết trong nhà, bật nhạc chói lói, nhảy giựt cục từ góc nọ sang góc kia. Chán thì lôi rượu của bố ra uống suông... Chẳng ai dám nói một câu. Nhưng cũng có khi, nó lăn ra ngủ như chết rồi. Gọi nó là thằng Lãng cũng đúng.

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2012

Nhọc

Kính tặng NSND đạo diễn Đào Trọng Khánh
NSND Đào Trọng Khánh

Anh bảo rằng luẩn quẩn thế này thì nhọc lắm
Sao người ta cứ giả dối hành hạ nhau
(Em hiểu anh đang cố kìm giận dữ
Ngoài trời đang mưa, gió anh thổi phương nào?)

Anh bảo chúng nó tụng kinh niệm phật
Miệng nam mô bụng bồ dao găm
(Em thấy ly bia anh cầm cứ nâng lên đặt xuống
Uống làm sao khi tan nát cõi lòng)

Anh bảo đã đến lúc phải sổ toẹt
Cũng như người theo đạo phật mà thôi
Tin giáo lý cứu rỗi chúng sinh chứ không theo nhà sư đâu nhá
Đừng ù xọe quanh co lầm lẫn sự đời

Ta cần đi Quảng Ninh thì thằng lái xe lại chở ta về Hà Nội
Vậy thì ta xuống xe cóc cần thằng lái xe
Chân lý chỉ có con đường thẳng
Chứ sống mãi thế này nhọc lắm. Rót thêm bia.

12.6.2012
Nguyễn Thông
(Nhớ lại buổi được hầu rượu Đào tiên sinh tròn 4 tháng trước tại quê nhà Hải Phòng)

Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2012

Bạn dân cày

"Thương ôi những bạn dân cày
Chân bùn tay lấm suốt ngày gian lao
Lại còn thuế nặng sưu cao
Được đồng nào đều lọt vào túi Tây"
(Ca dân cày - Hồ Chí Minh)

Nay cách mạng đã thành công rồi, người cày có ruộng rồi, còn vác cờ đi làm cách mạng chi nữa, hỡi bạn dân cày Xuân Quan (Văn Giang, Hưng Yên)?

(Ảnh của tác giả Phương Bích, from BoxitVN blog).



11.6.2012
Nguyễn Thông

Cờ lốc oán ngâm khúc

Quê choa đã chặn xong rồi
Ba Sàm nay lại bị lôi vào đồn
Xuân Diện thành kiếp Dân oan
Cu Vinh chập chờn lúc được lúc không
Ba chàng Bô xít ngự lâm
Tuổi già sức yếu tòng tâm được gì...

Đêm dài mịt mịt mờ mờ
Ai người dám phất ngọn cờ thông tin?

10.6.2012
Nguyễn Thông

Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2012

Ca sĩ thời chiến tranh: Nhân dân - Ưu tú, danh nào xứng hơn?


Nhân người bạn văn nghệ được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT), bạn bè kéo đến chúc mừng. Chuyện nở như ngô rang, xoay quanh niềm vinh dự ít ai có. Thán phục bạn suốt bao năm theo đuổi sự nghiệp, phần đời còn lại chả còn mấy tí nay mới đạt tới cái danh hiệu ấy. Nó là kết tinh của hàng tấn mồ hôi nước mắt, chưa kể đến tài năng.

Ngồi cạnh tôi là nhà viết nhạc. Biết tôi đang quan tâm đến ca khúc ra đời trong những năm chống Mỹ, mà tôi tạm đặt tên là “Những bài hát của một thời”, ông anh nhạc sĩ tóc hoa râm gật gù khen nhưng sau đó có phần hơi gắt gỏng: “chú giới thiệu lên internet rất nhiều bài hát hay hồi đánh Mỹ, được thể hiện bởi những giọng ca nổi tiếng một thời, vậy chú có biết họ đã chịu thiệt thòi thế nào không? Đừng đề cập đến đời sống vật chất, tôi muốn nói đến phần danh mà xã hội đã dành cho họ kia”.

Nghe anh nhắc nhở, tôi bỏ công tìm hiểu kỹ và giật mình. Đúng là xã hội đã chưa công bằng với họ.

Những năm đánh Mỹ, ở cả tiền tuyến lẫn hậu phương, sức mạnh dân tộc được dốc ra tối đa nhằm mục đích duy nhất chiến thắng kẻ thù. Một trong số nguồn động viên vô cùng đắc lực, hiệu quả là lời ca tiếng hát. Trên làn sóng phát thanh, trên trận địa pháo, ngay giữa boong tàu, trong khu căn cứ, thậm chí cả chiến hào chờ địch, luôn vang lên tiếng hát của các ca sĩ chuyên nghiệp. Các anh chị không trực tiếp cầm súng nhưng giọng hát của anh chị góp phần không nhỏ vào chiến công. Nhân dân gọi đội ngũ ấy là những binh đoàn âm thanh, đánh giặc bằng lời ca tiếng hát. Tên tuổi các anh chị trở nên thân quen với bộ đội, thanh niên xung phong, công nhân, nông dân… khắp các mặt trận. Lớp thanh niên 17-18 lên đường ra chiến trường chẳng mấy ai không đem theo hình ảnh và lời ca của họ. Rất nhiều cái tên được nhắc đến một cách thân yêu, trìu mến: Quốc Hương, Trần Thụ, Tuyết Nhung, Trần Khánh, Kim Oanh, Tuyết Thanh, Thanh Huyền, Trần Chất, Mộng Dung, Bích Liên, Thanh Hòa, Mỹ Bình, Kiều Hưng, Mạnh Hà, Thúy Hà, Tô Lan Phương, Thu Phương, Diệu Thúy, Tiến Hỷ, Vũ Dậu, Tiến Thành, Kim Phúc, Minh Quang, Quang Huy, Doãn Thịnh…, nhiều lắm, không kể hết được. Cứ mỗi lần chương trình ca nhạc Đài tiếng nói Việt Nam bắt đầu, hoặc vào cuối mỗi bản tin chiến thắng, tốp ca nam nữ cũng như các ca sĩ đã làm hàng triệu người rạo rực, phấn khởi, yêu đời, quyết tâm trong khí thế toàn dân tộc. Là người sống trong năm tháng ấy, tôi mãi mãi biết ơn binh đoàn âm nhạc.

Thời đó, họ chỉ là nghệ sĩ-chiến sĩ, không phải sao này sao nọ. Họ chỉ biết đem tiếng hát phục vụ cuộc sống, không màng tiền bạc, danh lợi. Hầu hết khi đến tuổi nghỉ hưu, thanh sắc suy giảm, họ trở về với cuộc sống như bao người bình thường khác, thậm chí nhiều người sống rất thiếu thốn, khó khăn vật chất, bởi họ hát không phải để kiếm tiền. Tuổi xuân, giọng ca, nhiệt tình, ý thức công dân… họ dành cả cho sự nghiệp cách mạng mà không đòi hỏi gì cho bản thân.

Chỉ tiếc rằng, sau nhiều đợt phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (NSND) và NSƯT, có lẽ do những lần đầu tiêu chuẩn quá chặt chẽ, khắt khe, đối tượng được xem xét lại quá đông nên nhiều anh chị đã bị thiệt thòi. Số người được nhận danh hiệu NSND vô cùng ít ỏi (Tường Vi, Thanh Huyền, Thương Huyền, Quốc Hương…), còn lại chỉ NSƯT hoặc không được gì. Nói ra chẳng phải để hạ thấp ai, nhưng rất nhiều nghệ sĩ chỉ đạt “ưu tú” đó, nếu xét về tài năng, phẩm chất, và nhất là sự đóng góp cho cách mạng thì hơn hẳn nhiều vị đạt “nhân dân” những đợt phong sau này. Cứ hình dung rằng những ca sĩ-chiến sĩ như Trần Thụ, Bích Liên, Kim Oanh, Tuyết Thanh, Tô Lan Phương… chỉ chôn chân mãi đứng hàng “ưu tú” (do sự xét thưởng không công bằng) mà buồn, mà thấy cực kỳ vô lý. Đó là chưa nói những vị "ưu tú", "nhân dân" các giai đoạn sau vừa không phải chịu vất vả như thời chiến tranh mà còn tha hồ chạy sô kiếm tiền, bán tiếng hát chứ đâu có phục vụ công chúng vô tư như người đi trước.

Nhiều người trong các anh chị nay tuổi đã xế chiều. Mong sao Hội đồng xét thưởng cấp nhà nước xem xét công tâm, kỹ lưỡng những trường hợp vì lý do nào đó bị chịu thiệt thòi, đề nghị nhà nước phong thưởng xứng đáng ngay khi họ còn sống. Đừng để đến mức phải truy phong như ca sĩ Trần Khánh, không thể ôm theo danh hiệu NSND xuống chốn tuyền đài. 

Lúc ấy dù người có trách nhiệm làm gì đi chăng nữa thì cũng quá muộn.

10.6.2012
Nguyễn Thông


Những bài hát của một thời (36): Hồi tưởng

Với Hồi tưởng của nhạc sĩ Hoàng Vân, nếu chỉ dùng những danh từ thông thường "bài hát", "ca khúc", "hợp xướng" có lẽ không xứng với tầm cỡ vòi vọi của nó. Chính xác là phải dùng từ "tuyệt phẩm", để nói về một đỉnh cao của nền âm nhạc Việt Nam những năm 60 thế kỷ trước.

Nhạc sĩ Hoàng Vân viết Hồi tưởng năm 1960, khi ông tròn 30 tuổi. Từ năm 1954 ông đã nổi tiếng với Hò kéo pháo. Nhưng không chỉ viết ca khúc, ông còn là bậc thầy về thể loại tác phẩm hợp xướng, mà Hồi tưởng là ví dụ điển hình. Bản hợp xướng này được thể hiện thành công nhất bởi nam ca sĩ Trần Khánh và đoàn ca nhạc đài Tiếng nói Việt Nam cùng đội Sơn Ca (thiếu nhi) của đài.

Cứ mỗi lần nghe bản hợp xướng, lòng thật xúc động khi ca sĩ Trần Khánh cất lên "Kìa bạn hỡi, hãy lắng nghe tiếng bước chân của những người chiến sĩ. Hãy lắng nghe những bản anh hùng ca của quá khứ xa xăm... Tổ quốc đời đời còn nghi nhớ những năm 40 không bao giờ quên, những tên làng tên núi tên sông, khi hát lên còn nghe văng vẳng đâu đây tiếng hò reo cùng tiếng súng. Ai biết tên các anh, những người chiến sĩ vô danh, trong những chiều hoàng hôn rực đỏ từ giã quê hương ra đi. Anh ngã xuống trong ngục tối hay trên trận tuyến, dưới ánh sao đêm trên đỉnh núi hay bên bờ biển xa xôi...". Và thật tuyệt vời dàn bè ngọt ngào trong trẻo của đội Sơn Ca và cũng như đoàn ca nhạc đài Tiếng nói Việt Nam. Cho đến bây giờ, theo tôi, chưa có bản hợp xướng nào trong nền âm nhạc nước ta vượt qua được Hồi tưởng, chưa có nhóm hát thiếu nhi nào qua được Sơn Ca. Thật kỳ lạ, giữa những ngày gian khổ, thiếu thốn như thế mà nghệ thuật vẫn đạt được những đỉnh cao chói lọi.

Tôi tự hỏi, thời nay tràn ngập những phương tiện truyền thanh (đài phát thanh, tivi), người ta cứ tuôn ào ào lên sóng những bài hát nhì nhằng, rồi giật mình kêu la lớp trẻ hư hỏng thế này thế khác, sao VOV và VTV không lập hẳn những chương trình, chuyên mục phát lại nhiều bài ca có giá trị của một thời. Đừng xem thường các bạn trẻ, họ biết sàng lọc, đánh giá thứ gì là giá trị đích thực để bồi dưỡng cho tâm hồn họ.

Cũng xin nói thêm: bản clip kèm theo đây ở định dạng .flv nên chất lượng âm thanh không thể nào bằng định dạng MP3, MP4, tuy nhiên hệ thống mạng này chỉ cho phép tải lên .flv theo quy định của nó. Khi nào mình tìm được cách tải MP3 lên thì sẽ có bản chất lượng tốt hơn.

Xin cám ơn nhà sưu tầm Zanhanoi.

9.6.2012
Nguyễn Thông

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

Điểm tin ngày phát lộc 8.6


Ba nghìn năm nở một lần
Điềm hoa thay đổi quân vương đó mà.
Lưu Vân Sơn chợt sang ta
Để bàn lý luận hay là thị uy?
Giá xăng giảm bớt từng li.
Ngân hàng hạ lãi suất về 9 thôi (9%).
Mẹ con chán nản sự đời
Cầu Chương Dương ấy chính nơi gieo mình.
Trung cộng lại túm ngư dân.
Euro chính thức khởi tranh đêm này.
Bác Quốc phát biểu thật tài
Dân nghe thì sướng, quan hay thì phiền.
Vụ thi tiêu cực Bắc Giang
Quyết tìm ra đứa quay phim- chuyện đùa.
Thả 5 người mẫu thích đô.
Bác Dương Đức Quảng mưu mô điều gì.

Phát lộc nhật- 8.6.2012
Nguyễn Thông

Giáo sư à, giáo sư ôi

Chán ông quá, ông giáo sư Đào Trọng Thi ạ. Giả nhời báo Dân Trí về vụ thi cử lộn xộn ở Bắc Giang, ông hùng hồn tuyên bố "không thể dùng biện pháp tiêu cực để chống tiêu cực". Giời ạ, như người trên mây, một mình một cõi.

Cứ tưởng ông "đường đường một đấng anh hào/côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài", Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-Giáo dục-Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, ông phải hiểu rõ vấn đề chứ. Xứ này là Việt Nam chứ không phải thiên đường, không phải nước Mỹ, bớ ông Thi. Ông mắc bệnh nhà kính rồi, hiệu ứng máy lạnh rồi, nặng, khó chữa.

Ông định lôi cổ mấy cậu học trò quay video clip tiêu cực thi cử ra xử thì cứ lôi, còn tôi thì phong các cậu ấy là dũng sĩ diệt tiêu cực đó, là anh hùng thời đại đó. Chả phải mình tôi đâu. Xuê xoa giả dối như các ông mãi, có ngày xứ này chết không kịp ngáp.

Xin thưa, trong hoàn cảnh nhìn đâu cũng chỉ thấy tiêu cực, không định dùng tiêu cực để chống tiêu cực thì ông dùng cách nào? Tôi thách ông đó. Ông mà có cái gì tích cực chống được bộ máy mafia ấy có kết quả, ông cứ tấu lên cơ quan pháp luật lôi tôi ra bắn, tôi cũng vui lòng.

Còn ông, nói theo kiểu nghệ sĩ hài ưu tú Văn Hiệp, "xét một cách toàn diện" thì ông nên quay trở lại nghề dạy học, còn chốn cho ông dung thân, bởi ông dẫu sao cũng chưa thuộc dạng:
Ngưu là con bò tót
Đinh là giằng cối xay
Thầy dạy hay chữ quá
Xin thầy về đi cày.

Chán ông hơn cơm nếp nát.

Kính chào ông giáo sư.

8.6.2012
Nguyễn Thông