Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012

Có một ủy viên Bộ Chính trị...

Nhưng chưa hề ngồi vào ghế nóng ấy một giây, thậm chí một sát-na nào. Đó là giáo sư Nguyễn Đình Tứ.

Hôm qua, báo đài nhà nước đăng-phát nhiều tin về lễ kỷ niệm 80 năm ngày sinh giáo sư Nguyễn Đình Tứ,  làm mình lại nhớ hồi mấy chục năm trước.

Trong nhiều khóa học của Trường đại học Tổng hợp Hà Nội thì khóa sinh viên 17 chúng tôi nằm trọn trong nhiệm kỳ lãnh đạo trường của thầy Nguyễn Đình Tứ. Chúng tôi học khóa 72-76 thì thầy Tứ lãnh đạo từ 71-76. Khi ấy giáo sư Tứ là Hiệu phó, kiêm Bí thư Đảng ủy trường. Hiệu trưởng là thầy Ngụy Như Kontum, tôi còn nhớ có một thầy hiệu phó khác là Dương Hữu Thời. Các thầy đều là những giáo sư đầu ngành khoa học tự nhiên (thầy Kontum, thầy Tứ ngành vật lý, thầy Thời ngành hóa). Chúng tôi học văn, ở tuốt tận ngoại thành, cơ sở Mễ Trì nên ít dịp được diện kiến các thầy, vốn chỉ làm việc ở cơ sở Thượng Đình hoặc Lê Thánh Tông. Nhưng không phải vì thế mà không có ấn tượng gì.

Theo nhận xét của tôi, thầy Ngụy Như Kontum và thầy Nguyễn Đình Tứ là một cặp lãnh đạo nổi bật, nếu không nói là nhất, của Trường đại học Tổng hợp. Giáo sư Kontum trông như Tây, cao ráo, phúc hậu, nước da luôn hồng hào (ở khoa Văn thầy Hoàng Xuân Nhị cũng có tướng mạo, nước da như thế). Thầy rất gần gũi, thương yêu sinh viên. Hồi đi đắp đê sông Đáy năm 1973 thầy cũng quần xắn móng lợn đến từng khoa để động viên học trò. Mỗi lần khoa Văn khoa Sử ở Mễ Trì tổ chức đêm văn nghệ thầy đều về dự, sinh viên được ngắm thầy thỏa thích, lấy làm tự hào lắm. Kỷ niêm vô hình thì nhiều, kỷ niệm cụ thể thì giờ đây mình chỉ giữ được tấm bằng tốt nghiệp do chính thầy ký bằng bút mực; phần viết phía trên gồm tên tuổi sinh viên, khóa học, thứ hạng... do chính phu nhân của thầy viết tay, chữ cô đẹp hơn cả chữ in bây giờ.

Giáo sư Nguyễn Đình Tứ gây cho chúng tôi ấn tượng khác. Thầy nhỏ nhắn nhưng thoạt nhìn đã có thể cảm nhận ngay được rằng đó là người cực kỳ thông minh, sắc sảo. Vầng trán rất cao, mắt cực sáng, tinh anh. Thầy nói giọng Nghệ Tĩnh nhưng dễ nghe. Là Bí thư Đảng ủy trường khi ấy tức là nhân vật số 1 của trường nhưng suốt những năm đó tôi chưa khi nào nghe có sự lấn cấn gì giữa hai thầy lãnh đạo cao nhất. Nên nhớ rằng trường Tổng hợp sau vụ Nhân văn giai phẩm (56-58), và tiếp đó vụ Xét lại chống đảng (68-70) đều có liên quan, vì vậy sự lãnh đạo của đảng là tối thượng. Ban giám hiệu những năm đó chỉ được cấp một chiếc xe con hiệu Moskvich màu xanh nhạt, tương đương cho cấp thứ trưởng, đương nhiên dành cho thầy Bí thư đảng ủy nhưng bạn bè tôi ở Thượng Đình bảo rằng ít thấy thầy Tứ sử dụng, vì thầy có ý nhường cho thầy Kontum. Một vài cử chỉ vậy thôi cũng đủ nói lên nhân cách những con người viết hoa của một thời. Khi chúng tôi học năm cuối thì thầy Tứ được đề bạt làm thứ trưởng Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp, tờ quyết định phân công công tác, điều tôi vào miền nam năm 1977 do đích thân thầy Nguyễn Đình Tứ ký. Đáng tiếc là toàn bộ hồ sơ của tôi tại trường Dự bị đại học Sài Gòn bị mất tiêu, phòng tổ chức giải thích rằng do bão mưa dột, chuyển qua chỗ này chỗ nọ đã thất lạc.

Nhà vật lý tài năng-giáo sư Nguyễn Đình Tứ sau đó chuyển qua ngạch làm chính trị và cũng thăng tiến rất nhanh. Thầy làm đến Bộ trưởng Bộ Đại học-THCN, sau làm tới chức Bí thư trung ương đảng. Riêng tôi thì nghĩ rằng có thể đó không phải là sự may mắn cho nền khoa học nước nhà. Nhà chính trị có thể dễ kiếm chứ một nhà khoa học như giáo sư Nguyễn Đình Tứ không phải thời nào cũng có.

Nhớ năm 1996 diễn ra đại hội đảng lần 8. Hồi ấy vẫn kiểu đại hội trù bị quyết định xong xuôi mọi thứ, đại hội chính thức chỉ để hợp pháp hóa. Mà do cơ cấu chứ chẳng bởi bầu bán gì. Thầy Tứ được đặt ngồi vào ghế ủy viên Bộ Chính trị. Danh sách đã gút lại, chỉ chờ công bố. Điều đau xót xảy ra đột ngột, thầy qua đời trước khi đại hội chính thức công bố dàn lãnh đạo. Đến giờ nguyên nhân sự ra đi của thầy vẫn còn bí ẩn, nhiều dư luận. Điều lạ là đáng nhẽ những người làm tổ chức và các vị thủ lĩnh của đảng lúc ấy phải có quyết định phù hợp tình hình mới đột biến, nhưng không, họ vẫn công bố danh sách ủy viên Bộ Chính trị khóa 8 có giáo sư Nguyễn Đình Tứ. Và hai ngày hôm sau thì phát tang. Sự kiện này gây ồn ào dư luận một thời. Thế mới biết cái sự xơ cứng, máy móc đã ăn sâu vào bộ não lãnh đạo như thế nào.

Tôi chợt nghĩ, giá như tại lễ kỷ niệm hôm 1.10 vừa rồi, ban tổ chức cũng như ông Đinh Thế Huynh đừng nhắc đến chi tiết "nguyên ủy viên Bộ Chính trị" thì hay hơn và đỡ gợi lại một kỷ niệm buồn.

2.10.2012
Nguyễn Thông

24 nhận xét:

  1. Phu nhân thày Tứ là cô Thu Nhạn, một Giáo sư đáng kính của ngành nhi khoa Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  2. Bác Thông cũng ra đi "Từ cánh cổng trường" Tổng hợp Hà Nội ah. Em đi sau bác 6 khóa, cũng ở khu Mễ Trì và vẫn còn nhìn thấy thầy Ngụy Như Kontum....và nghe đàn anh Trần Côn ứng khẩu đọc thơ đầu những năm 1980s: "Ta lên Thượng đình tìm gặp Ngụy Như, Ngụy Như không thấy, thấy toàn như ngụy...". Hồi đó đã bắt đầu có những người 'như ngụy' rồi anh ạ, bây giờ nhiều quá mất thôi.

    Trả lờiXóa
  3. Họ Ngụy như Ngụy Như Kontum và Ngụy Văn Thà có lẽ là con cháu của vị
    quan Ngụy Khắc Đản,phó sứ trong đoàn sứ giả do Phạm Phú Thứ làm chánh
    sứ qua Pháp thời vua Tự Đức.

    Trả lờiXóa
  4. Tôi học VL khóa 1959-1963, thời kỳ tiền hậu nhân văn giai phẩm cũng là thời ky tiên sơ kỳ xét lại hiện đại, thầy Ngụy Ngụy như Kontum vẫn làm hiệu trưởng, thày Giàu vừa mất chức bí thư Đảng uy, ông Linh chính ủy Trung đoàn Thủ đô sang thay, thầy Tứ đã chuyển từ TQ sang LX làm luận sán PTS....
    chính chúng tôi là những người đổ ki đất đầu tiên san nền khu Mễ Trì. Học chính tri thì nhiều nhưng cả lớp hầu như dều bị 3 trừ về điểm này, có một vài người điểm khá hơn khi tốt nghiệp đều đươc cử sang báo Học Tap và Trường Nguyến Ái Quốc cảvì luc đó người ta muốn lấy những thành quả của khoa học tự nhiên để chưng minh rằng lý luận Mác Lê nin là đúng

    Trả lờiXóa
  5. Nguyễn Tấn Dũnglúc 07:16 3 tháng 10, 2012

    GS Tứ chết trước khi chính thức đại hội Đảng, nhưng vẫn được cáo phó là Ủy viên Bộ Chính trị, là để son phết cho Đảng ta: có trí thức trong chóp bu Đảng, chứ không phải rặt một lũ lợn phàm ăn như tôi

    Trả lờiXóa
  6. Nếu thầy Tứ không cơ cấu vào BCT có lẻ không sao.Chế độ mình nó vậy, người nào không biết hoặc tin vào các đồng chí của mình thì nên ra khỏi tổ chức sớm chừng nào tốt chừng ấy. "Khẩu phật tâm xà" là khẩu hiệu của tổ chức mà.

    Trả lờiXóa
  7. "Tôi chợt nghĩ, giá như tại lễ kỷ niệm hôm 1.10 vừa rồi, ban tổ chức cũng như ông Đinh Thế Huynh đừng nhắc đến chi tiết "nguyên ủy viên Bộ Chính trị" thì hay hơn và đỡ gợi lại một kỷ niệm buồn."
    -----
    Quả thật chúng tôi cũng nghĩ như bạn,hôm qua lúc tôi đọc tin này.

    Trả lờiXóa
  8. Tôi có ngươi bạn họ đằng mẹ của thày Tứ (họ Đinh)cho biết ngay buổi chiều hôm bầu xong Bộ chinh tri, thầy Tứ về nhà ở Khu Kim liên ăn cơm bị hóc xương gà chết. Thời kỳ này có hai nhà khoa học lớn của ta là Bác sỹ Nông nghiệp Lương định Của va GS Nguyễn Đinh Tứ đêu bi hóc xương gà mà chết.
    Lúc này có miếng thịt gà ăn là quí lắm rồi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không biết bạn có ẩn ý gì khi viết như thế này, nhưng nếu tôn trọng người đã mất, tốt nhất bạn nên chọn cách khác để thể hiện quan điểm của mình về một số việc. Còn nếu bạn bảo đây là sự thật, thì bạn vẽ chuyện thật không nên, vì tôi là người nhà bác và không phải vậy.

      Xóa
    2. Nặc danh 09:52 đừng để ý gì đến những ý kiến của Bun Thoong.Đó là một con người vô liêm sỉ, không có tư cách.Một loại nhặng vo ve mang nước đái rắn trên cánh.ĐÃ có một còm sỹ ví von khi đọc lời bình của Bun thoong:Nếu mõm chó mọc ngà voi thì bun thoong mới có lời tử tế.

      Xóa
    3. Trương Văn Lừulúc 18:43 3 tháng 10, 2012

      Đừng nên nói bình luận của cánh "còm sĩ" chúng ta bằng những lời nặng nề và thô tục như thế, Thành ạ. Mình toàn dân lao khổ cả, chịu nhiều ách áp bức rồi, chưa đã hay sao mà còn hạ nhục nhau để bọn lắm tiền, dồi dào của cải cười đểu vào mặt mình. Góp ý với nhau, trên tinh thần xây dựng, là tốt với nhau lắm, bạn ơi!

      Xóa
  9. Cựu SV Tổng hợp HNlúc 09:07 3 tháng 10, 2012

    Nếu thầy Tứ chỉ thuần túy làm khoa học thì chắc là mệnh thầy còn lớn. Ở đời, có ai biết được chữ ngờ! Có lẽ thầy không xem... tử vi chăng?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đại hội 8 lúc đó vắng hai đại biểu: Nguyễn đình Tứ nhồi máu cơ tim, và một anh chàng đại biểu hai lúa vùng sông nước Cửu long lâu ngày mới được ra thủ đô mê gái Hà nội, bị bắt quả tang đang học nghị quyết trên bụng chị em, bị anh đổ mười nổi điên đuổi cổ (không biết số phận chàng hám gái bắc hà này giờ ra sao?) Có hai câu thơ nổi tiếng, cám cảnh thời ấy:
      "Một anh nhồi máu cơ tim,
      Một anh nhồi máu ..cơ chim, đuổi về!"

      Xóa
  10. Tôi nghe nói ông Tứ bị tim gục xuống, được bà Nhạn sốc lên đi cấp cứu, sau bà Nhạn than bỏ nghề y lâu quá làm quản lý, nên nếu cứ để chồng nằm đấy thì chưa chết.

    Trả lờiXóa
  11. Những người như GS Nguyễn Đình Tứ bây giờ thật hiếm. Nay toàn kẻ đục nước béo cò, trí thức rởm ăn hoang phá hoại.

    Trả lờiXóa
  12. Nguyễn Tấn Dũng - 10 năm, biến đệ nhất Đại gia DNNN thành Con nợ

    http://phongchongthamnhungvietnam2012.blogspot.com/2012/10/nguyen-tan-dung-10-nam-bien-ai-gia.html

    Trả lờiXóa
  13. Đại tá Học viện Chính trị phản biện các quan Hà Nội
    Hà Đông, ngày 28 tháng 9 năm 2012
    Kính đơn Đại tá Nguyễn Văn Tuyến
    http://caunhattan.net/2012/09/29/dai-ta-hoc-vien-chinh-tri-phan-bien-cac-quan-ha-noi/
    Trầm Bê mất bảo bối - Kịch bản mới, bắt đầu?
    Phải chăng đây là cớ để Công an điều tra, soi rọi tài sản của gia đình Trầm Bê một cách hợp pháp và biết đâu trước hết là "tội buôn bán, tàng trử động vật quý hiếm".
    http://tranhung09.blogspot.com/2012/10/tram-be-mat-bao-boi-kich-ban-moi-bat-au.html

    Trả lờiXóa
  14. Đại tá quân đội viết cáo trạng kết án Chính phủ
    blog Đại Tá Quân đội Bùi Văn Bồng
    (Tôi nghĩ khi kết án chính phủ chính là kết án đảng cộng sản, vì chính phủ là chính phủ của đảng cộng sản. Đảng cộng sản là nguyên nhân của mọi tội ác hiện nay)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cac vi la nguoi da thay ro cai chu nghia CS nhu vay .Nay nhung nguoi moi con tre cha nhin thay bi xo muilam tay sai cho dan CS de hai nguoi tan ac vo nhan dao .thiec nhi cac vi can phai noi nhieu ve toi ac cua DC lanh dao CS cho lop tre y thuc keo lam nguy hai The he ke tiep.Thi rat dau xot
      Cho dat nuoc mai sau

      Xóa
  15. Thật khó đánh gíá về thầy Tứ .Có thể thầy Tứ có rất nhiều khả năng làm nhà khoa học lớn . Có thể thầy Tứ cũng có đầy tố chất trở thành chính khách lớn .Nhưng cuộc đời chỉ trọn thầy là một nhà khoa học và là một chính khách thôi.Anh Thông ko nên giá như ông Huynh đừng nhắc ...Cho dù thế nào thì thầy Tứ cũng xứng đáng " nguyên UVBCT " hơn 14 vị đương kim hiện nay .Mong linh hồn thầy ko phải lẩn quẩn chốn trần gian đầy thị phi này nữa .

    Trả lờiXóa
  16. Ông Tứ mất khi ông thôi làm khoa học và cũng chưa làm chính trị.

    Trả lờiXóa
  17. may ong bo chinh tri cung co ong gioi,nhưng cung co ong rat do

    Trả lờiXóa
  18. văn là chính tri, không nói chính trị thì nói phét không thực tế à/ không trách phim ảnh trả ai xem? ngồi đấy mà tự sướng ngồi đấy mà ngủ gật đi nhé ta đi đây và không bao giờ thèm vào nữa đâu

    Trả lờiXóa
  19. Địt mẹ thằng chó má nguyễn đình tứ chỉ giỏi đi ăn cắp phát minh của người khác, viện trưởng viện liến lồn việt nam

    Trả lờiXóa