Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

Bài báo của Thanh Niên chỉ sai về mặt kỹ thuật, về bản chất không có gì sai cả

NGUYỄN VẠN PHÚ
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phản ứng mạnh bài‘Ra’ vàng bng cơ chế đăng trên báo Thanh Niên ngày 24-4 đến nỗi báo này phải rút bài xuống, hôm sau thì đăng đính chính trên báo in.
Vấn đề được NHNN đẩy đến chỗ hình sự hóa khi mời Bộ Công an (Tổng cục An ninh II) “cùng xử lý thông tin rửa vàng”, tạo một tiền lệ chưa từng có.
Bình tĩnh đọc lại bài báo trên báo Thanh Niên thì thấy căn cứ để tác giả nêu ra các con số nhập lậu vàng vào Việt Nam trong các năm qua là một báo cáo của Hội đồng Vàng thế giới. Theo đó, bài báo cho rằng ViệtNam đã nhập khẩu 87,8 tấn vàng thỏi trị giá 4,561 tỷ đô-la vào năm 2011; 75,2 tấn vàng thỏi trị giá trên 4 tỷ đô-la vào năm 2012. Với vàng nữ trang thì ít hơn, năm 2011 nhập năm 2011 là 13 tấn, năm 2012 thêm 12,5 tấn nữa.
Cái sai về mặt kỹ thuật ở đây là báo cáo của Hội đồng Vàng thế giới dùng khái niệm “gold demand”, tức nhu cầu vàng, được họ định nghĩa là “tng lượng vàng n trang và vàng miếng tiêu th trong c nước”. Nhu cầu
vàng này được ước tính dựa trên cung vàng từ các nguồn, gồm vàng chế tác và vàng nhập từ các nguồn không chính thức. Nói tóm lại, họ lấy các con số do các công ty vàng bạc lớn của cả nước bán ra trong năm để ước tính ra “demand” (cầu vàng), còn các công ty này lấy vàng từ đâu thì họ không quan tâm (vì cũng chẳng biết). Vàng đó có thể từ nhập lậu, cũng có thể từ các dạng vàng khác dập thành vàng miếng hoặc vàng nguyên liệu nhập từ trước.
Ví dụ theo thông tin trên trang web của SJC, doanh thu của SJC năm 2010 là 4,27 tỷ đô-la, năm 2011 là 5,28 tỷ đô-la (khoảng 100 tấn giá lúc đó), chủ yếu là nhờ mua bán vàng miếng ra thị trường. Lưu ý là doanh thu này không có nghĩa SJC bán ra 100 tấn mà có thể xoay vòng nhiều lần, mua vào rồi bán ra nhưng cuối cùng cũng tính thành nhu cầu tiêu thụ vàng của toàn thị trường. Nhưng vàng nguyên liệu ở đâu ra để bán? Có thể từ nhập khẩu, có thể từ mua vàng đủ loại trên thị trường (từ chuyên môn là scrap gold) về chế biến thành vàng bốn số chín.
Vy nếu bài báo nói nhng con s này là nhu cu vàng, trong đó mt t l nào đó là t vàng nhp lu thì hoàn toàn chính xác, không cãi vào đâu được. Vàng nhập lậu tác động lên tỷ giá là chuyện ai cũng biết nên đoạn tiếp theo cũng không có gì sai cả.
Bây giờ đến đoạn quan trọng nhất là câu “hé lộ khả năng đã có tình trạng trục lợi chính sách để ‘rửa’ số lượng vàng lậu khổng lồ đã tràn vào Việt Nam”. Chỉ cần biên tập bỏ chữ khổng lồ (vì như đã nói ở trên là không xác định được khối lượng vàng nhập lậu là bao nhiêu) thì câu này đâu có cáo buộc trực tiếp NHNN điều gì đâu. Bài báo ch nói đến kh năng người khác trc li do chính sách ch đâu nói chính sách là nhm ra vàng lu?
Tôi đã từng phê phán chính sách cho tạm xuất tái nhập vàng rồi nên ở đây không nhắc lại nữa nhưng rõ ràng chính sách này dễ bị một bên khác lợi dụng để hưởng lợi nhiều cách, kể cả không loại trừ khả năng hợp thức hóa vàng lậu nhập trước đó (dù số lượng có thể ít) mà NHNN không biết.
Nếu NHNN là nơi muốn lắng nghe dư luận để điều chỉnh chính sách thì đây là dịp rất tốt để hiểu thị trường bên ngoài đang nghĩ như thế nào về mình, công tác tuyên truyền còn yếu ra sao để họ hiểu nhầm như thế ấy, chứ tại sao lại hình sự hóa vấn đề lên như thế? Lắng nghe như thế biết đâu là nguồn thông tin để NHNN rà soát lại chính sách xem có để ai lợi dụng không chứ chưa gì đã phủ định hết sạch như thế thì chủ quan quá.
Chính sách liên quan đến vàng đang tiếp tục nhận những phê bình của công luận. Dù báo Thanh Niên có đính chính thì báo Pháp Lut TPHCM lại có bài “Th trường vàng: Nguy cp! Điu hành vàng: Tht bi!” (Với câu dẫn rất ấn tượng: Thanh tra cn làm rõ: Vàng lu vào VN là bao nhiêu? Đu giá vàng và to ra tình hình đc quyn thương hiu đ làm gì?); báo Tui Tr thì có bài “Ai mua hơn 12 tn vàng đu thu?” đặt vấn đề NHNN đã tung ra hơn 12 tấn vàng nhưng giá vàng trong nước không những không giảm mà ngày càng bỏ xa giá vàng thế giới.
Đâu có thể “méc” bên Bộ Công an hết được!
nguyễn Vạn Phú
(theo blog NVP)
---------------------------------------------------
Bài trên báo Thanh Niên (đã bị rút xuống theo chỉ đạo)
TỪ THỐNG KÊ VỀ VIỆT NAM CỦA HIỆP HỘI VÀNG THẾ GIỚI:
"RỬA" VÀNG BẰNG CƠ CHẾ

24/04/2013 03:25
Những bí mật của thị trường vàng Việt Nam đã được “kể” ra từ những con số thống kê của Hiệp hội Vàng thế giới.
Lượng vàng VN nhập khẩu
1
Nguồn: Hiệp hội vàng thế giới -  Đồ họa: Hồng Sơn
Hàng tỉ USD nhập vàng lậu ?   
Theo Hiệp hội Vàng thế giới, chỉ trong hai năm 2011 và 2012, tổng nhu cầu vàng VN đã lên đến gần chục tỉ USD. Trong đó, giá trị vàng nữ trang nhập đã lên đến con số gần 1,3 tỉ USD. Cụ thể, lượng vàng nữ trang VN nhập khẩu năm 2011 là 13 tấn, trị giá 634 triệu USD. Sang năm 2012, ngoại tệ nhập vàng nữ trang còn nhiều hơn. Quý 1 nhập 5 tấn, trị giá 269 triệu USD, quý 2 nhập 3 tấn, trị giá 156 triệu USD, quý 3 nhập 2,5 tấn trị giá 130 triệu USD và quý 4 là 2 tấn, trị giá 111 triệu USD. Tổng cộng, năm 2012 VN đã nhập 12,5 tấn, trị giá 666 triệu USD. Chỉ tính riêng vàng nữ trang, trong 2 năm qua VN đã bỏ ra gần 1,3 tỉ USD để nhập khẩu. Đáng nói, cho đến nay NHNN chưa cấp phép cho bất cứ đơn vị nào nhập vàng nữ trang và nếu đúng thì số vàng nữ trang với khối lượng lên tới trên 25,5 tấn này là nhập lậu hoàn toàn.
2Cũng theo thống kê của Hiệp hội Vàng thế giới, trong 2 năm này số lượng vàng thỏi nhập vào VN còn lớn hơn nhiều. Cụ thể, trong năm 2011 vàng thỏi nhập vào VN tổng cộng là 87,8 tấn, trị giá 4,561 tỉ USD. Năm 2012, con số này cũng không kém với tổng cộng là 75,2 tấn, tương đương trên 4 tỉ USD. Riêng với vàng thỏi, trong năm 2011 và 2012, NHNN cũng không cấp phép công ty nào được nhập loại vàng này. Vì vậy, vàng thỏi chỉ có thể vào thị trường nội địa theo 2 con đường. Thứ nhất là NHNN cho phép các NHTM mua trạng thái nước ngoài và thứ hai là vàng thỏi nhập lậu.
Những con số trên nói lên rằng, vàng lậu đã, đang và sẽ tiếp tục tràn vào VN. Đây cũng chính là nguyên nhân gây biến động tỷ giá trong suốt thời gian qua. Điều này hợp lý và lý giải vì sao cầu ngoại tệ “chính thống” của nền kinh tế mấy năm nay không tăng, dự trữ ngoại tệ tăng mạnh nhưng “sóng tỷ giá” vẫn thỉnh thoảng lại nổi lên. Ngay tại thời điểm này, khi khoảng cách giá vàng trong nước và thế giới bị đẩy cao lên mức kỷ lục, trên 6 triệu đồng/lượng, thì tỷ giá ngoài thị trường tự do lại bị hun nóng một cách đáng ngờ.
Hợp pháp hóa vàng lậu ?     
Với những biến động tại thị trường vàng, các chính sách xuất – nhập và cuộc chuyển đổi vàng phi SJC sang SJC trong thời gian qua hé lộ khả năng đã có tình trạng trục lợi chính sách để “rửa” số lượng vàng lậu khổng lồ đã tràn vào VN. Bởi như phân tích trên, ngoài “chui” vào kênh vàng nữ trang, vàng lậu còn có thể được dập thành vàng miếng giả thương hiệu SJC, vàng nữ trang dưới tên gọi phi SJC. NHNN đã chính thức quản lý việc dập vàng miếng thương hiệu độc quyền SJC nên nếu muốn hợp pháp hóa số vàng lậu chỉ có con đường duy nhất là xuất ra rồi nhập trở lại. Và cũng trùng hợp NHNN “bỗng dưng” (nói bỗng dưng là bởi trước đó, NHNN công bố có khoảng 500 tấn vàng đang nằm trong dân và lên phương án huy động. Với lượng vàng trong dân nhiều như vậy, không có lý do gì để nhập vàng) cho phép tạm xuất vàng phi SJC để tái nhập 11 tấn vàng khối về dập vàng miếng SJC. Sự “trùng hợp” này rất dễ tạo điều kiện cho vàng lậu được đưa vào diện phi SJC, sau đó xin phép xuất ra để nhập vào để hợp thức hóa thành vàng chính ngạch. Hay nói cách khác là “rửa vàng” kiếm lợi khủng. Nếu chỉ lấy mức chênh lệch giữa vàng trong nước và thế giới trung bình là 3 triệu đồng/lượng thì với 25,5 tấn vàng nhập lậu, lợi nhuận từ vàng lậu lên cả trăm triệu USD.
Nhưng mọi chuyện không dừng ở đó. Số vàng lậu nhập vào VN trong 2 năm qua,3như thống kê của Hiệp hội Vàng thế giới, là 25,5 tấn (chỉ tính riêng vàng nữ trang). Đợt “tạm xuất, tái nhập” vừa rồi được 11 tấn vàng và đã được NHNN bán hết sau phiên đấu thầu ngày hôm qua. Như vậy, còn khoảng gần 15 tấn vàng lậu vẫn đang “ẩn” trên thị trường chờ cơ hội hợp pháp hóa. Câu hỏi đặt ra là, liệu có xảy ra thêm một cuộc tạm xuất – tái nhập để chuyển thể về vàng miếng SJC một cách chính danh nữa hay không? Câu trả lời vẫn phải chờ, nhưng những biểu hiện của thị trường vàng hiện nay đang cho thấy điều đó hoàn toàn có thể tiếp tục được thực hiện. Cụ thể, chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới (lý do lớn nhất để phải bình ổn) đang ở mức kỷ lục, khoảng 6 triệu đồng/lượng, lượng vàng NHNN nhập khẩu trước đó đã bán hết sau 11 phiên đấu thầu… Khả năng tạo những cơn khan hiếm giả gây áp lực xuất – nhập để hợp pháp hóa vàng lậu là rất lớn.
Giá vàng VN trong quá khứ có cao có thấp hơn giá thế giới, nhưng mấy năm trở lại đây luôn cao hơn vàng thế giới rất nhiều. Trong quá khứ, VN có xuất khẩu vàng, nhưng mấy năm gần đây vàng xuất hầu như không có mà vàng nhập thì rất lớn. Đặc biệt, là nhập lậu. Đây là kết quả từ chính sách quản lý thị trường vàng yếu kém, tạo cơ hội cho các đơn vị, giới đầu nậu, giới đầu cơ… thao túng, trục lợi từ ngay trên cơ chế.
Vàng là thủ phạm làm tăng giá USD: Tiến sĩ Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc NHNN cũng khẳng định, diễn biến kinh tế vĩ mô chưa cho thấy áp lực căng thẳng quá lớn về đồng USD. Nhưng vừa qua, sự nóng lên của đồng ngoại tệ này chính do các đầu nậu tranh thủ nhập vàng đế “kiếm lời”. Ở các địa bàn như TP.HCM, Hà Nội nhu cầu tiêu thụ vàng bao giờ cũng rất lớn, với mức chênh lệch giá như vừa qua, dễ hiểu giới buôn lậu vàng chắc chắn đã vào cuộc. Một chuyên gia nhiều kinh nghiệm trên thị trường tài chính cũng nhận định, trong tình hình khó khăn hiện nay, cầu USD cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thực sự chưa cao, trong khi đó nhập siêu quý 1 không quá lớn để gây áp lực lên cán cân thương mại, thì có thể thấy nhiều khả năng vàng chính là thủ phạm khiến USD đã tăng giá so với VND.Anh Vũ (ghi)
Nguyên Hằng

5 nhận xét:

  1. NHNNVN : Em chả , em chả ...

    Trả lờiXóa
  2. Com bên báo TN không được, qua đây com ...đềnlúc 15:24 25 tháng 4, 2013

    "theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 3.4.2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, nhà nước công nhận quyền nắm giữ, mua, bán tất cả các thương hiệu vàng miếng hợp pháp của người dân, không có sự phân biệt đối xử và không hạn chế lưu thông các thương hiệu vàng miếng khác SJC..."
    ...
    Vô lý ! không thuyết phục tí nào !
    Tôi xin hỏi:
    - Nếu là vậy tại sao NHNN lại đấu thầu vàng mà là vàng thương hiệu SJC ? Sao không ký hiệu gì đó bởi giá trị của vàng chỉ theo "độ tinh khiết" của nó.
    - Tại sao lại nhập vàng quốc tế về dập thành SJC ?
    - NHNN có biết DOJI đã mua SJC Đà Nẵng và SJC Hà Nội ?

    Ôi, không có sự phân biệt đối xử !

    Trả lờiXóa
  3. Tui không có kiến thức về ngân hàng, tiền và vàng.
    Nhưng tôi đã đọc kĩ các bài phân tích của các chuyên gia kinh tế, lập luận của các vị ấy đã giúp tôi hiểu ra và thuyết phục tôi hoàn toàn.
    Tui có ý kiến thế này:
    1. Con số hàng chục tấn vàng nữ trang hoặc vàng thỏi công bố trên trang tin của Hiệp hội vàng thế giới có thể được hiểu theo 2 cách: hoặc đó là con số ước lượng nhu cầu giao dịch, mà cũng có thể đó là khối lượng vàng thực sự đã giao dịch. Ở đây, rất có khả năng cách hiểu sau là đúng, vì nay đã gần hết tháng 4 năm 2013 thì còn "ước tính" số lượng vàng của năm 2012 làm gì? Như vậy cách hiểu của báo Thanh Niên có thể chưa chính xác, nhưng cũng không sai.
    2. Hơn chục tấn vàng giao dịch đó, có thể có nguồn gốc từ trong nước nhưng cũng có thể là từ nhập lậu mà ra. Báo Thanh Niên đặt nghi vấn số vàng đó là do nhập lậu thì có thể chưa hoàn toàn đúng, nhưng cũng chưa chắc đã sai.
    Nhưng, giả sử báo Thanh Niên có sai đi nữa, thì NHNN có thể kiện báo này ra tòa dân sự, việc gì lại đi báo cáo công an?
    Hành động này của NHNN là sai hoàn toàn. Một người thường đã không xử sự như thế, thì một tổ chức trực thuộc chính quyền càng không được phép xử sự như thế. Vì đó là hành vi thấp kém, hèn hạ, vô đạo đức.
    Trở lại với bài của báo Thanh Niên.
    Báo Thanh Niên có thể hiểu chưa chính xác về nguồn gốc hàng chục tấn vàng đã nói ở trên, do vậy nếu muốn, có thể coi đó là “cái sai” của báo này.
    Nhưng “cái sai” đó không làm mất đi một sự thật hai năm rõ mười.
    Đó là, việc tạm xuất - tái nhập vàng rồi đưa vàng ra đấu thầu đã làm rối loạn nền kinh tế của đất nước, tạo ra khoảng cách quá lớn giữa giá vàng trong nước với giá vàng thế giới, tạo ra điều kiện rất tốt cho những kẻ trục lợi làm giàu trên sự nghèo khổ của nhân dân.
    NHNN thường rêu rao rằng, họ luôn luôn đúng trong chính sách về thị trường vàng và mục tiêu của họ là bình ổn giá vàng, bình ổn thị trường để ổn định đời sống nhân dân. Qua các sự kiện đã xảy ra như việc đấu thầu vàng, việc tăng khoảng cách giá vàng trong nước với giá vàng thế giới, việc không kéo được giá vàng xuống và giữ ở mức thích hợp v.v… nhân dân đã thấy rõ mục tiêu mà NHNN dự tính đã hoàn toàn sụp đổ.
    Điều này không thể không khiến cho nhân dân nghi ngờ động cơ hành động của quan chức NHNN: có thực họ đang tìm cách ổn định kinh tế đất nước hay không, hay là họ đang tìm cách thu vén tài sản quốc gia vào cho nhóm lợi ích nào đó?

    Trả lờiXóa
  4. Bác Thông ơi, các bác không chỉ sai về kỹ thuật, mà còn sai nặng về tư tưởng nữa cơ. Bài báo này làm mất "uy tín" của NHNN, dẫn đến mất uy tín của nhà nước và hệ quả là ảnh hưởng đến uy tín của đảng (vì đảng lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện nhà nước mà). Thế là đủ chết rồi, có thể quy tội . . . "tuyền truyền chống đảng và nước" được rồi!!! Đáng lẽ ra Bác và bào TN nhà Bác) phải nghe em chỉ đưa tin về quê hương Tiên Lãng cho nó . . . lành!!!

    Trả lờiXóa
  5. Có người bên ABS viết hay, bác thông xem có thể "phòng bị gậy" cho phóng viên PH:
    http://anhbasam04.wordpress.com/doc-gia-viet/ve-phan-ung-cua-ngan-hang-nn-doi-voi-bai-bao-dinh-cua-bao-thanh-nien/

    Trả lờiXóa