Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

Vắc xin và mạng người

Bài này tôi xin tặng anh Bùi Chiến- PV báo Thanh Niên chuyên mảng y tế. Trưa nay anh Chiến bảo sao dạo ni ít viết thế, ngày nào cũng đợi bài mới mà chả thấy.

Thực ra cái chuyện tiêm chích mấy con vi rút vào người không có gì mới lạ, thậm chí có thể ví nó xưa như cổ tích. Hồi cụ thể thì tôi chả rõ nhưng lứa chúng tôi sinh giữa thập niên 50 thế kỷ trước, lúc cởi trần tắm kênh hoặc đi đánh dậm nhìn cánh tay đứa nào cũng có vết sẹo nhỏ bằng hạt đỗ, dấu tích của chủng ngừa bệnh đậu mùa, gọi nôm na là chủng đậu. Về nhà hỏi kỹ anh chị lớn hơn, sinh vào thập niên 40, té ra ai cũng có vết chủng đậu ấy. Vậy ít nhất từ thời mồ ma thực dân Pháp dân An Nam đã được chích ngừa. Không phải là tiêm vắc xin hiện đại như bây giờ đâu, chỉ thấy cô y tá lấy miếng sắt nhọn nhọn giống cái ngòi bút lá tre, thấm con vi trùng đậu mùa, bảo mình quay mặt đi, cô ấy rạch nhéo một phát vào cánh tay. Xong, bôi tí cồn. Chỉ để lại vết sẹo. Nghe người nhớn dọa rằng họ cấy con vi trùng đậu mùa vào cơ thể chúng mày đấy, đứa nào cũng trợn tròn mắt lắc đầu lè lưỡi sợ. Về nhà lo lắng hỏi, thày mẹ trấn an giải thích rằng mấy con vi trùng đó yếu rồi, vào cơ thể không quậy phá gì được đâu, chỉ có tác dụng để con người mình tập luyện cho quen, sau này con đậu mùa nào mạnh hơn xâm nhập vào thì hệ miễn dịch đánh sẽ quen tay, đỡ bị bỡ ngỡ. Đại loại thế, giống bọn trẻ con tập đánh trận giả, lúc nhớn đi bộ đội đánh Mỹ Diệm sẽ hăng lắm.

Cuộc sống càng ngày càng hiện đại, cách chủng ngừa càng tối tân và nhẹ nhàng hơn so với trước. Không cần phải nhắm mắt, quay mặt, còn cô y tá vừa cười vừa dí mũi tiêm vào tay đứa bé, chớp mắt đã xong. Chả lưu vết sẹo nào. Nhà nước gọi đó là tiêm chúng mở rộng, ngừa bằng vắc xin. Nhưng khổ nỗi, theo đà đời sống phát triển thì bệnh cũng phát sinh nhiều hơn. Hồi xưa chỉ chủng đậu (mùa) để khỏi bị rỗ mặt, nay thì lao, uốn ván, ho gà, bạch hầu, sởi, bại liệt, rubella, quai bị, viêm gan, hết siêu vi A lại đến siêu vi B, C, loạn cả lên. Trẻ con mới chào đời chưa kịp cất tiếng khóc đã bị lôi ra tiêm tiêm chích chích. Nhà nước khuyến cáo đó là vì tương lai giống nòi. Dạo ban đầu, các cháu cứ đến độ tuổi, đến ngày hẹn là đưa tới phường tới xã, tới phòng y tế chích vắc xin, miễn phí hoàn toàn. Hai đứa con tôi, một đứa sinh thập niên 80, một đầu thập niên 90 được chích đủ thứ mà chẳng mất đồng nào. Sau này tự dưng họ thu tiền, có những mũi mấy trăm ngàn đồng, tôi chả hiểu ra làm sao.

Tiêm vắc xin, nói ngắn gọn và giản dị, để vì sức khỏe, vì sự sống. Mạng người quý nhất, nên phải phòng ngừa cái chết, ngừa bệnh tật ngay từ đầu. Chích để sống chứ không phải để chết. Không cho phép sai số, không cho thử nghiệm trên tính mạng con người. Cái mục đích cao quý của chương trình tiêm chủng xét về lý thuyết là vậy, nhưng quá trình thực hiện lại đầy bất trắc. Chỉ một mạng trẻ em ra đi đã khiến cộng đồng “một mất mười ngờ” chứ đâu lại cả chùm cả đám cháu nhỏ tử vong đau xót thế. Đừng nên trách tại sao nhiều bậc cha mẹ quay lưng với việc tiêm vắc xin. Trong nỗi phân vân nghi ngờ ngày càng dữ dội, thà chọn phương án ít xấu nhất trong những phương án xấu. Không tiêm có thể không chết, chứ tiêm ai dám đảm bảo con họ sẽ không như 3 cháu bé sơ sinh tội nghiệp ở Quảng Trị kia. Những nhà làm chính sách có hiểu được nỗi lòng dân chúng. Đứa con dứt ruột đẻ ra tại sao lại chết sau khi tiêm vắc xin mà không phải lúc khác? Họ có quyền nghi ngờ, phản đối, dù họ biết chính mình cũng phải chịu thiệt thòi. Tại sao những người như bà bộ trưởng y tế không nghĩ rằng người dân có cái lý của họ, không nghĩ rằng chính bộ máy của mình, con người của mình có vấn đề.

Tôi xin chỉ ra ngay, một vấn đề thôi, liên quan đến vắc xin. Dạo tháng 5 xôn xao dư luận vụ vắc xin Quinvaxem gây chết người. Lãnh đạo bộ Y tế điều tra tới điều tra lui, cuối cùng căn cứ vào một văn bản của tổ chức Y tế thế giới (WHO) bảo rằng Quinvaxem vẫn an toàn, cứ tiêm. Có người thắc mắc tại sao chính nước sản xuất Quinvaxem là Hàn Quốc lại không dùng, còn ta vẫn rước về, ông Nguyễn Trần Hiển viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương (Bộ Y tế) giải thích vì ta thiếu tiền, không kham nổi loại đắt, phải mua Quinvaxem cho nó rẻ. Hỡi ôi. Thương thay mạng người xứ mình trong tay những người làm chính sách và thực thi chính sách do họ ban hành. Tôi nhẩm tính ở nước ta mỗi năm có vài triệu trẻ em chào đời, số tiền mua vắc xin, nếu chọn loại xịn nhất cũng chỉ bằng số lẻ thất thoát của vụ Vinashin, thậm chí chưa bằng một phần giá mua con tàu Hoa Sen 60 triệu euro nay đang để mục nát từng ngày. Mỗi năm nhà nước bỏ ra không biết bao nhiêu nghìn tỉ, vạn tỉ đồng xây nhà cửa công sở hoành tráng, mua sắm ô tô đắt tiền, thứ này thứ nọ xa xỉ trang bị cho cán bộ rất lãng phí, nhưng vắc xin đảm bảo mạng người lại tính chi li từng tí, lấy rẻ làm đầu. Tôi băn khoăn tự hỏi có thật mạng người xứ mình rẻ đến thế không?

Viết đến đây, tôi nhớ lại câu nói nửa đùa nửa thật của đứa cháu: Các ông bà ấy tham rẻ, mua của nợ chết người về, để các ông bà ấy tiêm cho con cháu họ, còn con vàng con bạc của cháu, chẳng tiêm thì đừng.

28.7.2013
Nguyễn Thông

22 nhận xét:

  1. Nửa tháng nữa tôi sẽ lên chức "ông nội". Cả nhà tôi đã họp và nhất trí 100% là sẽ không tiêm chủng gì hết.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Gia đình bác đã chọn các xử lý rất tiêu cực! Không tiêm chủng thì cháu nội bác sẽ mắc bệnh đấy! Bằng mọi cách, chúng ta hãy đấu tranh với bộ Y tế, buộc họ phải áp dụng tiêu chuẩn tiêm chủng an toàn cho tất cả trẻ em VN! Đừng ngồi im để chờ chết!

      Xóa
    2. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
    3. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
  2. bác thông ơi đăng bài này lên báo cho mọi người đọc

    Trả lờiXóa
  3. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  4. Đọc bài viết của chú mà lòng đau lắm, như dau cắt ấy.
    Không ai cho không biếu không mình cái gì mà không có lỳ do cả. Nhật không Vacxin của nước khác rồi về chích chết queo rồi mới tá hỏa. Dùng tiền vào việc riêng thì thật đáng phẩn nộ.

    Trả lờiXóa
  5. Bài Viết này, Anh Thông nương tay nhẹ thế? Cụ thể tình hình là: Tiêm Vắc xin mà xảy ra chết người, dù chỉ 01 sinh mạng cũng đã đủ dừng lại, nay đã tốn ~20 sinh mạng các cháu! Chỉ còn cách: nếu tiếp tục tiêm, tiếp tục gây chết chau... Mụ Bộ Trưởng kia đền mạng(?) hoặc có dám đền bù sản nghiệp lẫn "ghế" cho người nhà nạn nhân?! Cái công văn đề nghị Bộ CA vào cuộc là động tác gạt bóng - chốn tránh trách nhiệm thôi! Không tự gải quyết tìm được nguyên nhân chuyên ngành thì... cớ sao lại đùn sang ngành khác hả Bà Bộ Trưởng?!
    Thôi thì đừng làm bộ trơ]ngr cho rồi! chỉ sợ chủ tâm "ỉm cái nguyên nhân sâu xa"... Nhưng mọi người biết tỏng rồi.

    Trả lờiXóa
  6. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  7. Nhiệm vụ của ngành Y là phòng và trị bệnh. Bà Tiến trưởng thành trong Y tế dự phòng, Viện Trưởng Viện Pasteur TP.HCM
    rồi đảm nhiệm chức Bộ Trưởng Bộ Y Tế. Tiêm chủng là nghề tay phải của Bà. Tiếc là Bà không phát huy hết sở trường của mình trong chỉ đạo chọn nhập vaccine, bảo quản và sử dụng vaccine mà chuyên vào chăm chú nhan sắc-lúc nào cũng
    thấy diêm dúa-và họp hành liên miên,bất tận. Phòng có tốt
    sẽ nhẹ bớt gánh nặng cho trị. Cò kè bớt nhắc chi ít hào
    khi chọn mua vaccine để dẫn đến thiếu an toàn và gây hoang mang trong cộng đồng. Giá mà khi về Quảng Trị, Bà ghé lại thăm gia đình các cháu xấu số, có phải rất người, rất nhân
    văn hơn không. Đã sai rồi còn sai tiếp khi đá trái bóng
    qua Bộ Công An đề nghị quyết liệt vào cuộc.
    Cũng thì cháu ngoại những chính khách khả kính,nhưng Bà Bình nối được chí nghiệp của Cụ Phan, còn Bà Tiến không có gì nổi trội để mọi người có một tiếng khen là cháu Cụ Hà!

    Trả lờiXóa
  8. Mỗi đứa trẻ được sinh ra là niềm hi vọng,sự kì vọng của các bậc cha mẹ ông bà và có khi là của cả 1 dòng tộc.
    Mỗi đứa trẻ yểu tử là nỗi đau xé lòng của người mẹ đã mang nặng đẻ đau.
    Bà Tiến bộ trưởng, chắc đã từng làm vợ và làm mẹ ? vậy sao bà nghĩ sao khi các bà mẹ trẻ đau đớn quằn quại ôm xác con mình bị chết do tiêm vắcxin?
    Phải chăng ở việt nam ai lên ghế cao là chung thân hưởng lộc mà không chịu trách nhiệm về hậu quả nghiêm trọng do mình gây ra ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trăn trở làm chi.Đau lòng.Mình,Bạn và Nguyễn Thông
      đã được bọn Việt Tân xếp loại bút nô,CAM,DLV rồi. Chúng đã khai chiến. Hãy đành dứt cái lòng tốt trời sinh.Tiếp tục cuộc chiến đấu mới. Cam go nhưng vẻ vang!

      Xóa
  9. "Tại sao những người như bà bộ trưởng y tế không nghĩ rằng người dân có cái lý của họ, không nghĩ rằng chính bộ máy của mình, con người của mình có vấn đề."

    "người dân có cái lý của họ"

    Xin ông Thông suy nghĩ lại,
    tôi ôm trong tay đứa con tôi mới sinh ra đời và đã bị chích chết rồi
    ông Thông xem tôi phải lý luận gì nữa đây ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sao bác lại hỏi bác Thông? Mạng người là tất cả, lý luận cái gì nữa mà lý luận? Bác hãy yêu cầu bộ Y tế và bà Tiến phải đền mạng cho con bác!

      Xóa
  10. Trân trọng kính mời Bác Nguyễn Thông và tất cả bà con ta cùng tìm câu trả lời do báo Phụ nữ Today đặt ra: "Vì sao Bộ trưởng Tiến thăm con Chủ tịch đảo Trường Sa?"
    (link: http://phunutoday.vn/xa-hoi/doi-song/201307/vi-sao-bo-truong-tien-tham-con-chu-tich-dao-truong-sa-2217796/)

    Trả lờiXóa
  11. Mấy vụ y tế gây chết người tôi thấy nhức nhối quá, tôi muốn viết mấy bài về y tế nhưng vì quá bận, tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của bác Nặc danh21:27 Ngày 28 tháng 7 năm 2013. Mọi người hãy dừng tiêm vaccin, tôi sẽ giải thích sau.
    Nghành y là nghành bảo vệ sức khỏe co mọi người, hiện còn rất ít nước còn kiểu khám bệnh tại bệnh viện công mà thu tiền, nhưng ta thì " thu viện phí là thành tựu y học".
    Tôi đã có đề án giảm tải trình Phó thủ tướng nhằm giúp người dân tự phòng chống bệnh mà chưa thấy phó thủ tường hồi âm: http://phuongthaotd.com/index.php?m=news&a=noidung&id=74&idc=15&flag=dis

    Trả lờiXóa
  12. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  13. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  14. Nhà em xin phép bác đưa bài lên chia sẻ trên G+ và facebook

    Trả lờiXóa
  15. http://iloveyouvietnam.blogspot.com/?m=0 việt nam cài vô đây nè

    Trả lờiXóa
  16. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa