Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

Tạo thêm khoảng cách giàu nghèo

BÁ TÂN 
Rút ngắn khoảng cách giàu nghèo. Đó là điệp khúc thường nghe tại nhiều diễn đàn cũng như trong các báo cáo thành tích từ trung ương đến địa phương. Dân chúng, nhất là những người nghèo, luôn khát khao nhìn thấy khoảng cách giàu nghèo được rút ngắn. Nhưng Hà Nội đang làm ngược lại, chủ động tạo ra khoảng cách giàu nghèo ở mức khủng khiếp.

Sau khi có nghị quyết của HĐND thành phố, Hà Nội đang triển khai xây dựng 18 trường công lập chất lượng cao. Ngay trong năm học 2013-2014, số trường này thực hiện thu học phí các lớp mầm non và tiểu học mỗi tháng 2,9 triệu đồng, các lớp thuộc cấp THCS và THPT thu học phí 3 triệu đồng/tháng. Theo kế hoạch đã được phê duyệt, bước sang năm học 2014-2015, hai mức học phí nói trên tiếp tục được nâng lên 3,2 triệu đồng và 3,4 triệu đồng/ tháng.

Mức học phí khủng như vậy, dĩ nhiên chỉ con nhà giàu mới kham nổi. Nhãn mác là trường chất lượng cao. Chất lượng dạy và học thế nào chưa biết, riêng học phí thì cao ngất ngưởng. Con nhà nghèo, kể cả năng lực học rất giỏi, chỉ đứng ngoài mà nhìn như khách qua đường. Mỗi tháng, cả nhà nhịn ăn, gia đình nghèo không đủ tiền nộp học phí cho một đứa con đi học.

So với mức bình quân ở khu vực ngoại thành Hà Nội, khoản học phí ở trường chất lượng cao gấp gần 150 lần. Mức chênh lệch trên 10 lần đã là không bình thường. Hà Nội muốn vượt xa cái không bình thường, tạo ra sự kinh hoàng với khoảng cách giàu - nghèo gấp gần 150 lần. Hà Nội không chỉ là thành phố to nhất về diện tích, mà còn có nhiều cái nhất cần tránh, chẳng hạn như mức chênh lệch học phí giữa nhà giàu với người nghèo.

Lãnh đạo Hà Nội có lẽ vì mải mê việc nước mà không nhận ra việc toàn dân đều biết. Thực tế cho thấy những nơi có nhiều học sinh giỏi không phải là nơi giàu nhất nước. Những thí sinh trở thành thủ khoa đâu có phải tất cả là con nhà giàu.

Lập ra trường thu học phí cao để có trường chất lượng cao? Lập luận kiểu đó là ngụy khoa học. Cách làm ấy không chỉ xúc phạm con nhà nghèo học giỏi mà còn thể hiện tư duy trọc phú.

Gạt con nhà nghèo ra rìa. Dành trường chất lượng cao cho con nhà giàu. Từ xưa đến nay, những vùng đất học không bao giờ hành xử theo cái kiểu của Hà Nội.

Tràng An thanh lịch mà lại thế à.

Đáng buồn cho Hà Nội.
Bá Tân 
                                                     Phố Hàng Bông. Ảnh: Nguyễn Thông

11 nhận xét:

  1. Bác Bá Tân mới là không thành thực với chính mình.
    Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi theo cơ chế thị trường, bác Bá Tân hoan nghênh điều đó chứ?Cơ sở hạ tầng thay đổi, hoặc đang thay đổi, sự thay đổi kiến trúc thượng tầng cho phù hợp của xã hội như văn hóa , chính trị,giáo dục ...là tất yếu.Có muốn không thay đổi cũng không được.
    Tôi ủng hộ việc phân chia các dịch vụ công cộng cho người có tiền và không có tiền.Tiền nào của ấy.Cái quan trọng trong xã hội nước ta không phải ở chỗ công bằng hay san bằng một cách hình thức.Điều quan trọng nhất là pháp luật nghiêm minh.Đấy mới là điểm mấu chốt đưa nước ta vào thời đại văn minh.

    Trả lờiXóa
  2. Xã hội ta đang đi lệch ngày càng nhiều so với tiêu chí ban đầu mà nó đặt ra. Nào là bình đẳng, công bằng, nào là "làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu", nào là giải phóng giai cấp vô sản... Thực chất tầng lớp cùng đinh chẳng mất đi, mà đơn giản chỉ chuyển từ người này qua người nọ, và với giai tầng giàu có cũng tương tự, tóm lại chỉ là một cuộc chuyển đổi ngoạn mục trong cùng một hình hài mà thôi. Bài xích chủ nghĩa tư bản, song bản thân đang tiến vào giai đoạn của chủ nghĩa tư bản hoang dã, trong đó kẻ giàu giàu thêm, người nghèo nghèo mãi. Mèo trắng mèo đen gì rồi cũng lại hoàn mèo, có hóa thành beo cọp chi mô, dân đen vẫn khổ, và đời vẫn chẳng thể dứt câu ngâm nga :" con vua thì lại làm vua..."

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Bao giờ cho đến ngày xưa"khi mà câu chuyện cổ tích về một thế giới đại đồng,"làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu","ngày mai đây tất cả sẽ là chung;tất cả sẽ là vui và ánh sáng"đã đi vào dĩ vãng.Đất nước này, dân tộc này không cần có một sự đay nghiến về quá khứ, khi mà quá khứ ấy đối với đại đa số nhân dân còn quá nhiều điều để tự hào.Mà suy cho cùng cũng chẳng có con cháu nào chỉ dựa vào của thừa tự của cha ông để sống.Thời đại nào nó cũng giá trị của nó được xây dựng lên bởi những con người của thời đại ấy .Chẳng có điều gì, giá trị gì là bất biến trong sự phát triển của nhân loại nói chung và từng dân tộc nói riêng.

      Xóa
  3. Mời các bác đọc bài này. Lê Xuân Trung đang là hiệu trưởng THPT Vân Tảo- Nổi tiếng ngút trời sau vụ thuê XH đen đánh gv Đỗ Việt Khoa. Nay Lê Xuân Trung về làm hiệu trưởng trường chất lượng cao Lê Lợi được thành lập trên nền trường chuyên Nguyễn Huệ:
    http://gdtd.vn/channel/2741/201307/ong-le-xuan-trung-hieu-truong-truong-thpt-chat-luong-cao-le-loi-ha-noi-cong-dan-toan-cau-la-san-pham-cua-truong-toi-1971367/

    Trả lờiXóa
  4. Sau tháng Tám năm 1945,từ TRIỆT ĐỂ thường được dùng phổ biến.Hay dùng nhưng tìm hiểu ý nghĩa của từ"triệt để"thì
    không mấy người.Có thể do lười biếng và cũng có thể từ
    này khá nhạy cảm khi được triển khai rộng rãi.Triệt để
    nghĩa là suốt tận đáy.Cả đến lớp cần lao tận đáy của xã hội cũng đều được chan hòa mọi phúc lợi,văn hóa,văn minh của cộng đồng.Xây dựng 18 trường chất lượng cao ở thủ đô với học phí ngất ngưởng là đang thực hiện cuộc cách mạng
    triệt để?
    Ngẫm câu:"Vô sản thế giới đoàn kết lại!",lời hiệu triệu
    từng lay động lớp lớp người,hôm nay thêm phần thú vị.Thú
    vị ở chỗ đoàn kết lại để làm cái gì và được cái gì...
    Đặt stent xong,vừa ra viện,vẫn còn mệt,thấy nhà Bác Thông khá phong quang,xin chúc mừng Bác!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chúc sức khỏe bác TMD.Mừng thấy bác lại đàm đạo cùng trà hữu.

      Xóa
  5. Thưa bác TMD:câu khẩu hiệu" Proletarier aller Länder, vereinigt euch" nguyên bản bằng tiếng Đức được dịch theo hai cách:
    Vô sản thế giới liên hiệp lại và Vô sản thế giới đoàn kết lại.Hai từ"liên hiệp" và "đoàn kết " có khác nhau về nghĩa trong tiếng Việt phải không ạ?Mong bác kiến giải.Bác có chắc những người cộng sản Việt Nam nắm vững khẩu hiệu trên không?Tôi có một số trường hợp, ví dụ khá thú vị trong lịch sử về việc phân rẽ trong đạo Kito, đạo Hồi thậm chí trong đạo Phật về cách hiểu khác nhau các đoạn trong kinh Tân ước ,Cựu ước, kinh Koran hoặc kinh Phật đã dẫn đến những biến động kinh hoàng.Khi nào có dịp xin được thưa chuyện cùng bác.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn Bác Chí còn nhớ đến mình.Cám ơn lời chúc sức khỏe chân thành của Bác.Hiểu thế nào,mình thưa với Bác thế ấy.Liên hiệp và Đoàn kết có chung một nét nghĩa,liên và kết(union/unir).Nhưng khi sử dụng các cặp từ này thì tùy vào ngữ cảnh.Hiệu triệu các cá nhân thì chọn đoàn kết(se solidariser).Kêu gọi các tổ chức thì chọn liên hiệp(fédération).Mình rất thích
      tìm hiểu cách hiểu khác nhau về kinh của các tín hữu Phật,Ki tô,Hồi.Nhưng bây giờ thì không tiện, do chủ trang đang áp dụng chế độ duyệt còm.
      Hiển thị còm phải chậm lại.Và việc bàn bạc sẽ bớt hào hứng.Lại nữa,mình đang uống aspirine 81 để chống huyết khối,chưa được khỏe lắm.Chắc rồi cũng sẽ có dịp thôi,Bác Chí ạ.Thân,quí.

      Xóa
  6. Thông tin rất hay, thanks’ pro

    Trả lờiXóa
  7. những thông tin này lại đang bịa đặt các chính sách và thực tế của đất nước rồi. Chỉ có những kẻ có tầm nhìn quá hạn hẹp hoặc tầm nhìn của những kẻ bị cái vật chất gì đó làm che mắt nên chúng mới nói bừa như thế thôi. Các chính sách của nhà nước đang làm cho khoảng cách giàu nghèo giữa người dân ngày càng được rút ngắn. Các vùng khó khăn vùng sâu vùng xa khó khăn rất được nhà nước quan tâm hỗ trợ phát triển và ngày càng có sự thay đổi bộ mặt khoảng cách giàu nghèo đang được rút ngắn chứ đâu như những gì mà cái trang này nói

    Trả lờiXóa
  8. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa