Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

Thành ngữ mới: Thành công tốt đẹp

Phàm con người ta cũng như bất cứ tập thể, tổ chức, đơn vị nào, làm điều gì cũng mong được thành công, đạt như mình muốn. Trên cả sự thành công thì gọi là thành công tốt đẹp.

Nói như thế để thấy rằng đó là điều bình thường trong cuộc sống, thuận lòng người chứ chẳng phải trái nghịch gì. Nhưng nhiều khi nhân định không bằng thiên định, ngoài khao khát của con người thì còn có ý trời, có những sức mạnh ngoài quy luật xã hội chi phối hành vi con người. Có cưỡng mấy cũng chỉ vá víu được phần nào cho tấm áo số phận thôi.

Phải công nhận người cộng sản có ý chí ghê gớm. Họ đã làm gì hoặc muốn làm gì thì làm cho bằng được. Họ cưỡng lại tất, coi quy luật tạo hóa chẳng là cái đinh. Có một thời họ hô khẩu hiệu “vắt đất ra nước thay trời làm mưa” khi thời tiết khô hạn, hoặc “nghiêng đồng đổ nước ra sông” khi úng lụt. Họ làm thơ “Ước gì kéo núi lên cao mãi/Xáp mặt quân thù đánh tuyệt hơn” (thơ Nam Hà, tức Nguyễn Thành Vân)... Trời còn chả mùi mẽ gì, vậy thì người chỉ là con muỗi, con tép với họ.

Và có nhẽ, tự tin như thế, đỉnh cao trí tuệ như thế, người cộng sản luôn cho rằng sự nghiệp của họ chỉ có “đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”, đảng của họ “là người tổ chức, lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam”. Trong từ điển của họ, chỉ có từ “thắng lợi, thành công” chứ không bao giờ có từ “thất bại”. Nếu chẳng may thất bại thì lỗi không thuộc về họ, mà do lực lượng khác. Chính vì vậy, dân gian tổng kết một cách mỉa mai, đùa cợt rằng “Mất mùa thì tại thiên tai/Được mùa bởi tại thiên tài đảng ta”.


Quá tự tin vào thắng lợi, người cộng sản không chấp nhận thất bại, dù gánh chịu thất bại. Vì thế phải giấu, phải lờ đi, phải ỉm thật lâu, sau này để thời gian bạch hóa dần.

Chúng ta đều biết, cái giá phải trả trong chiến tranh rất lớn, nhất là về sinh mạng con người. Giờ đây thì hầu như ai cũng biết để giành được đồi A1 trong chiến dịch Điện Biên Phủ, quân ta đã hy sinh gần 12.000 người lính. Để giữ thành cổ Quảng Trị 81 ngày đêm, bộ đội ta mất hơn vạn người, hầu hết là lính trẻ miền Bắc tòng quân năm 1971, trong đó có rất nhiều sinh viên, những tinh hoa của đất nước lúc bấy giờ. Trước đó, chiến dịch Mậu Thân 1968 ta cũng bị thiệt hại nặng nề, có những trung đoàn bị xóa sổ. Hồi mặt trận 779 bên Campuchia, suốt hơn chục năm sa lầy, bộ đội ta tổn thất nặng nề, mất hơn 5 vạn binh sĩ. Sau 1975, do quá tự mãn, duy ý chí, đường lối kinh tế sai lầm, họ đẩy cuộc sống đến bờ vực thẳm... Tuy nhiên, hầu như tất cả được che giấu, lịch sử chính thống không ghi chép, bởi nếu làm thế thì trái nguyên tắc mà họ đặt ra là tất cả mọi thứ phải “thành công tốt đẹp”. Mãi sau này, người ta mới phát giác nhiều thứ qua sự phát lộ của cuộc sống, chẳng hạn trận nào cũng thắng mà sao nghĩa trang nhiều thế, hài cốt bộ đội quy tập mãi không hết. Sao nội bộ đoàn kết vũng mạnh mà nhiều cán bộ bị xử lý, tù đày. Sao đỉnh cao trí tuệ mà suốt mấy chục năm trời cứ xóa đói giảm nghèo, lật đật chạy theo thế giới...

Cứ như văn mẫu ám vào cuộc tồn tại của họ, bất cứ đại hội, hội nghị, phong trào, chiến dịch... nào cũng phải “thành công tốt đẹp”. Mở màn mong muốn thành công là đương nhiên, nhưng kết thúc thất bại vẫn cứ “thành công tốt đẹp”. Báo chí truyền thông vào cuộc ca ngợi, tô vẽ, nói riết dân cũng phải tin, chỉ có thành công.

Không cuốn sử chính thống nào ghi lại, nhưng năm 1972 tôi nhập học vào Trường đại học Tổng hợp Hà Nội thì được nghe kể, năm 1971 có đợt nghĩa vụ quân sự tầm cỡ cuộc tổng động viên. Rất nhiều trường đại học ở miền Bắc vét sinh viên cho đợt này để chuẩn bị chiến dịch lớn sắp mở. Hàng vạn sinh viên, kể cả năm thứ 3, thứ 4 lên đường. Trường đại học Tổng hợp tập trung tiễn sinh viên ở khu Thượng Đình, với gần nghìn người lính trẻ. Thầy hiệu trưởng Ngụy Như Kontum dặn dò, động viên, nói lời tiễn biệt. Khi thầy vừa nói xong, cây cờ đại sừng sững giữa sân trường tự dưng đổ vật xuống. Đợt ấy vào Quảng Trị và chiến trường miền Nam, rất nhiều sinh viên không về, trong đó có anh Nguyễn Văn Thạc khoa văn. Thấy bảo thầy Kontum rất buồn. Một người từng trải, hiểu đời như thầy dĩ nhiên biết rằng “cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi” nhưng tận mắt chúng kiến cái điềm gở đó thì làm sao không buồn được. Chả biết lịch sử Trường đại học Tổng hợp Hà Nội có ghi lại điều này không, hay là lại kết thúc bằng công thức “thành công tốt đẹp”. (còn tiếp)

Nguyễn Thông

11 nhận xét:

  1. Điều 60 Luật lao động chưa có hiệu lực đã phải sửa,đại biểu nghỉ họp vào nửa buổi gây lãng phí cả nửa tỷ đồng,tình hình Biển Đông phải dấu vào"chỗ kín"nhưng chắc chắn kỳ họp QH lần này vẫn"thành công tốt đẹp".Ngầy hết chỗ nói với sự lãnh đạo tài tình,sáng suốt của"đảng ta"

    Trả lờiXóa
  2. Có lẻ câu "Đừng nghe những gì CS nói mà hãy nhìn những gì CS làm" là đủ để "bình lựng" thành ngữ "thành công tốt đẹp".

    Trả lờiXóa
  3. Một người mà không dám chấp nhận thất bại thì không bao giờ có thành công. Không dám sống vì ngày hôm nay mà chỉ sống với những hào quang quá khứ thì sẽ không có ngày mai. Những bậc đại trí không bao giờ tự nhận mình biết đủ, bao giờ cũng khiêm tốn học hỏi. Đức Phật đã dạy chỉ có những bông lúa lép trong ruộng mới vươn thẳng lên, những bông lúa nhiều hạt mẩy luôn cong mình xuống. Dân có câu tiền xu mệnh giá thấp nên tiếng kêu nó vang, tiền giấy mệnh giá cao nên tiếng kêu nó nhỏ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "tiền giấy mệnh giá cao nên tiếng kêu nó nhỏ"

      Không sao . Đảng của bác đã có cách giải quyết là lâu lâu hứng lên lại phá giá Bác Hồ . Tới bây giờ mệnh giá của Bác Hồ tương đối te tua thê thảm lắm rồi .

      Thấy Đảng của bác "đỉnh cao trí tuệ" chưa!

      Xóa
  4. Bắt cóc bỏ đĩa,ném,đá ao bèo,thọc gậy bánh xe,gắp lửa bỏ tay người,zút củi đáy nồi,nói đàng làm nẻo,nói bỏ bị ngụy,tôi nghĩ rằng,tôi cho rằng,tôi hy vọng rằng,tôi"Đồng ý dự án nầy,cho phép việc nhợ kia,"toi"(Hổng có xu nều) chu cấp cứu đói,nghèo tỉnh lị..."-Trách nhệm danh dự cở tui dưới váy Thac oai lặc,vua ngô tui thấy cạn máu đời nên quyết độ những thằng béo núc đần độn,chui zúc,cướp phá,nhơ bẩn,hèn hạ....,tẩm bổ của Giời thừa xả máu giúp Thiên hạ khốn khổ đi trước khi mặc định nhể.

    Trả lờiXóa
  5. Thành công, rực rỡ,mĩ mãn,đỉnh cao, sáng suốt, tài tình, thắng lợi này thắng lợi khác....nhân dân tin yêu,đầy tớ trung thành...là sản phẩm của trí tưởng tượng chỉ có ở "đảng ta"

    Trả lờiXóa
  6. Giời ạ, nguyện vọng lớn nhất của Bác Hồ vĩ đại là giải phóng miền Nam khỏi sự đô hộ của dân chủ tư bẩn . Nguyện vọng lớn nhất của Bác Hồ vốn đã vĩ đại sẵn, dân ta có hy sinh bao nhiêu cũng phải thực hiện cho bằng được . Mấy bác như bác Thông đáng lẽ phải tự hào vì đã và đang sống trong thời đại Hồ Chí Minh lúc nào cũng thành công tốt đẹp mới đúng .

    Tên Ngụy Như Kontum hay nhỉ! Tiếc tên đẹp quá, nhưng bị chữ Kontum phá cách . Phải chi có thể đổi Kontum thành Hà Nội, hay Ba Đình thì còn đẹp biết mấy nữa!

    Trả lờiXóa
  7. Bây giờ còn có một thành ngữ nữa là muôn năm, sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta. Khổ thân cái thằng như mình thấm nhuần duy vật biện chứng, logic lịch sử nên cứ nghe thấy từ này lại thương cho cụ Mark , cụ Lênin

    Trả lờiXóa
  8. Mình vẫn tự hỏi: Cũng là người Việt nam, nhưng mình có suy nghĩ rất khác những người cộng sản VN đó là họ tự lừa dối mình và nói dối người khác mà không biết ngượng! chắc họ là nòi giống Hít le, Đặng chăng? Mình cũng từng là đảng viên trong thời chiến tranh, nhưng rồi mình nhận ra ngay cái đảng nó giống Mao, Đặng và không khác Hít le nên mình bỏ của chạy lấy người luôn!

    Trả lờiXóa
  9. Ngày xưa bác có đọc cuốn " Giương cao ngọn cờ bách chiến bách thắng " của tác giả Lê Duẩn chưa ạ!

    Trả lờiXóa
  10. Chiều nay chúng ta lại được CT QH khẳng định chắc như đe"Kỳ họp đã thành công tốt đẹp".Chắc là vì đại biểu có được hơn nửa buổi nghỉ ngơi thư dãn đây.Thât là"kỳ họp này đã tiến hơn kỳ họp trước một bước"để chuẩn bị XHCN(xuống hố cả nút)

    Trả lờiXóa