Bạn bè

Tổng số lượt xem trang

Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

Nguyễn Công Khế, sao đời anh lại gian truân đến vậy?

QUỐC PHONG (nguyên Phó tổng biên tập báo Thanh Niên)
Gần một tuần nay, không rõ vì cơn cớ gì, ân oán gì mà sao anh Nguyễn Công Khế , Chủ tịch HĐQT Cty CP Tập đoàn truyền thông Thanh niên, nguyên Tổng biên tập báo Thanh niên bị ai đó dựng chuyện rồi tung lên mạng, họ tự nhân danh là Nguyễn Công Khế " để bôi nhọ anh.
Tôi hiểu rõ, họ thật táng tận lương tâm khi làm chuyện này. Không lẽ anh Khế lại "tự lấy đá ghè chân mình" là sao ? Họ khá tinh vi khi đưa ra những văn bản , chứng từ làm ăn của Công ty anh làm việc , thậm chí có cả dấu đỏ chót khiến người đọc không khỏi hoang mang và đọc nó. Cái nguy hiểm và thâm độc ở chỗ, tất cả những gì họ đưa ra, có văn bản minh hoạ hẳn hoi. Nhưng lại chỉ là" một nửa sự thật". Mà chỉ một nửa sự thật thì không thể là sự thật !

Kỳ 1:THUƠNG VÀ CƯU MANG BẠN BÈ VÀ CẤP DƯỚI HẾT MÌNH MÀ SAO VẪN BỊ NGƯỜI "ĐÂM SAU LƯNG"?

Những ai biết kỹ về Nguyễn Công Khế thì khỏi nói, chúng tôi không bao giờ tin. Còn với những ai lâu nay chỉ biết sơ qua về con người , nhân cách, chí khí của nhà báo Nguyễn Công Khế với 23 năm từng ở cương vị lãnh đạo báo Thanh niên thì cũng có phần hoài nghi. Không lẽ một người mạnh mẽ, quyết liệt và có uy tín trong làng báo Việt Nam, nay lại như thế sao ? Họ làm vậy liệu có phải là để hạ bệ những con người không khoan nhượng với cái ác, cái xấu và bảo vệ lẽ phải trong xã hội hôm nay? Họ làm vậy là để " đánh " vào tâm trí mỗi bạn đọc khát khao vì lẽ công bằng, bác ái hiểu rằng ở xã hội ngày nay, "đừng ảo tưởng rằng còn có người tốt, cương trực và chấp nhận đấu tranh chống lại cái ác ? Hãy quên đi, không có điều đó đâu !". Tâm địa của những người có bài viết như vậy thì quả là đáng suy nghĩ.
Tôi về báo Thanh Niên nhận công tác khi tờ báo đã ra đời trên 4 năm. Tôi được nghe kể lại cái thuở ban đầu của báo thì được biết, anh Huỳnh Tấn Mẫm , khi đó là Phó Trưởng ban Mặt trận Trung ương Đoàn TNCS HCM đã rủ anh Nguyễn Công Khế , anh Đặng Thanh Tịnh về xây dựng tờ tuần tin Thanh niên. Họ đều là những sinh viên, học sinh hoạt động trong phong trào sinh viên nội thành của miền Nam đấu tranh chống Mỹ. Họ đều bị địch bắt và đưa đi tù đày ở nhiều nhà giam khác nhau trước ngày giải phóng 30/4/1975. Khí phách kiên cường ở các anh , đã từ lâu khiến tôi luôn luôn cảm phục và quý trọng.

Hôm mới đây, 11/12 /2015, tôi có dịp ra thăm Côn Đảo, nơi được xem là " địa ngục trần gian" của quá khứ ,qua 113 năm cai trị của đế quóc Pháp, Mỹ, chúng đã giam cầm hàng vạn người yêu nước. Tôi đã đến phòng giam số 8 để nhìn tận mắt nơi anh Đặng Thanh Tịnh, nguyên phó Tổng biên tập báo Thanh niên đã bị giam cầm trước giải phóng . Tôi đã phần nào hình dung thêm ra các anh Huỳnh Tấn Mẫm, anh Nguyễn Công Khế- một thế hệ lãnh đạo đầu tiên ở báo Thanh niên trước đây họ đã dũng cảm dấn thân vì độc lập, tự do cho dân tộc ra sao ? Thật là cảm phục các anh vô cùng và tôi tự thấy mình nhỏ bé trước các anh cũng như những chiến sĩ cách mạng kiên cường khác đã từng chịu tù đày... Nếu mình mà phải chịu cảnh đó, liệu ý chí mình, sức chịu đựng của mình sẽ ra sao ? Thật không hề dễ dàng !
Ý tưởng " thai nghén " ra tờ Thanh niên xuất phát từ khát vọng của các anh khi đó là muốn tổ chức Hội LHTN Việt Nam có một tờ báo riêng để làm công tác vận động đoàn kết tập hợp thanh niên chưa tham gia tổ chức Đoàn Thanh niên.
Ngay từ lúc ra đời (3/1/1986), tờ báo không hề được nhà nước cấp cho một xu nào mà hoàn toàn phải tự lực cánh sinh ngoài một tờ giấy phép xuất bản . Nói tóm lại, chúng tôi đi từ 2 bàn tay trắng mà làm nên một tờ báo Thanh niên lớn mạnh, uy tín như bây giờ. Nhiều năm nay, mỗi năm chúng tôi cũng nộp thuế cho nhà nước vài chục tỷ đồng và tự nuôi nhau. Mới ngày nào tờ báo chỉ có mươi người, nay đã trên 500 cán bộ, phóng viên, công nhân viên. Vâng , nuôi 500 con người , thật không phải chuyện chơi, nhất là phải tự lo toàn bộ, không hề có sự chu cấp của Nhà nước dù là một đồng lẻ...
Tôi nghe nói, lúc đầu, cũng nhờ có sự quen biết và tấm lòng của bà Ba Thi, Giám đốc Công ty Lương thực TP Hồ Chí Minh, một người phụ nữ năng động của một thời rất oanh liệt do" phá rào" để cứu hàng triệu người dân TP Hồ Chí Minh khỏi cảnh thiếu gạo từng bữa. Các anh ấy đã vay công ty bà Ba Thi 50.000 đồng để làm vốn xây dựng tờ báo.Sau 10 số báo, các anh đã lấy tiền bán báo số sau để trả nhà in in số báo trước. Và cứ thế, thực hiện trả nợ Công ty của bà số vốn vay kia cho đến khi có lời và đủ trả được lương cho mọi người mà trước đó có lúc làm không công.Báo ra mà không có trụ sở, nhiều năm tạm trú dặt dẹo,phải mượn tạm nhiều nơi để rồi đến lúc tạo được uy tín với TP Hồ Chí Minh, họ đã cho báo thuê nhà , tuy có chật chội nhưng có còn hơn không. Sau đó được thanh lý nửa ngôi biệt thự ở 248 Cống Quỳnh, TP Hồ Chí Minh để dần dần xây dựng nên cũng bằng vốn tự có, dứt khoát không dùng ngân sách nhà nước cho dù Trung ương Đoàn đã làm thủ tục xin.
Kể từ đó ( 1997) mới xem như an cư lạc nghiệp và có của ăn của để . Anh Khế nói : "Thôi , mình có tích luỹ , mình tự xây nên sẽ sướng hơn là dùng cái bầu sữa nhà nước. Ta nên dành cho báo Thiếu niên Tiền phong, họ cần xây mà chưa có kinh phí ..."
Các anh và lớp chúng tôi về báo sau , đã tự lực và đi lên như vậy đó!
Cũng cái hồi xây dựng trụ sở hết trên 5 tỷ đồng đó, , theo " luật " , chủ thầu ở Nam Định họ" lại quả %" cho anh Khế từ tổng chi phí công trình , anh bảo họ :" Sao các anh lại làm vậy ? Tiền chúng tôi xây là tiền mồ hôi nước mắt của anh em cán bộ phóng viên báo tích góp, tôi cầm vậy coi sao được ? Tôi đề nghị các anh mang số tiền này xuống tài vụ, ủng hộ cho Quỹ học bổng Nguyễn Thái Bình của báo. Các cháu học sinh nghèo đang rất cần tiền giúp đỡ..."
Những năm đầu báo ra đời, tuy nghèo là thế , nhưng vào cái lúc cả nước cũng đang mày mò tìm đường thoát hiểm khỏi cơ chế tập trung bao cấp sang Đổi mới thì ai mà chẳng khó khăn. Ấy vậy mà anh Nguyễn Công Khế cùng tập thể BBT đã cưu mang biết bao người.Bạn bè cùng tù tội hoặc hoạt động bí mật năm xưa với các anh, người nào khó khăn, đau yếu, thiếu việc làm, thiếu xe đạp đi lại..., các anh cũng cho tiền và nhận về báo, no đói cùng có nhau.
Tôi về báo năm 1990 sau khi học dài hạn 2 năm tại Học viện Chính trị cao cấp Nguyễn Ái Quốc với cương vị Trưởng Văn phòng đại diện của Tuần tin tại miền Bắc. Sau 2 năm, tôi được BBT đề nghị Ban bí thư Trung ương Đoàn bổ nhiệm làm Phó Tổng biên tập Báo Thanh niên( khi đó bắt đầu đổi tên), người ký quyết định cho tôi là anh Hồ Đức Việt , nay cũng đã là người thiên cổ. Chặng đường 16 năm tôi làm cấp phó cho TBT Nguyễn Công Khế , tôi hiểu anh Khế và những người đồng đội của tôi trong báo và cũng không thể gọi là sơ sơ về tính cách của mỗi người. ..
Kể từ năm 1992, chúng tôi trở thành một tập thể BBT lãnh đạo gắn kết, vui cùng hưởng, buồn cùng chia sẻ và khó khăn, áp lực công việc thì cùng chịu. Cũng từ khi tôi biết anh Khế, tôi thấy anh luôn là người rất quyết liệt, thậm chí quá quyết liệt trong mọi công việc nhưng lại cũng rất hay mủi lòng, nể nang, thương người và luôn giúp đỡ người khác. Tuy trong công việc thì rất nghiêm khắc, thậm chí gay gắt, rốt ráo , đã làm gì thì phải xong cho được. Anh không thích cái kiểu ỡm ờ, kéo dài, lần khân. Thời gian với Nguyễn Công Khế là phải tính từng phút ,phải thật nhanh, thật mạnh mẽ và phải được việc.Nhiều lúc, anh cũng rất nặng lời, thậm chí với cả anh em trong BBT như chúng tôi . Song ngẫm cho cùng , đó cũng chỉ là để được việc chung. Và nếu không có cách làm mạnh bạo như anh thì làm sao có thể bứt phá nhanh như sau này ?
Còn trong cuộc sống, khi đã khấm khá hơn về vật chất, anh Nguyễn Công Khế hay giúp người khó khăn.Bạn bè thiếu tiền làm nhà, anh cho , không đủ tiền mua xe máy, anh cũng cho... Với người về nhận việc ở báo , bất kể là quen hay không quen, nếu dùng tiền đưa anh, anh đều không nhận. Thậm chí còn bị la đến mất mặt.
Anh bảo tôi, mình lương khá hơn anh em nhiều, cầm của nó, sau này tụi nó khinh mình thì làm sao mà làm việc được !
Với những ai sai phạm, anh xử lý thẳng tay,đặc biệt là với phóng viên nào có dấu hiệu doạ dẫm cơ sở để họ biếu quà cáp là khó có thể tồn tại trong báo Thanh niên.
Chẳng vậy mà , có người " cú " anh vì sa thải họ,họ đã từng tạo dựng cả một bộ hồ sơ giả nói rằng Nguyễn Công Khế , trong thời gian bị địch bắt, giam ở một số nhà tù " đã khai báo cơ sở cách mạng "...
Thế rồi , tổ chức phải vào cuộc và minh oan cho anh thì không hề có hồ sơ nào trong tàng thư như vậy . Thật mừng cho anh đã được giải oan.
Những sự vu khống kiểu đó với Nguyễn Công Khế, nó không còn là một lần mà rất nhiều lần như thế. Đặc biệt, nó hay xảy ra chuyện đặt điều, vu khống anh mỗi khi sa thải một ai đó vì vi phạm đạo đức nghề nghiệp , hoặc do báo Thanh niên chúng tôi đang đeo bám một vụ tiêu cực đâu đó và đăng báo ... Song, anh Khế đâu dễ chùn bước! Có lẽ lần này cũng vậy.
Tôi thật sự không hiểu nổi, một con người như Nguyễn Công Khế, giúp đỡ biết bao con người, lãnh đạo báo để có thể làm ra một khối tài sản đáng tự hào cho báo Thanh niên, tạo nên một cơ sở vật chất khá giả cho nhiều người được thừa hưởng, trong đó có tôi, vậy mà sao vẫn có kẻ "đâm" anh sau lưng dù bây giờ , anh đâu còn là Tổng biên tập báo Thanh niên nữa, chỉ là một người đứng mũi chịu sào ở một doanh nghiệp cổ phần sau cú tai nạn nghề nghiệp vào năm 2008 về vụ án làm lộ bí mật vụ án ở PMU18 khiến anh bị khiển trách và chuyển công tác, không được làm báo nữa. Khi sang doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó đâu được Nhà nước cấp vốn hoặc ưu đãi bất cứ cái gì. Vẫn chỉ bằng tay trắng với chút vốn ít ỏi.
Có lúc anh bảo tôi :" Sao đời tôi nó cực vậy ông? Lúc nào tôi cũng làm anh nông dân đi khai hoang vỡ đất . Cứ đến lúc được hưởng thành quả thì lại có chuyện?"
Con người Nguyễn Công Khế lẽ ra không đáng phải bị như thế bởi anh sống rất có tình , dù cực kỳ thẳng thắn, nóng tính và kiên quyết. Tôi mừng cho anh một điều mà thật khó ai được như anh . Tuy anh bị " ngã ngựa " gần cuối cuộc đời làm báo, phải rời xa tờ báo mà anh yêu nó đến cháy lòng, đó là việc ở nhà anh nói quận 9 ( TP HCM, tuy có xa thành phố trên 30 km mà sao cuối tuần vẫn rất đông bạn hữu đến với anh. Rõ ràng anh sống phải như thế nào chứ ?
Cổ nhân từng có câu : " Bần cư trung thị vô nhân vấn / Phú tại sơn lâm hữu khách tầm." Nó có cái gì gần giống với anh nhưng lại rất khác: dù xa chốn trung tâm thị thành nhưng khách vẫn đến thăm anh kìn kìn . Đúng là dù có thôi chức, giã từ con đường chính trị nhưng vẫn đông bạn bè tìm đến chia sẻ. Anh em lãnh đạo báo Thanh niên kế tục anh bây giờ vẫn năng lui tới thăm anh và luôn coi anh như một đàn anh đáng kính và chịu ơn anh .
Như vậy đã đủ thấy thật mừng cho anh, bạn bè là thứ quý giá mà tiền bạc nhiều mấy cũng đâu mua nổi! Không như nhiều quan chức khác, về nghỉ là hết bạn, hết người đến cầu cạnh...
Quốc Phong
( kỳ sau : Vì sao một tờ báo nước ngoài dự sinh nhật lại " Chúc Tuần tin Thanh niên có nhiều kẻ thù ?"
(Theo Facebook Quoc Phong, https://www.facebook.com/quoc.phong.5/posts/711738882260304:0)

11 nhận xét:

  1. "Tôi về báo năm 1990 sau khi học dài hạn 2 năm tại Học viện Chính trị cao cấp Nguyễn Ái Quốc với cương vị Trưởng Văn phòng đại diện của Tuần tin tại miền Bắc"

    Ôi, quý hóa quá! Với những từ nghe rổn rảng như xiềng sắt ấy, còn ai mà sợ báo Thanh Niên đi lạc đường nữa chứ hả .

    "Họ đều là những sinh viên, học sinh hoạt động trong phong trào sinh viên nội thành của miền Nam đấu tranh chống Mỹ"

    Thành tích đào mồ chôn nền dân chủ tư bẩn quả là đáng tự hào!

    "họ đã dũng cảm dấn thân vì độc lập, tự do cho dân tộc ra sao ?"

    Hồi nào vậy ? Họ đã dũng cảm dấn thân vì nền độc tài, toàn trị, vì lý tưởng Cộng Sản, chứ có thấy độc lập, tự do chỗ nào đâu .

    "Vì sao một tờ báo nước ngoài dự sinh nhật lại " Chúc Tuần tin Thanh niên có nhiều kẻ thù ?"

    Các bác ấy đã góp phần đánh đổ bọn tư bẩn để lập nên chế độ độc đảng toàn trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, có 1 cái gì đó khá tếu khi các bác lại vin vào lời nói của 1 tên nhà báo tư bẩn rồi lấy đó làm tự hào .

    Trả lờiXóa
  2. co Bac nao o Hoa ky thu xac minh xem Nguyen cong Khe co biet thu o ben do khong?co hay khong?se biet thuc ve con nguoi ong Khe the nao?

    Trả lờiXóa
  3. Chế độ hiện nay quá nhiều sai trái, ông Mẫm chống.
    Chế độ Sài Gòn quá nhiều sai trái ông Mẫm chống. Đơn giản, người trung, thời nào cũng không chấp nhận dối gian. Quốc phúc, khi tổ quốc này luôn xuất hiện nhiều con người như vậy. Đừng lập lờ đánh lận con đen, ông Nặc 11:03 ơi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Đừng lập lờ đánh lận con đen"

      "Chế độ Sài Gòn quá nhiều sai trái ông Mẫm chống"

      Tức là so với chế độ miền Bắc thời đó, chế độ Sài Gòn sai trái nhiều hơn ? Hay rõ ra 1 chút, chế độ miền Bắc thời đó là hoàn hảo, có chính nghĩa, nhưng chế độ Sài Gòn thì sai trái ?

      "Đơn giản, người trung, thời nào cũng không chấp nhận dối gian"

      Tức là hồi đó ông Huỳnh Tấn Mẫm theo Đảng Cộng Sản tức là không chấp nhận dối gian ?

      Ai lập lờ đánh lận con đen ở đây hả bác TMĐ?

      Xóa
  4. Bác Thông cũng là người của Thanh niên, đề nghị bác lên tiếng về vụ này. Thời buổi bây giờ thật- giả, trắng- đen, phải-trái cứ lộn tùng phèo cả, chả biết đâu mà lần.Tôi tin bác Thông là người trung thực nên sẽ có ý kiến khách quan, đúng đắn.

    Trả lờiXóa
  5. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  6. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  7. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  8. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  9. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  10. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa