Ban Tuyên giáo và Bộ 4T (Thông tin – truyền thông) vừa công bố đã làm xong bước 1 của cái gọi là quy hoạch báo chí. Theo đó, có gần 2 chục tờ báo in hoặc báo điện tử đang hoạt động dưới danh nghĩa “báo” bị chuyển thành tạp chí. Số bị xử lý đợt này đều thuộc các hội đoàn, tức các hội chuyên ngành, đoàn thể, tổ chức dạng tầm tầm, dễ bị “đưa ra xét xử” mà không ai dám đứng ra bảo vệ. Bản thân cơ quan chủ quản cũng chỉ dạng làng nhàng, đố dám cãi lại mấy anh siêu quyền lực.
Trong cuộc “cải cách báo chí” này, Tuyên giáo và 4T thương ai thì kẻ đó được nhờ, chúng cóc cần quy định, càng không thèm đếm xỉa tới quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí như ở những nước văn minh, dân chủ.
Cứ nói nôm na thế này, một tờ báo khi bị chuyển thành tạp chí thì nó phải hoạt động theo cái cùm đang trói buộc nó. Không được thông tin hằng ngày, không được cập nhật thời sự, phải đứng ngoài những vấn đề chính trị xã hội nóng bỏng đang diễn ra… Dù là tạp chí giấy hay điện tử thì cũng cứ phải xuất bản theo thời gian quy định trong giấy phép, có thể 1 tuần, nửa tháng, hoặc 1 tháng, mới ra 1 số. Chỉ được bám vào nội dung liên quan đến ngành, hội đoàn mình, ví dụ tạp chí của hội nuôi ong thì chỉ viết về tổ ong, có bao nhiêu loài ong, con đực thế nào, con cái ra sao, cách làm mật, cách kiếm phấn hoa, cách ong đực ong cái giao phối… Đụng đến thứ khác, lĩnh vực khác, ví dụ truy bắt Tuấn khỉ, nhiễm Covid-19, đồng bằng sông Cửu Long bị hạn, máy bay hết xăng suýt rơi, v.v.. là bị phạt. Trời sập nhưng không phải lĩnh vực mình cũng cứ phải lờ đi.
Như thế, ai cũng rõ, thời đại công nghệ lên ngôi như thế này, mạng xã hội làm bá chủ thế này, sự tồn tại những tờ tạp chí kiểu vậy chắc chỉ có ma đọc. Ai thèm quan tâm, nếu đọc nó, họa có anh nào khùng khùng dở dở ương ương.
Không bàn chuyện chính trị. Chỉ quan tâm các vấn đề xã hội. Đá để xây chứ không để ném. nguyenthong8355@gmail.com
Trang
▼
Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020
Bình đẳng trước dịch
Người ta hay nói bình đẳng trước pháp luật. Chả thế mà đảng và nhà nước ở xứ này thỉnh thoảng lại nhắc cho dân chúng khỏi quên, rằng họ chống tham nhũng không có vùng cấm. Cấm hay không thì các vị ấy biết, chứ dân biết đằng nào mà lần. Càng nhắc càng khiến người ta nghi, kiểu như nếu không cấm thì cứ thế mà chống, cần gì lâu lâu lại nhắc. Vả lại, cấm hay không, nào phải cứ căn vào lời nói, dù của cụ tổng chủ, mà cứ nhìn thực tế là rõ ngay. Dân bây giờ nó quái lắm, đâu cả tin ngây thơ như hồi xưa dễ bị dụ khị.
Thiên hạ cũng thường nói với nhau bình đẳng trước cái chết. Thì đúng rồi, người ta có thể khác nhau một tỉ điều, nhưng ai cũng giống nhau hai điều: được sinh ra và chết đi. Làm to đến hoàng đế, nhà vua, tổng bí thư, chủ tịch nước, tổng thống, hay chỉ là đứa dân quèn nón mê áo vá bụng lỏng chạy ăn từng bữa mướt mồ hôi, đều giống nhau cái chết. Có đổ sâm cao ly vào mồm, được ban chăm sóc sức khỏe trung ương lo cho từng giây, nhưng thần chết tới mời về âm ti họp thì vẫn cứ chết. Có mà chạy đằng giời. Bình đẳng ở chỗ ấy, chỉ chỗ ấy thôi, chứ nhiều ông bà tới chết vẫn không chịu bình đẳng, đòi chôn riêng, đòi quốc tang tỉnh tang, bãi tha ma riêng, đòi mộ to mả lớn, chiếm hết bao nhiêu đất ruộng của nông dân. Nói đâu xa, trường hợp tử sĩ Trần Đại Quang và Đỗ Mười rõ nhất. Với quan chức cộng sản, họ sẽ nói, có mà bình đẳng cái khối ông đây, còn khuya nhá.
Thôi, kệ. Chính chuyên chết cũng ra ma, lẳng lơ chết cũng đem ra ngoài đồng. Đã làm bạn với giun, lăng mộ hoành tráng hay nấm cỏ tẹt, 60 nghìn mét vuông hay chỉ 2 mét, thì cũng thế thôi. Vì vậy chỉ bàn sự bình đẳng trong đời sống thực.
Thiên hạ cũng thường nói với nhau bình đẳng trước cái chết. Thì đúng rồi, người ta có thể khác nhau một tỉ điều, nhưng ai cũng giống nhau hai điều: được sinh ra và chết đi. Làm to đến hoàng đế, nhà vua, tổng bí thư, chủ tịch nước, tổng thống, hay chỉ là đứa dân quèn nón mê áo vá bụng lỏng chạy ăn từng bữa mướt mồ hôi, đều giống nhau cái chết. Có đổ sâm cao ly vào mồm, được ban chăm sóc sức khỏe trung ương lo cho từng giây, nhưng thần chết tới mời về âm ti họp thì vẫn cứ chết. Có mà chạy đằng giời. Bình đẳng ở chỗ ấy, chỉ chỗ ấy thôi, chứ nhiều ông bà tới chết vẫn không chịu bình đẳng, đòi chôn riêng, đòi quốc tang tỉnh tang, bãi tha ma riêng, đòi mộ to mả lớn, chiếm hết bao nhiêu đất ruộng của nông dân. Nói đâu xa, trường hợp tử sĩ Trần Đại Quang và Đỗ Mười rõ nhất. Với quan chức cộng sản, họ sẽ nói, có mà bình đẳng cái khối ông đây, còn khuya nhá.
Thôi, kệ. Chính chuyên chết cũng ra ma, lẳng lơ chết cũng đem ra ngoài đồng. Đã làm bạn với giun, lăng mộ hoành tráng hay nấm cỏ tẹt, 60 nghìn mét vuông hay chỉ 2 mét, thì cũng thế thôi. Vì vậy chỉ bàn sự bình đẳng trong đời sống thực.
Họa sĩ Trần về cõi
Cách đây chưa lâu, tôi mò ra thủ đô. Từ Nội Bài đi xe buýt về đặc khu Ciputra miệt nam cầu Thăng Long, mấy người bạn đang chờ sẵn ở đó. Tới cái cổng hoành tráng lừng lững đàn ngựa phi lên giời thì đến nơi. Phải công nhận chỗ này còn dáng vẻ, ấn tượng hơn cả Phú Mỹ Hưng của Sài Gòn.
Nhà bác tướng về hưu, thiếu tướng Phạm Chuyên, lặng lẽ thanh bình trong vườn xanh. Hai bác thân tình đón thằng em từ xa lặn lội về đón mùa đông xứ bắc. Bác giai bảo mấy đứa bay ngồi chơi thêm tí nữa, đợi thằng Mỹ một chút, nó đang đến. Ông bạn tôi, đại tá Bình béo cười, ừ, phải có tay Mỹ mới vui.
Mỹ mà các ông ấy nhắc không phải “đế quốc Mỹ” mắt xanh mũi lõ, chẳng phải tây tiếc gì, mà là Trần Lưu Mỹ, họa sĩ. Cao to, đẹp giai, tóc cột đuôi sam vắt vẻo trông rất ngộ và đẹp, tất nhiên là rất nghệ sĩ, đúng kiểu họa sĩ. Bác chủ nhà đóng vai MC, anh giới thiệu với em, đây là Trần Lưu Mỹ, tác giả của nhiều bức tranh đang ngự trên tường nhà anh. Bình béo nói thêm, Mỹ là con giai họa sĩ Trần Lưu Hậu. Tôi giờ mới biết Mỹ, nhưng cụ Trần Lưu Hậu thì nghe tên từ lâu rồi. Đúng dòng cha truyền con nối.
Tôi cả đời chỉ học chữ nên thú thực dốt đặc cán mai táu về hội họa và âm nhạc. Xem tranh, chỉ khen mỗi loại tranh trong truyện Tam quốc, còn lại thì cứ nhắm mắt cho là đẹp tất. Không dám chê xấu, sợ người ta mắng cho, bảo biết gì mà khen với chê. Tranh thủ lúc rỗi rãi, họa sĩ Mỹ dẫn tôi đi các ngóc ngách, cầu thang, phòng tranh trong nhà tướng về hưu, dẫn giải từng tí, cặn kẽ về từng nét từng màu, bức này của ai, bức kia lai lịch thế nào, đây là tranh của cụ Trần Duy nhân văn giai phẩm, kia tranh của Nguyễn Khắc Phục nhà văn nhà viết kịch, kia nữa tranh Phạm Chuyên tướng công an, lại kia nữa mấy bức của cụ thân sinh ra Mỹ - họa sĩ tài danh Trần Lưu Hậu. Tất nhiên không thể thiếu tranh của Mỹ tóc đuôi gà trong khối gia sản nghệ thuật đồ sộ mà tôi đang chiêm ngưỡng.
Nhà bác tướng về hưu, thiếu tướng Phạm Chuyên, lặng lẽ thanh bình trong vườn xanh. Hai bác thân tình đón thằng em từ xa lặn lội về đón mùa đông xứ bắc. Bác giai bảo mấy đứa bay ngồi chơi thêm tí nữa, đợi thằng Mỹ một chút, nó đang đến. Ông bạn tôi, đại tá Bình béo cười, ừ, phải có tay Mỹ mới vui.
Mỹ mà các ông ấy nhắc không phải “đế quốc Mỹ” mắt xanh mũi lõ, chẳng phải tây tiếc gì, mà là Trần Lưu Mỹ, họa sĩ. Cao to, đẹp giai, tóc cột đuôi sam vắt vẻo trông rất ngộ và đẹp, tất nhiên là rất nghệ sĩ, đúng kiểu họa sĩ. Bác chủ nhà đóng vai MC, anh giới thiệu với em, đây là Trần Lưu Mỹ, tác giả của nhiều bức tranh đang ngự trên tường nhà anh. Bình béo nói thêm, Mỹ là con giai họa sĩ Trần Lưu Hậu. Tôi giờ mới biết Mỹ, nhưng cụ Trần Lưu Hậu thì nghe tên từ lâu rồi. Đúng dòng cha truyền con nối.
Tôi cả đời chỉ học chữ nên thú thực dốt đặc cán mai táu về hội họa và âm nhạc. Xem tranh, chỉ khen mỗi loại tranh trong truyện Tam quốc, còn lại thì cứ nhắm mắt cho là đẹp tất. Không dám chê xấu, sợ người ta mắng cho, bảo biết gì mà khen với chê. Tranh thủ lúc rỗi rãi, họa sĩ Mỹ dẫn tôi đi các ngóc ngách, cầu thang, phòng tranh trong nhà tướng về hưu, dẫn giải từng tí, cặn kẽ về từng nét từng màu, bức này của ai, bức kia lai lịch thế nào, đây là tranh của cụ Trần Duy nhân văn giai phẩm, kia tranh của Nguyễn Khắc Phục nhà văn nhà viết kịch, kia nữa tranh Phạm Chuyên tướng công an, lại kia nữa mấy bức của cụ thân sinh ra Mỹ - họa sĩ tài danh Trần Lưu Hậu. Tất nhiên không thể thiếu tranh của Mỹ tóc đuôi gà trong khối gia sản nghệ thuật đồ sộ mà tôi đang chiêm ngưỡng.