Hôm nay 27.7, tôi cũng như bao người, nhớ ơn những liệt sĩ, thương binh quên mình vì đất nước. Ở nước Nam ta, mấy chục năm chiến tranh liên miên, hầu như nhà nào cũng có người chết trận, nhớ ơn - biết ơn là đạo lý.
Chỉ buồn một nỗi, đọc trên mấy chục tờ báo, nghe đài nói, xem truyền hình, cứ thấy lặp đi lặp lại cái cụm từ "tri ân các anh hùng, liệt sĩ". Tôi băn khoăn tự hỏi: tại sao lại cứ phải "tri ân" mà không là biết ơn. Chiết tự Hán-Việt thì "tri" là biết, "ân" là ơn. Trong tiếng Việt ta, nói "biết ơn" ai cũng hiểu, mà lại đầy tình cảm chân thành. Hỡi các nhà báo, các vị làm tuyên truyền, hay là theo các vị, dùng biết ơn thì nó không sang trọng, nó tầm thường, quê kệch, nó kém sự biết ơn đi chăng? Buồn nữa là mấy vị lãnh đạo, mở mồm ra cũng tri ân này, tri ân nọ. Kẻ ngu hèn này đầu óc nông cạn nhưng đã nguyện suốt đời đấu tranh cho tiếng Việt, nghĩ mãi về chuyện trên và chỉ có thể trả lời rằng căn bệnh Tàu hóa đã nặng quá rồi, ngấm vào xương tủy các vị rồi. Nếu chỉ trong ngôn ngữ thì còn đỡ, nó mà ung thư di căn, phá ra những chỗ khác thì thậm nguy. Cứ đà này, biết đâu Hồ Cẩm Đào sẽ viết cuốn "Năm 2015, chiến thắng không cần chiến tranh".
Không bàn chuyện chính trị. Chỉ quan tâm các vấn đề xã hội. Đá để xây chứ không để ném. nguyenthong8355@gmail.com
Trang
▼
Thứ Tư, 28 tháng 7, 2010
Thứ Năm, 22 tháng 7, 2010
Chết cười
Tên phản động, nhà văn Nguyễn Quang Lập viết 1 bài đăng trên blog Quechoa của hắn, đọc mà chết cười, mình copy lại để làm chứng, sau này cải cách ruộng đất, có đem ra đấu tố, cãi đằng trời.
Bạn văn 7: KINH TẾ BÁC HỒ
Nguyễn Quang Lập
Lâu ngày không đến Nhà hát kịch Hà Nội, hôm nay đến chẳng gặp ai, chỉ gặp mỗi Tiến Hợi.
Nó hỏi “Có vở mới không ông?”; mình nói “Không”. Nó nói “Từ ngày tôi đóng vai nhà thơ trong kịch Sám hối của ông, quay đi quay lại cả chục năm rồi. Bao nhiêu lần ông có vở mới tôi chẳng có vai.”
Mình nói đùa “ông kinh doanh vai Bác Hồ đủ no rồi, cần gì vai khác.” Nó bảo, “Hồi này có ma nào thuê tôi đóng đâu.” Mới sực nhớ sau bộ phim Hà Nội mùa Đông năm 1946 của Đặng Nhật Minh, đúng là không ai thuê Tiến Hợi đóng vai Bác Hồ nữa thật.
Chẳng phải nó không còn giống nữa, hay thủ vai kém, mà tự nhiên thế, cả kịch lẫn phim đều vắng bóng nhân vật Bác Hồ.
Ngày xưa thì nó nổi như cồn nhờ vai Bác Hồ. Nó trông ngoài giống y chang Bác Hồ tại đại hội Tua, hoá trang thì Bác Hồ thời nào cũng giống. Nó còn học được giọng Bác, nhiều khi nghe y chang, khiến nhiều người xem rất cảm động.
Kịch, Phim bất kì đoàn nào có vai Bác không thể không mời Tiến Hợi. Rồi các kỳ lễ lạt, phong trào sân khấu hoá rầm rộ, hễ 30/04 hay 02/09 thì thế nào cũng có vai Bác Hồ xuất hiện trước đám đông, có khi nói đôi câu, có khi chỉ đứng trên ô tô đưa tay vẫy vẫy, chỉ thế thôi nhưng Tiến Hợi vớ được khẳm tiền.
Cả một mùa hè năm 1995, nó chạy xô từ Bắc vào Nam, thu tiền mệt nghỉ. Vào Nghệ An, chỉ đứng cho các cô gái múa vòng quanh chừng 5 phút cũng kiếm được bạc triệu. Để nguyên hoá trang bay vào Đà Nẵng, đứng trên ô tô vẫy vẫy, cười, rồi phát kẹo, cười, vẫy vẫy… nó kiếm gần chục triệu.
Vào Sài Gòn đứng trên khán đài đọc tuyên ngôn xong, bỏ túi cả chục triệu bay ra Hà Nội đến cung văn hóa nói với các em “non sông Việt Nam có vẻ vang được hay không…” hai triệu ngon ơ.
Thằng Tùng cứt nói “Tiến Hợi có 10 ngày kiếm được cả 5 chục triệu. Buôn thuốc phiện cũng không trúng như thế.”
Thằng Hợi nói, “Mọi người ơn Bác một, tao ơn Bác một trăm.”
Trông ngoài thế thôi, tập luyện vất vả lắm. Thằng Hợi chăm nhưng hơi chậm, có cái bệnh mất tập trung, hay quên lời, nhiều khi thấy nó tập vất vả dễ sợ.
Mình nhớ hồi mình làm ở nhà hát, dựng vở gì đó của Phú Thăng, mình có chấp bút biên tập nhưng không nhớ tên vở, chỉ nhớ có vai Bác, mỗi lần làm thoại lời Bác đến khổ.
Thằng Hợi càng khổ hơn. Anh Tạo (Hoàng Quân Tạo) nhiều lần tru lên, “Đó là thằng Hợi nói chứ không phải Bác nói, ngu ơi!” Nhiều lần điên lên anh Tạo quát “Bác nói đéo gì nói thế hả!”
Được cái thằng Hợi không tự ái, nó hết sức lắng nghe mọi người góp ý, sửa đi sửa lại cả trăm lần nó cũng sửa cho kỳ được.
Khổ nhất mỗi khi Bác xuất hiện, thế nào cũng có đám đông quần chúng. Đứng thế nào cho ra vị thế Bác, lại không được để Bác xa rời quần chúng.
Lắm khi thấy thằng Hợi lúng ta lúng túng như gà mắc tóc. Anh Tạo quát, “Bác! Mày đứng thế đấy hả?”
Mọi người cười rũ.
Quốc Toàn góp ý cho anh Tạo “Không đựơc gọi Bác Hồ, chỉ gọi Tiến Hợi thôi, tránh phạm huý.” Anh Tạo nghe liền.
Nhưng thói quen gọi tên nhân vật, buột miệng vô thức rất buồn cười. Nhiều khi quên, anh Tạo còn kêu lên “Ôi chà chà xem cái thằng Bác diễn ngu chưa kìa.”
Nói xong thì giật mình, sợ bằng chết. Đến khi say nghề quên hết, lại buột miệng kêu lên “Bác Hồ ơi, mày diễn cái đéo gì đấy.”
Chết cười.
Rồi cuối cùng mọi việc cũng êm thấm cả. Tiến Hợi lại nổi như cồn nhờ vai Bác.
Một đêm diễn xong, lãnh đạo thành phố lên tặng hoa bắt tay. Nó khom người kính cẩn bắt hai tay. Hoàng Dũng nói “Mày ngu thế.” Nó bảo “Sao?”. Hoàng Dũng nói “Mày đang vào vai Bác, bắt tay kiểu đó, chẳng may có thằng nào chụp ảnh cái có chết không.”
Đêm sau nó nghe lời Hoàng Dũng, lãnh đạo thành phố lên tặng hoa bắt tay, nó diễn vai Bác, bắt tay âu yếm lãnh đạo, lại còn vỗ vỗ vai thân thiện kiểu Bác cháu.
Anh Tạo mắng “Mày ngu thế.” Nó bảo “Sao?” Anh Tạo nói “Người ta là lãnh đạo, mày là cái đéo gì mà dám vỗ vai người ta?” Nó bảo “Em đang vào vai Bác mà.” Anh Tạo nói, “Vào vào cái gì. Hết kịch là hết Bác nghe chưa!”
Nó ra hậu đài thở dài nói “Hoàng Dũng bảo một đằng, anh Tạo bảo một đằng, tao biết biết làm thế nào?” Thằng Tùng cứt nói “Mày làm Bác mà đéo biết còn hỏi tụi tao.”
Bạn văn 7: KINH TẾ BÁC HỒ
Nguyễn Quang Lập
Lâu ngày không đến Nhà hát kịch Hà Nội, hôm nay đến chẳng gặp ai, chỉ gặp mỗi Tiến Hợi.
Nó hỏi “Có vở mới không ông?”; mình nói “Không”. Nó nói “Từ ngày tôi đóng vai nhà thơ trong kịch Sám hối của ông, quay đi quay lại cả chục năm rồi. Bao nhiêu lần ông có vở mới tôi chẳng có vai.”
Mình nói đùa “ông kinh doanh vai Bác Hồ đủ no rồi, cần gì vai khác.” Nó bảo, “Hồi này có ma nào thuê tôi đóng đâu.” Mới sực nhớ sau bộ phim Hà Nội mùa Đông năm 1946 của Đặng Nhật Minh, đúng là không ai thuê Tiến Hợi đóng vai Bác Hồ nữa thật.
Chẳng phải nó không còn giống nữa, hay thủ vai kém, mà tự nhiên thế, cả kịch lẫn phim đều vắng bóng nhân vật Bác Hồ.
Ngày xưa thì nó nổi như cồn nhờ vai Bác Hồ. Nó trông ngoài giống y chang Bác Hồ tại đại hội Tua, hoá trang thì Bác Hồ thời nào cũng giống. Nó còn học được giọng Bác, nhiều khi nghe y chang, khiến nhiều người xem rất cảm động.
Kịch, Phim bất kì đoàn nào có vai Bác không thể không mời Tiến Hợi. Rồi các kỳ lễ lạt, phong trào sân khấu hoá rầm rộ, hễ 30/04 hay 02/09 thì thế nào cũng có vai Bác Hồ xuất hiện trước đám đông, có khi nói đôi câu, có khi chỉ đứng trên ô tô đưa tay vẫy vẫy, chỉ thế thôi nhưng Tiến Hợi vớ được khẳm tiền.
Cả một mùa hè năm 1995, nó chạy xô từ Bắc vào Nam, thu tiền mệt nghỉ. Vào Nghệ An, chỉ đứng cho các cô gái múa vòng quanh chừng 5 phút cũng kiếm được bạc triệu. Để nguyên hoá trang bay vào Đà Nẵng, đứng trên ô tô vẫy vẫy, cười, rồi phát kẹo, cười, vẫy vẫy… nó kiếm gần chục triệu.
Vào Sài Gòn đứng trên khán đài đọc tuyên ngôn xong, bỏ túi cả chục triệu bay ra Hà Nội đến cung văn hóa nói với các em “non sông Việt Nam có vẻ vang được hay không…” hai triệu ngon ơ.
Thằng Tùng cứt nói “Tiến Hợi có 10 ngày kiếm được cả 5 chục triệu. Buôn thuốc phiện cũng không trúng như thế.”
Thằng Hợi nói, “Mọi người ơn Bác một, tao ơn Bác một trăm.”
Trông ngoài thế thôi, tập luyện vất vả lắm. Thằng Hợi chăm nhưng hơi chậm, có cái bệnh mất tập trung, hay quên lời, nhiều khi thấy nó tập vất vả dễ sợ.
Mình nhớ hồi mình làm ở nhà hát, dựng vở gì đó của Phú Thăng, mình có chấp bút biên tập nhưng không nhớ tên vở, chỉ nhớ có vai Bác, mỗi lần làm thoại lời Bác đến khổ.
Thằng Hợi càng khổ hơn. Anh Tạo (Hoàng Quân Tạo) nhiều lần tru lên, “Đó là thằng Hợi nói chứ không phải Bác nói, ngu ơi!” Nhiều lần điên lên anh Tạo quát “Bác nói đéo gì nói thế hả!”
Được cái thằng Hợi không tự ái, nó hết sức lắng nghe mọi người góp ý, sửa đi sửa lại cả trăm lần nó cũng sửa cho kỳ được.
Khổ nhất mỗi khi Bác xuất hiện, thế nào cũng có đám đông quần chúng. Đứng thế nào cho ra vị thế Bác, lại không được để Bác xa rời quần chúng.
Lắm khi thấy thằng Hợi lúng ta lúng túng như gà mắc tóc. Anh Tạo quát, “Bác! Mày đứng thế đấy hả?”
Mọi người cười rũ.
Quốc Toàn góp ý cho anh Tạo “Không đựơc gọi Bác Hồ, chỉ gọi Tiến Hợi thôi, tránh phạm huý.” Anh Tạo nghe liền.
Nhưng thói quen gọi tên nhân vật, buột miệng vô thức rất buồn cười. Nhiều khi quên, anh Tạo còn kêu lên “Ôi chà chà xem cái thằng Bác diễn ngu chưa kìa.”
Nói xong thì giật mình, sợ bằng chết. Đến khi say nghề quên hết, lại buột miệng kêu lên “Bác Hồ ơi, mày diễn cái đéo gì đấy.”
Chết cười.
Rồi cuối cùng mọi việc cũng êm thấm cả. Tiến Hợi lại nổi như cồn nhờ vai Bác.
Một đêm diễn xong, lãnh đạo thành phố lên tặng hoa bắt tay. Nó khom người kính cẩn bắt hai tay. Hoàng Dũng nói “Mày ngu thế.” Nó bảo “Sao?”. Hoàng Dũng nói “Mày đang vào vai Bác, bắt tay kiểu đó, chẳng may có thằng nào chụp ảnh cái có chết không.”
Đêm sau nó nghe lời Hoàng Dũng, lãnh đạo thành phố lên tặng hoa bắt tay, nó diễn vai Bác, bắt tay âu yếm lãnh đạo, lại còn vỗ vỗ vai thân thiện kiểu Bác cháu.
Anh Tạo mắng “Mày ngu thế.” Nó bảo “Sao?” Anh Tạo nói “Người ta là lãnh đạo, mày là cái đéo gì mà dám vỗ vai người ta?” Nó bảo “Em đang vào vai Bác mà.” Anh Tạo nói, “Vào vào cái gì. Hết kịch là hết Bác nghe chưa!”
Nó ra hậu đài thở dài nói “Hoàng Dũng bảo một đằng, anh Tạo bảo một đằng, tao biết biết làm thế nào?” Thằng Tùng cứt nói “Mày làm Bác mà đéo biết còn hỏi tụi tao.”
Thứ Sáu, 16 tháng 7, 2010
Lẩn thẩn với nhà văn
Lại sắp đại hội nhà văn VN, lại ném một đống tiền mồ hôi nước mắt của dân vào đủ thứ đại hội vô bổ, hình thức (cũng chẳng khác gì một loạt đại hội Đ từ cơ sở đến TƯ đang diễn ra, luôn "thành công tốt đẹp"). Thưa bà con, đời em đã chứng kiến nhiều loại đại hội, em thấy nó chả có ích gì, trừ đại hội cổ đông thông báo tiền cổ tức.
Hỡi các nhà văn, viết văn thì ráng mà lo viết, và nhất là ráng giữ nhân cách, đừng nay thế này mai thế khác, nghĩ một đằng làm một nẻo, đừng gió chiều nào che chiều ấy.
Cái mà các vị còn lại, hoặc là giá trị văn chương, hoặc tiếng xấu để đời.
Thật tình, nhà văn cũng có dăm bảy loại; có những người suốt bao lâu mình cứ tưởng là hết sảy nhưng khi lộ ra điều này điều khác thì cũng thường thôi. Rút ra một điều: ta đừng nên hy vọng vào họ quá, đừng thần tượng quá.
Vừa rồi, bác Lại Nguyên Ân làm được cái việc khủng khiếp (mà cả chính quyền lẫn Hội nhà văn VN không làm nổi, hoặc cố tình lờ đi) là trả Phan Khôi về vị trí xứng đáng của ông. Nhớ hồi nhỏ còn đi học trường cấp 2, kẻ hèn này có đọc cuốn tạp chí (Văn học thì phải) số đặc biệt tổng kết cuộc đấu tranh chống “bọn” Nhân văn giai phẩm, do một ông hiệu trưởng cho cụ thân sinh mượn. Trong có bải thơ của nhà văn Nguyễn Công Hoan, nay thảo dân vẫn nhớ. Thơ rằng:
Nhắn bảo Phan Khôi khốn kiếp ơi
Thọ mi mi chúc chớ hòng ai
Văn chương đù mẹ thằng cha bạc
Tiết tháo tiên sư cái mẽ ngoài
Logic trước cam làm kiếp chó
Nhân văn nay lại hít gì voi
Sống lâu thêm tuổi cho thêm nhục
Thêm nhục cơm trời chẳng biết toi.
Ấy, đại loại thế, có thể lâu rồi chẳng chính xác trăm phần trăm. Cứ nghĩ một người tư cách như ông Nguyễn Công Hoan mà nói thì đúng quá rồi còn gì. Phục lắm. Nể lắm. Chả thèm để ý đến giọng điệu chửi bới tục tĩu vô văn hoá. Và đâm ra ghét Phan Khôi, một tên phản động, hèn kém, vô học, tầm thường… Đúng kiểu ý Đảng lòng dân. Sau lớn lên, đầu óc u tối được khai minh, hiểu dần sự đời. Và tự nhiên vị trí hai ông Phan Khôi, Nguyễn Công Hoan hoán đổi cho nhau trong suy nghĩ. Nay ngoài 50, xa thêm bến mê chút nữa, thấy cũng chẳng thèm ghét ông nhà văn Kép tư Bền làm gì, của đáng tội, cũng nạn nhân của sự cai trị tư tưởng, “đem bục công an đặt giữa trái tim người” mà thôi.
Nhà văn ta là thế đấy, vậy mà không phải vậy.
Thôi, em bận đi mua đồ cho bu cháu (nó dặn từ sáng, quên), hết lẩn thẩn, về với đời thực đây.
Hỡi các nhà văn, viết văn thì ráng mà lo viết, và nhất là ráng giữ nhân cách, đừng nay thế này mai thế khác, nghĩ một đằng làm một nẻo, đừng gió chiều nào che chiều ấy.
Cái mà các vị còn lại, hoặc là giá trị văn chương, hoặc tiếng xấu để đời.
Thật tình, nhà văn cũng có dăm bảy loại; có những người suốt bao lâu mình cứ tưởng là hết sảy nhưng khi lộ ra điều này điều khác thì cũng thường thôi. Rút ra một điều: ta đừng nên hy vọng vào họ quá, đừng thần tượng quá.
Vừa rồi, bác Lại Nguyên Ân làm được cái việc khủng khiếp (mà cả chính quyền lẫn Hội nhà văn VN không làm nổi, hoặc cố tình lờ đi) là trả Phan Khôi về vị trí xứng đáng của ông. Nhớ hồi nhỏ còn đi học trường cấp 2, kẻ hèn này có đọc cuốn tạp chí (Văn học thì phải) số đặc biệt tổng kết cuộc đấu tranh chống “bọn” Nhân văn giai phẩm, do một ông hiệu trưởng cho cụ thân sinh mượn. Trong có bải thơ của nhà văn Nguyễn Công Hoan, nay thảo dân vẫn nhớ. Thơ rằng:
Nhắn bảo Phan Khôi khốn kiếp ơi
Thọ mi mi chúc chớ hòng ai
Văn chương đù mẹ thằng cha bạc
Tiết tháo tiên sư cái mẽ ngoài
Logic trước cam làm kiếp chó
Nhân văn nay lại hít gì voi
Sống lâu thêm tuổi cho thêm nhục
Thêm nhục cơm trời chẳng biết toi.
Ấy, đại loại thế, có thể lâu rồi chẳng chính xác trăm phần trăm. Cứ nghĩ một người tư cách như ông Nguyễn Công Hoan mà nói thì đúng quá rồi còn gì. Phục lắm. Nể lắm. Chả thèm để ý đến giọng điệu chửi bới tục tĩu vô văn hoá. Và đâm ra ghét Phan Khôi, một tên phản động, hèn kém, vô học, tầm thường… Đúng kiểu ý Đảng lòng dân. Sau lớn lên, đầu óc u tối được khai minh, hiểu dần sự đời. Và tự nhiên vị trí hai ông Phan Khôi, Nguyễn Công Hoan hoán đổi cho nhau trong suy nghĩ. Nay ngoài 50, xa thêm bến mê chút nữa, thấy cũng chẳng thèm ghét ông nhà văn Kép tư Bền làm gì, của đáng tội, cũng nạn nhân của sự cai trị tư tưởng, “đem bục công an đặt giữa trái tim người” mà thôi.
Nhà văn ta là thế đấy, vậy mà không phải vậy.
Thôi, em bận đi mua đồ cho bu cháu (nó dặn từ sáng, quên), hết lẩn thẩn, về với đời thực đây.
Lòng ta thành con rối, cho cuộc đời giật dây
Hôm nay tự dưng thấy sợ, vậy mà cứ tưởng lòng mình bị chai mất rồi?
Chả là mình chăm đọc báo, nói khí không phải, có lẽ là kẻ tự biết mình sở học nông cạn nên chăm đọc báo nhất trong cái đội ngũ quá nhiều người uyên bác ở báo TN này. Đọc tất tần tật, Lao động, Tuổi trẻ, Thanh niên thì chả nói làm gì, thuộc diện ưu tiên phải nghía trước rồi, ngay cả những tờ Đại đoàn kết, Nông thôn ngày nay, Người lao động, Sài Gòn GP... thậm chí cả Nhân dân, Quân đội nhân dân mình cũng chả chừa. Vẫn biết ăn tạp là thói quen xấu nhưng hư thân mất nết đi rồi, khó chừa quá. Giả dụ mắc bịnh thích các em chân dài chân ngắn, mê phong nhũ phì đồn thì còn có cơ chữa được, chứ bệnh mê báo, nó thấm vào căn cốt, hết thuốc chữa rồi.
Ăn mãi những món vô bổ, lòng mình trở nên chai lì lúc nào không biết. Ấy thế mà hôm nay thấy sợ, tạ ơn giời, hóa ra mình chưa đến nỗi dửng dưng với đời.
Chả là, đọc hết đám báo quốc doanh trên, tờ nào cũng trang trọng, mà không thể không trang trọng, đăng bài của ông tể tướng đương nhiệm. Dẫu biết người đứng tên cũng chẳng viết được dòng nào đâu, toàn đám mưu sĩ nặn ra thôi, nhưng đọc xong thật nản. Vẫn giọng điệu xưa như vài chục năm trước, lý thuyết cùn mòn, chung chung, nhạt nhẽo; khen vài điều chê vài điều; cực kỳ bài bản mà cũng cực kỳ sáo rỗng. Chỉ như giọng vẹt thôi. Chả hạn, ổng viết chỉ số phát triển con người, lại còn chua thêm (HDI) cho có vẻ thông thái bác học, nhưng mình cam đoan nếu có ai cắc cớ hỏi ngay rằng tiếng Ăng lê HDI là gì, có lẽ ngài ú ớ. Nhưng thôi, chuyện vặt chả nên chấp nhặt. Cái hồn cái cốt ở bài tràng giang đại hải này, theo ngu ý của thảo dân, là bao biện, cả vú lấp miệng em, bào chữa cho những quyết sách sai lầm, nhất là việc lập ra hàng loạt tập đoàn kinh tế, để rồi bây chừ chúng bế tắc, trở thành gánh nặng cho nền kinh tế, chập chờn trước nguy cơ phá sản, mà Vinashin là ví dụ rõ nhất. Đúng thật, như các cụ xưa bảo, miệng nhà quan có gang có thép.
Nhân đây, nói thêm về một ông phó tể tướng, từng kiêm thượng thư bộ học. Hồi mới lên, ngài chọc ngoáy dữ lắm, phát ngôn hùng hồn, nghe lọt tai, dân tràn trề hy vọng. Ngài học thuộc bài bản Tàu, đề ra 2 không 3 không rào rào trong nhà trường, thế rồi năm tháng dần trôi, mọi thứ chẳng đi đến đâu, đá ném ao bèo, thậm chí nền giáo dục ngày một nát như tương, dân tình ta thán ngút trời xanh. Hai không của ngài thành kỷ niệm buồn, cay đắng. Cứ tưởng ngài rút ra được bài học để đời, ai ngờ vừa rồi được cứu thoát khỏi chức thượng thư bộ học (cũng may cho cả ngài và sự học nước nhà, để thêm chút nữa chắc tan nát hết), chỉ còn nhậm phó tể tướng thôi, ngàii vẫn quẩn quanh với công thức Tàu. Bằng chứng, khi dự và chỉ đạo tại hội nghị phòng chống ma túy ở Hải Phòng, ngài lại vung tay dậm chân thét rằng để phòng chống ma túy chúng ta phải thực hiện 4 không. Trời ơi, 2 không ở giáo dục đã thế, nay đòi 4 không để chống ma túy, mới nghe đã hình dung ra cái kết cục như thế nào. Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh, các cụ nhỉ.
Thưa các ngài, thảo dân này chả cần 2 không hay 4 không, chỉ nhõn 1 không thôi: Không có kẻ bất tài lãnh đạo đất nước.
Biết ngồi đúng chỗ của mình thì mới mong góp được chút ít cho đời.
Chả là mình chăm đọc báo, nói khí không phải, có lẽ là kẻ tự biết mình sở học nông cạn nên chăm đọc báo nhất trong cái đội ngũ quá nhiều người uyên bác ở báo TN này. Đọc tất tần tật, Lao động, Tuổi trẻ, Thanh niên thì chả nói làm gì, thuộc diện ưu tiên phải nghía trước rồi, ngay cả những tờ Đại đoàn kết, Nông thôn ngày nay, Người lao động, Sài Gòn GP... thậm chí cả Nhân dân, Quân đội nhân dân mình cũng chả chừa. Vẫn biết ăn tạp là thói quen xấu nhưng hư thân mất nết đi rồi, khó chừa quá. Giả dụ mắc bịnh thích các em chân dài chân ngắn, mê phong nhũ phì đồn thì còn có cơ chữa được, chứ bệnh mê báo, nó thấm vào căn cốt, hết thuốc chữa rồi.
Ăn mãi những món vô bổ, lòng mình trở nên chai lì lúc nào không biết. Ấy thế mà hôm nay thấy sợ, tạ ơn giời, hóa ra mình chưa đến nỗi dửng dưng với đời.
Chả là, đọc hết đám báo quốc doanh trên, tờ nào cũng trang trọng, mà không thể không trang trọng, đăng bài của ông tể tướng đương nhiệm. Dẫu biết người đứng tên cũng chẳng viết được dòng nào đâu, toàn đám mưu sĩ nặn ra thôi, nhưng đọc xong thật nản. Vẫn giọng điệu xưa như vài chục năm trước, lý thuyết cùn mòn, chung chung, nhạt nhẽo; khen vài điều chê vài điều; cực kỳ bài bản mà cũng cực kỳ sáo rỗng. Chỉ như giọng vẹt thôi. Chả hạn, ổng viết chỉ số phát triển con người, lại còn chua thêm (HDI) cho có vẻ thông thái bác học, nhưng mình cam đoan nếu có ai cắc cớ hỏi ngay rằng tiếng Ăng lê HDI là gì, có lẽ ngài ú ớ. Nhưng thôi, chuyện vặt chả nên chấp nhặt. Cái hồn cái cốt ở bài tràng giang đại hải này, theo ngu ý của thảo dân, là bao biện, cả vú lấp miệng em, bào chữa cho những quyết sách sai lầm, nhất là việc lập ra hàng loạt tập đoàn kinh tế, để rồi bây chừ chúng bế tắc, trở thành gánh nặng cho nền kinh tế, chập chờn trước nguy cơ phá sản, mà Vinashin là ví dụ rõ nhất. Đúng thật, như các cụ xưa bảo, miệng nhà quan có gang có thép.
Nhân đây, nói thêm về một ông phó tể tướng, từng kiêm thượng thư bộ học. Hồi mới lên, ngài chọc ngoáy dữ lắm, phát ngôn hùng hồn, nghe lọt tai, dân tràn trề hy vọng. Ngài học thuộc bài bản Tàu, đề ra 2 không 3 không rào rào trong nhà trường, thế rồi năm tháng dần trôi, mọi thứ chẳng đi đến đâu, đá ném ao bèo, thậm chí nền giáo dục ngày một nát như tương, dân tình ta thán ngút trời xanh. Hai không của ngài thành kỷ niệm buồn, cay đắng. Cứ tưởng ngài rút ra được bài học để đời, ai ngờ vừa rồi được cứu thoát khỏi chức thượng thư bộ học (cũng may cho cả ngài và sự học nước nhà, để thêm chút nữa chắc tan nát hết), chỉ còn nhậm phó tể tướng thôi, ngàii vẫn quẩn quanh với công thức Tàu. Bằng chứng, khi dự và chỉ đạo tại hội nghị phòng chống ma túy ở Hải Phòng, ngài lại vung tay dậm chân thét rằng để phòng chống ma túy chúng ta phải thực hiện 4 không. Trời ơi, 2 không ở giáo dục đã thế, nay đòi 4 không để chống ma túy, mới nghe đã hình dung ra cái kết cục như thế nào. Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh, các cụ nhỉ.
Thưa các ngài, thảo dân này chả cần 2 không hay 4 không, chỉ nhõn 1 không thôi: Không có kẻ bất tài lãnh đạo đất nước.
Biết ngồi đúng chỗ của mình thì mới mong góp được chút ít cho đời.