Trang

Thứ Tư, 28 tháng 7, 2010

TÀU HÓA

Hôm nay 27.7, tôi cũng như bao người, nhớ ơn những liệt sĩ, thương binh quên mình vì đất nước. Ở nước Nam ta, mấy chục năm chiến tranh liên miên, hầu như nhà nào cũng có người chết trận, nhớ ơn - biết ơn là đạo lý.
Chỉ buồn một nỗi, đọc trên mấy chục tờ báo, nghe đài nói, xem truyền hình, cứ thấy lặp đi lặp lại cái cụm từ "tri ân các anh hùng, liệt sĩ". Tôi băn khoăn tự hỏi: tại sao lại cứ phải "tri ân" mà không là biết ơn. Chiết tự Hán-Việt thì "tri" là biết, "ân" là ơn. Trong tiếng Việt ta, nói "biết ơn" ai cũng hiểu, mà lại đầy tình cảm chân thành. Hỡi các nhà báo, các vị làm tuyên truyền, hay là theo các vị, dùng biết ơn thì nó không sang trọng, nó tầm thường, quê kệch, nó kém sự biết ơn đi chăng? Buồn nữa là mấy vị lãnh đạo, mở mồm ra cũng tri ân này, tri ân nọ. Kẻ ngu hèn này đầu óc nông cạn nhưng đã nguyện suốt đời đấu tranh cho tiếng Việt, nghĩ mãi về chuyện trên và chỉ có thể trả lời rằng căn bệnh Tàu hóa đã nặng quá rồi, ngấm vào xương tủy các vị rồi. Nếu chỉ trong ngôn ngữ thì còn đỡ, nó mà ung thư di căn, phá ra những chỗ khác thì thậm nguy. Cứ đà này, biết đâu Hồ Cẩm Đào sẽ viết cuốn "Năm 2015, chiến thắng không cần chiến tranh".

1 nhận xét:

  1. Tiếng Tàu trang trọng văn chương
    Tiếng Nôm vớ vẩn tầm thường nhà quê
    Vứt Nôm ngay rước Tàu về
    Dân Nam lên đỉnh sướng tê cả đùm
    Nị ui lẹ lẹ lên giùm !!

    Trả lờiXóa