Đã thành thông lệ, cứ mỗi cuối năm các cộng tác viên (CTV) thân thiết của báo Thanh Niên lại từ 4 phương tụ về họp mặt. Họ không chỉ là cánh tay nối dài tờ báo đến với bạn đọc mọi miền đất nước mà còn là những chuyên gia khai phá nhiều vỉa quặng quý bằng tầm hiểu biết sâu sắc của mình, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc báo TN.
Cuộc hội ngộ chiều qua ngay tại tòa soạn TN ở TP.HCM hầu như đủ mặt anh tài. Các học giả, nhà nghiên cứu, nhà báo, văn nghệ sĩ, doanh nhân, giảng viên…- những người “cầm bút tay trái” nhưng tên tuổi đã đứng vững trong lòng bạn đọc đã có cuộc trao đổi chân tình, thẳng thắn với đội ngũ làm báo. Nhiều cái tên hết sức quen thuộc trên mặt báo và trong đời sống: nhà sử học Nguyễn Nhã, chuyên gia kinh tế Đào Ngọc Lâm, Lê Đạt Chí, nhà báo Vũ Đức Sao Biển, nhà văn Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Nhật Ánh, đạo diễn Lê Hoàng, nhà ngoại giao Trần Đức Mậu … mỗi người một vẻ hằng ngày làm tăng sự sinh động cho tờ báo của mọi nhà.
Thay mặt tập thể báo TN, Phó tổng biên tập Đặng Việt Hoa chào đón các anh chị và tỏ lời cám ơn chân thành những đóng góp hiệu quả mà CTV đã chia sẻ với báo suốt năm qua. Những loạt bài hay về chủ quyền biển đảo, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, buôn lậu, chứng khoán… đều có sự cộng tác, đóng góp rất lớn của các CTV thân thiết. “Các anh chị, bằng kiến thức phong phú, sự hiểu biết sâu rộng, chính là nguyên khí của báo TN”- anh Hoa khẳng định - “Ban Biên tập và những người làm báo TN luôn biết ơn các CTV đã sát cánh cùng tờ báo ngay cả trong những lúc khó khăn nhất để báo có được sức sống vạm vỡ như ngày hôm nay”.
Cuộc trao đổi gặp gỡ cuối năm dường như xóa hết mọi ngăn cách khi các anh chị, những người bạn đồng hành sôi nổi góp ý bằng suy nghĩ thẳng thắn, chân thành. Có khen có chê nhưng đều mong muốn báo TN ngày thêm chững chạc, khỏe khoắn, bám trụ vững chắc vào đời sống hiện thực xã hội và bạn đọc. Đạo diễn Lê Hoàng bảo “tôi đến đây với tư cách CTV thường xuyên của báo chứ không phải đạo diễn, giám khảo truyền hình. Tôi là người chuyên viết biếm, quen nói những điều trái tai gai mắt, chỉ mong sao báo TN mở thêm chuyên mục nói những điều trái với những gì người ta quen nói. Phải dành đất cho những tiếng nói khác biệt. Nếu càng nhiều phản hồi thì càng tốt cho xã hội chứ sao! Theo tôi, báo TN nên tránh sự một chiều”.
Đồng tình với ý kiến trên, nhà báo Vũ Đức Sao Biển nhấn mạnh báo TN cần mạnh dạn hơn nữa, có những phản đề tạo được dư luận đa chiều ở bạn đọc, ngoài ra phủ sóng rộng hơn mạnh hơn trong các tầng lớp xã hội. Theo ông, để làm được điều đó, ngoài bản lĩnh của lãnh đạo báo, nên tiến hành các biện pháp cụ thể, chẳng hạn ngoài đội ngũ CTV thân thiết, có thể mời thêm phóng viên báo đài các địa phương trên cả nước cùng tham gia bài vở, tin tức.
Là nhà nghiên cứu sử học, tiến sĩ Nguyễn Nhã có vẻ rất tâm đắc với từ “nguyên khí”. Ông vận chuyện đời báo chuyện báo, khen mà như gợi mở, đề cao mà cũng là nhắc nhở ân cần. Ông phân tích “nguyên khí đã tạo nên khí phách của báo TN. Tờ báo bao năm nay đã thể hiện được khí phách của mình. Nếu khí phách ấy ngày càng được nâng cao thì tiếng nói của báo TN sẽ mạnh hơn rất nhiều. Phải khẳng định, trong bối cảnh xã hội này, báo TN đã đóng vai trò giữ hồn dân tộc, những phẩm chất, những điều thiêng liêng của dân tộc. Cá nhân tôi sẽ hết sức cố gắng để cùng TN làm tốt nhiệm vụ đó”.
Các anh chị CTV đã góp cho báo TN nhiều kinh nghiệm quý báu. Nhóm CTV kinh tế gồm các chuyên gia, tiến sĩ Đào Ngọc Lâm, Đinh Thế Hiển, Lê Thẩm Dương đánh giá cao trình độ và khả năng tác nghiệp của phóng viên kinh tế, “cảm thấy cực kỳ yên tâm khi các anh chị phóng viên ấy phỏng vấn, viết bài” (TS Đinh Thế Hiển) nhưng lại lưu ý tòa soạn việc xử lý bài cần chu đáo hơn, giữ mối quan hệ giữa hai bên thường xuyên và cụ thể hơn, tránh tình trạng CTV gửi bài nhưng tờ báo không hề có phản hồi. Nhà ngoại giao Trần Đức Mậu (bút danh Thảo Nguyên, La Phù) có bài đều đặn trên chuyên mục Quan sát lại nhắc nhở đừng tham đăng nhiều bài dài, cần có sự điều chỉnh dài ngắn cho thích hợp; anh Nguyễn Quang Thắng (bút danh Ngô Nguyễn) từng có hơn chục năm cộng tác trong mảng thể thao hé lộ thông tin rằng Bộ VH-TT-DL cũng như Tổng cục TDTT rất nể trọng phóng viên TN, đánh giá cao những thông tin trên mặt báo. Khi nghe anh Ngô Nguyễn “phàn nàn” việc sử dụng ảnh của CTV có những sai sót, Phó tổng biên tập Đặng Việt Hoa tuyên bố dứt khoát “tôi xin hứa với anh Nguyễn, từ giờ phút này trở đi việc đăng ảnh sẽ được chấn chỉnh. Nếu còn tái phạm, lãnh đạo Ban Thể thao sẽ bị kỷ luật”.
Kết thúc cuộc gặp gỡ những người bạn đồng hành, đại diện Ban Biên tập chân thành cảm ơn những lời gan ruột quý báu của các anh các chị, “tập thể những người làm báo TN chúng tôi xin coi đó là cẩm nang để cố gắng làm cho tờ báo ngày càng hay hơn, tốt hơn”.
10.12.2011
Nguyễn Thông
Ảnh: DIỆP ĐỨC MINH
Tôi lướt web nhưng ngày nao cũng cham vô nó 1chút nói thât lòng nó ngay càng mât hồn mât via gi đâu ah,viêt cái tin vê đơn dương mà nhat đến nôi chi muôn vứt tờ báo xuống.fụ huynh nhà tôi cũng chê báo a đấy chứ ko chỉ người trẻ chê đâu.
Trả lờiXóaTôi thì tháy khẩu khí TN vẫn đang mạnh, dù có giảm hơn trước .TN cần tiếp tục xông pha,đi sâu, mạnh mẽ hơn về các vấn đề nóng của xã hội: chống nham nhũng, tiêu cực; bất cập của chính sách, phản ánh những bức xúc của ngừoi dân về các vấn đề dân sinh...
Trả lờiXóaChúc TN luôn giữ được vị trí là tờ báo tốpđầu của Vn.
Cám ơn bác Tấn, anh em sẽ cố gắng, cố gắng...
Trả lờiXóaĐạo diễn Lê Hoàng nói: “Phải dành đất cho những tiếng nói khác biệt. Nếu càng nhiều phản hồi thì càng tốt cho xã hội chứ sao”.
Trả lờiXóaNói hay lắm, nhưng người có tiếng nói khác biệt thì bị cho vào sổ đen, xóa bài, cấm nói, cấm viết. Giống như cái hiến pháp cho biểu tình, nhưng dân đi biểu tình thì bị bắt. Cái bệnh nói một đàng làm một nẽo đã ăn sâu vào nội tạng, hết thuốc chữa. Việt nam thời xã nghĩa trở thành quốc gia nói dối hạng nhứt thế giới.
Nhân đề tài “nói thẳng thắn, chân thành”, người vIết xin đóng góp với các vị CTV của báo Thanh Niên phần sau, liên quan đến tình hình Á châu Thái Bình dương, hy vọng góp tiếng nói chân thành, thẳng thắn.
Trả lờiXóaLộ trình Hoa kỳ và dân chủ hóa Á Châu Thái bình dương:
Trong tháng 11 vừa rồi, Tổng thống Hoa kỳ Obama đã bận rộn tham dự nhiều phiên họp quốc tế mà có lẽ độc giả và giới nhà báo khắp nơi đã biết rồi. Quan trọng nhứt là việc Hoa kỳ trở lại Á châu Thái bình dương và sẽ “trụ lại” lãnh đạo khu vực. Nhân tiện thử nêu lại chiến lược hay còn gọi là lộ trình Hoa kỳ, từ thời cuối thập niên1960 và đầu thập niên 1970.
Sau 1945, chủ trương của Hoa kỳ là giúp bảo vệ tự do, dân chủ và phát triển kinh tế cho các quốc gia thuộc khối tự do trong tinh thần hòa bình, thịnh vượng chung trên toàn thế giới. Vì vậy, trong trận đánh giải vây Nam Hàn hồi thập niên 1950, Hoa kỳ chỉ đẩy lui quân Kim nhật Thành và Mao về bên kia biên giới Bắc Hàn rồi thôi. Hoa kỳ không thừa thắng giải phóng Bắc Hàn hoặc đánh vào Trung quốc.
Sau 1954, cấp lãnh đạo Hà nội đã không biết lợi dụng hòa bình để cho dân Miền Bắc được an lành lo xây dựng Miền Bắc tiến lên thịnh vượng và văn minh như các nước chung quanh. Thay vào đó Hà nội mở ra trận cải cách ruộng đất giết hàng trăm ngàn người và hàng nửa triệu lương dân bị đẩy vào rừng sâu, nước độc; biến Miền Bắc thành xã hội đói nghèo từ đó. Kế tiếp là Hà nội gây chiến, tiến đánh Miền Nam. Mỹ buộc lòng phải đổ quân vào giúp VNCH tự vệ, bảo vệ tự do cho Miền Nam, như họ đã làm với Nam Hàn. Hoa kỳ không chủ trương tấn công Miền Bắc. Thấy vậy, Mao trạch Đông vui mừng hỗ trợ Hà nội mạnh hơn hầu tiến lên đánh giết cho dân Việt hai miền cùng chết, càng nhiều càng tốt (cho nước Tàu). Tinh thần hiếu chiến của Hà nội, đã đẩy hàng triệu dân Việt hai Miền chết thảm. Đó là lý do Mỹ bắt đầu thay đổi chiến lược, Việt hóa chiến tranh để rút quân. Hoa kỳ quyết định bỏ Việt Nam cho Tàu. Nixon thăm Trung quốc, bắt tay Mao giúp Trung quốc tiến lên để chia khối cộng sản ra làm hai: a) Cộng sản Âu châu và b) Cộng sản Á châu. Sau đó Mỹ rảnh tay đẩy Liên xô - là khối cộng sản Âu châu mạnh nhứt - sa lầy ở A phú hãn, làm cho Liên xô suy yếu, dễ cho Hoa kỳ đối phó sau này. Đó là giai đoạn một trong lộ trình Hoa kỳ.
Để thực hiện giai đoạn một có hiệu quả tốt, Hoa kỳ giúp phe kháng chiến A phú Hãn chống Liên xô, làm cho Liên xô sa lầy thêm vào chiến trường này, đồng thời thách thức Liên xô chạy đua vũ khí hạch tâm qua chương trình star war. Kết quả, Liên xô cạn kiệt tài chánh, phải rút bỏ A phú Hãn, không đủ sức chi viện cho Hà nội và các nước trong Liên bang Sô Viết hay Đông âu. Dẫn đến việc Đông âu và Liên xô sụp đổ mà Mỹ không cần tốn một viên đạn, không phí xương máu, tiền của như cuộc chiến Việt Nam. Xin mở ngoặc vì không muốn chiến thắng và để dễ rút bỏ Việt Nam, Hoa kỳ chỉ dội bom Miền Bắc sơ sơ, buộc Hà nội ngồi vào bàn hội nghị để Hoa kỳ tiện việc rút quân, thực hiện lộ trình mới như đã nói. Đó là lý do Mỹ ngưng dội bom Hà nội khi Hòa đàm Paris được mở ra. Nếu muốn chiến thắng, Hoa kỳ chỉ cần rải thảm bom lên Hà nội thêm vài ngày/tuần như họ đã chiến thắng thần tốc trong hai cuộc chiến Iraq, thì Hà nội dĩ nhiên phải đầu hàng Hoa kỳ. Đó là sự THẬT, thế nên Hà nội đừng tiếp tục mang bệnh vĩ cuồng khoe là đã đánh thắng tên đầu sỏ lớn nhứt thế giới là Hoa kỳ. Đóng ngoặc. (Còn tiêp)
(TT và hết) Trong hai thập niên qua, Hoa kỳ bận đối đầu với Hồi giáo quá khích, khủng bố, độc tài thí dụ Iraq, A phú Hãn, Bin Laden, v.v Hoa kỳ phải tạm gác chuyện cộng sản Á châu. Lợi dụng khoảng trống này, Trung quốc vươn lên, hung hăng bành trướng, hăm dọa, chèn ép các nước trong vùng. Trung quốc còn kềm giá đồng Nguyên thấp để phá thị trường và kinh tế Mỹ và khối tự do. Hàng hóa sản phẩm nói chung của Trung quốc nhiễm đầy độc chất, giết dần dân Mỹ và thế giới. Cả thế giới không còn ai muốn làm bạn với cộng sản Trung quốc nữa. Bây giờ tình hình Iraq, A phú Hãn, khủng bố, v.v tạm ổn. Hương thơm cách mạng Hoa Lài lan tỏa đều và tốt; Gaddafi đã đi đờì. Hoa kỳ rảnh tay trở lại Á châu Thái bình dương để cùng đồng minh thực hiện nốt màn chót là tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản, giải phóng Á châu Thái bình dương và dạy cho Trung quốc bài học làm người lớn văn minh.
Trả lờiXóaPhía bắc Trung quốc thì Nga chẳng ưa gì Tàu. Phía nam là Ấn độ có mối thù sâu với Trung quốc về lãnh thổ biên giới, sẵn sàng tiếp tay Hoa kỳ chận sự bành trướng của Trung quốc. Phía đông có Nhựt là đồng minh Mỹ và là cựu thù của Bắc kinh. Biển Đông thì hạm đội Mỹ chực chờ. Ngoài ra còn có các quốc gia đồng minh hoặc thân cận Mỹ như Úc, Tân tây lan, Nam Hàn, Thái lan, Singapore, v.v. Miến Điện cũng tách bỏ Trung quốc, ngã theo Mỹ. Đừng quên là bốn sắc dân Tạng, Mông, Mãn, Hồi (được Thổ nhĩ kỳ thuộc NATO hỗ trợ) chờ cơ hội đứng lên. Nhìn chung thì con cháu “Đại Hán” kể cả con cháu “bác” Hồ và Kim nhật Thành rất cô đơn, đang bị phe tự do do Hoa kỳ cầm đầu vây quanh. Ba nước cộng sản Á châu chỉ còn một lối thoát duy nhứt là dẹp cộng sản, dân chủ hóa đất nước càng nhanh càng tốt, đỡ rơi vào trường hợp Iraq và Libya. Tránh được thảm họa như hai gia đình SaddamHussein,Gaddafi và thành phần ăn theo chế độ độc tài toàn trị.
Khi Mỹ bắt đầu Việt hóa chiến tranh, vài bài báo ở Sài gòn kể cả báo ngoại quốc có bàn sơ về lộ trình mới của Mỹ là tách phe cộng ra làm hai. Sau đó tìm cơ hội tốt để giải thể chế độ cộng sản và vứt bỏ chủ nghĩa khủng bố này, thay vào đó là thể chế tự do, dân chủ và nhân quyền. Mỹ đã đi được nửa lộ trình. Hôm nay DN ghi lại và đoán (mò) thêm phần chót. Đúng sai chưa biết, nhưng tình hình hiện nay rất có lợi cho phe dân chủ trong nước. Vì vậy, DN nghĩ là bất cứ ai có tinh thần yêu quê hương, hãy giúp nêu ra tất cả sự thật lịch sử Việt Nam, để đánh đổ bộ sử dối trá của cộng sản, giúp cho Hoa kỳ và phe tự do sớm loại bỏ cộng sản Á châu.
Ngày nào cộng sản Á châu còn ngày đó Á châu Thái bình dương vẫn chưa yên. Loại bỏ cộng sản Á châu thì Châu Á Thái bình dương sẽ được tự do, dân chủ, hòa bình và thịnh vượng lâu dài. Đồng thời Việt nam hậu cộng sản cũng sẽ lấy lại biển, đảo, đất liền...đã mất và vĩnh viễn thoát vòng kim cô của “Đại Hán”. Đây là cơ hội ngàn vàng để cấp lãnh đạo Hà nội dẹp bỏ cộng sản, bắt tay Hoa kỳ và khối tự do, theo chân Miến Điện dân chủ hóa đất nước. Mong là như vậy.