BÁ TÂN
Gọi tên, không nói họ. Như vậy không phải xếch mé, hỗn hào. Chỉ khi nào thân tình, với những người thân thiết mới gọi nhau như thế. Ở đâu mà bạn bè đã phải gọi nhau bằng đồng chí, ở đó đã trở thành... chi bộ.
Vương họ Trần, quê Phong Nha-Kẻ Bàng, kỳ quan thiên nhiên của thế giới. Vươn họ Đoàn, công dân của thành phố hoa phượng đỏ.
PGS-TS Vương đang là "sao" trong đội ngũ giảng viên khoa văn, đại học khoa học xã hội nhân văn Hà Nội. Tuổi đời chưa bước qua lục thập nhưng Vương đã là cây đa cây đề trong giới nghiên cứu văn học Việt Nam (nhất là văn học cổ).
Vươn, Đoàn Văn Vươn, khỏi phải giới thiệu. Ít nhất trong thời điểm hiện nay, mọi người không thể không biết người hùng Đoàn Văn Vươn. Không chỉ cái huyện nghèo Tiên Lãng mà kể cả cái thành phố biển Hải Phòng gần đây trở nên nổi tiếng là nhớ có một người hùng như Đoàn Văn Vươn.
Giảng viên đại học lâu năm lại là nhà nghiên cứu có đẳng cấp. Số đầu sách Vương đã xuất bản, nếu chồng lên nhau tính bằng đơn vị mét. Sự khác biệt không phải số lượng mà là sức nặng chất xám trong các tác phẩm mang thương hiệu Trần Ngọc Vương. Vương như là con thuyền lớn, trên đó chở cả núi sách với hàng ngàn nhân vật có số phận khác nhau. Mối tơ lòng của Vương đối với nhân vật nhiều hơn cả số pháo hoa trong các kỳ thi quốc tế tại Đà Nẵng. Ấy thế mà khi về Tiên Lãng, đặt chân lên khu đầm nhà Vươn, Vương bâng khuâng xúc động như lần đầu hẹn hò gặp người yêu. Mến phục và thương cảm. Oán trách và căm giận. Hiện thực đau lòng của một chủ thể với những trục trặc (thậm chí là bất ổn) của một thể chế. Trò chuyện với Vương, tôi nhận ra trong cái đầu lạnh và trái tim rực nóng của Vương đang nặng trĩu nỗi niềm như thế. Đoàn Văn Vươn là nhân vật rất đặc biệt đối với nhà nghiên cứu Trần Ngọc Vương.
Vương tại đầm Vươn, phía sau là căn nhà bị phá trong cuộc cưỡng chế, chụp ngày 9.2.2012
Vương về Tiên Lãng là để trực tiếp thở hơi thở của khu đầm nhà Vươn. Đến lúc nào đó, khi tái hiện trên giảng đường, Vương nói về Vươn từ trái tim mình, không dựa vào trang viết của người khác. Vương háo hức tìm về nhà Vươn còn có lực đẩy đặc biệt, đó là sự khích lệ của vợ. Vợ Vương là nhà báo, Vương có được rađa chính trị như ngày hôm nay là nhờ có phần tiếp sức không nhỏ của vợ. Vương không nói ra nhưng tôi biết, chuyến đi thực tế đặc biệt này giúp Vương có thêm nguồn tư liệu để luận bàn trong những lần trò chuyện với một số chính khách.
Lãnh đạo Hải Phòng thường nạnh tị với các tỉnh láng giềng. Quảng Ninh có vịnh Hạ Long, kỳ quan thiên nhiên của thế giới. Hải Dương gắn liền Côn Sơn Kiếp Bạc. Thái Nguyên là thủ đô kháng chiến... Có sân bay Cát Bi nhưng là đồ cũ nát, Hải Phòng đang chạy ngày chạy đêm "xin" cho được cái dự án sân bay đặt tại Tiên Lãng. Trước 1975, Hải Phòng là bến cảng lớn nhất miền Bắc XHCN. Cảng Hải Phòng đang bị cạnh tranh khốc liệt bởi phong trào làm cảng, ở đâu có biển tạt qua thì ở đó có dự án cảng. Những năm gần đây Cảng Hải Phòng trở thành nơi tạm trú của những con tàu mang tham hiệu (chứ không phải thương hiệu) Vinasin. Hải Phòng đã thành danh kể từ 2012. Không những lấn át mấy anh láng giềng mà còn làm cho lu mờ các địa phương trong cả nước. Tất cả bắt đầu từ Đoàn Văn Vươn. Đoàn Văn Vươn vùng lên làm người, thanh danh Hải Phòng vang vọng khắp mọi nơi.
Không có kì quan thiên nhiên, thứ trời cho. Hải Phòng có kỳ quan nhân tạo mang thương hiệu Đoàn Văn Vươn. Không phải nơi nào cũng có thể phát tích kỳ quan. Kỳ quan nhân tạo như Đoàn Văn Vươn thì nơi nào cũng có thể có và nên có. Hàng triệu năm tích tụ mới đẻ ra cái kỳ quan Vịnh Hạ Long. Ngày mai, ngày kia vẫn có thể có thêm kỳ quan như Đoàn Văn Vươn. Tôi, anh, và nhiều người có giám làm như Đoàn Văn Vươn hay không. Môi trường tạo ra Đoàn Văn Vươn có ở khắp nơi. Đến ba giờ không còn đất nảy mầm Đoàn Văn Vươn. Việc đó tùy thuộc vào phía quan chức.
Hôm xuống Hải Phòng, Vương cùng bạn bè dành thời gian về thăm mẹ Thông - bạn cùng lớp K17. Trước sân nhà Thông có tấm bia đá, rộng hơn 1m, cao quá đầu người. Sau khi chào hỏi mẹ Thông, Vương vội vàng mê mẩn với tấm bia có khắc chữ nho. Vương thấy bia đá chẳng khác nào tôi thấy gái đẹp. Vương bị bia đá hút hồn như thế nào thì tôi bị gái đẹp hút hồn như vậy. Giá như bên cạnh tấm bia có gái chân dài lúng liếng cũng là thừa với Vương. Còn tôi thì ngược lại, chẳng đoái hoài đến bia, hồn vía đã bị thôi miên bởi chân dài. Giá mà tôi cũng như Vương thì chân dài trở nên hoang phí, đó là sự hoang phí đáng tiếc nhất. Nếu Vương và mọi người đều như tôi, bia đá - nhát cắt của kho báu văn hóa dân tộc chỉ còn là tấm đá vô hồn. May mà cuộc đời còn có những người mê mẩn văn hóa dân tộc như Vương. Cuộc đời sẽ trở nên ẩm mốc, tê buốt nếu thiếu những người không máu mê với chị em.
Sau chuyến hành hương thăm vết tích nhà người anh hùng Đoàn Văn Vươn chiều 9.2. Đi đầu là thi sĩ Bùi Trọng Cường, tiếp là nhà báo Nguyễn Bá Tân, và cuối PGS Trần Ngọc Vương.
Nhân dân ta đang rất cần những người hùng như ông nông dân Vươn. Lĩnh vực khoa học xã hội sẽ teo lép nếu thiếu những nhà nghiên cứu tầm cỡ như GS Vương. Nhu cầu sống của chị em đang khao khát có thêm nhiều người như tôi. Những người như thế muôn năm, muôn năm.
Bá Tân
thưa anh thông và các bác ,
Trả lờiXóaCòm của tôi , tuy có thể ko liên quan gì đến bài viết trên nhưng có nhiều điều đáng cho chúng ta suy gẩm .
CÔNG AN LÚC TRƯỚC KHÔNG HUNG DỬ VÀ TÀN ÁC NHƯ CÔNG AN BÂY GIỜ !!!
Tôi ra tù năm 1981 , nghỉa là ở tù khoảng 5 năm rưởi . Từ năm 79 trở đi , quan hệ giửa chúng tôi với các anh CA bớt căng thẳng rất nhiều . Chúng tôi được lảnh quà từ bà con ở các nước tư bản (Mỷ , Úc , Pháp , v.v…) gửi về ; phát ngay tại trại sau màn kiểm tra rất kỷ (sợ có vủ khí hay tài liệu phản động) . Nhửng ngày sau đó , có vài anh CA xin chúng tôi thuốc lá , thuốc trị bịnh hay yêu cầu chúng tôi hát nhạc vàng ; thời đó các anh CA nói " về quê thăm gđ còn phải mang phần gạo của mình theo" , chứng tỏ bên ngoài vẩn còn khổ . Trung bình 3 tháng chúng tôi được thăm nuôi 1 lần , có anh nhận tới 200 kí quà . Nhờ chia xẻ lẩn nhau , nên bọn tù chúng tôi ko còn đói khổ như mấy năm đầu .
Nhờ có tiền , do ng nhà công khai gửi vào , thỉnh thoảng chúng tôi nhờ các anh CA mua giùm thịt heo ‘hơi’ , tức là con heo đưa lên bàn cân nặng bao nhiêu thì tính tiền bấy nhiêu . Các anh CA giết heo và cắt từng khúc theo đơn đặt hàng của chúng tôi , rất sòng phẳng .
Phải thành thật mà nói , từ 1979 đến ngày ra tù , quan hệ giửa bọn tù chúng tôi và CA ngày càng có TÌNH NGƯỜI hơn . Tôi ra tù năm 81 và đi Mỷ năm 94 . Vài năm mới ra tù , tôi bị quản chế chặt chẻ nhưng sau đó họ nới lỏng .
Tôi nhận xét , CA thời đó chỉ ‘nặng tay’ với bọn tội phạm (trộm cắp , cướp,v.v…) bị BẮT QUẢ TANG, chứ đối với DÂN thì tạm được , hiếm khi thấy họ hống hách hay đánh đập dân (chỉ vì ko đội mủ BH) như CA bây giờ . Thời gian này , nhửng vụ CA đánh chết người tại đồn rất hiếm .
Khoảng năm 1981-82 , tôi làm việc tại một văn phòng của 1 đội xây dựng ở đg Hàm Nghi quận 1 TP.HCM . Có 1 lần , một anh bán dạo (bán các thứ lặt vặt để trên 1 tấm ni lông , khi CA tới thì xách chạy) ở lề đường gần VP của tôi , bị CA bắt vì chạy ko kịp . Anh này đả gây gổ , giằng co với anh CA trước khi bị đưa về CA phường Bến Thành . Tôi nghỉ rằng anh sẻ bị CA “tẩn” cho 1 trận ; vài giờ sau tôi thấy anh được thả , ko bị đánh đập gì hết , tôi rất ngạc nhiên .
TÔI KO HIỂU “TẠI SAO CÔNG AN NGÀY NAY HUNG DỬ , TÀN ÁC HƠN LÚC TRƯỚC” ?
XIN CÁC BÁC CHO LỜI GIẢI ĐÁP VÀ CHÚNG TA HẢY CÙNG NHAU THẢO LUẬN VỀ CHỦ ĐỀ NÀY . CÁM ƠN ,
thưa các bác ,
Trả lờiXóaĐỨC VUA NHƯ THẾ NÀY MÀ DÂN KHÔNG NỔI LOẠN NHƯ ANH VƯƠN MỚI LÀ CHUYỆN LẠ !!!
Ông Nguyển phú Trọng không tin vào vụ việc ở Tiên Lãng:
nguồn : http://tintuchangngay.info/2012/02/18/vi-sao-ong-nguy%E1%BB%85n-phu-tr%E1%BB%8Dng-khong-len-ti%E1%BA%BFng-v%E1%BB%81-v%E1%BB%A5-vi%E1%BB%87c-%E1%BB%9F-tien-lang/
“ . . Trong buổi làm việc với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam ngày 13/9/2011, ông Nguyễn Phú Trọng đã nhận xét: “Nhiều khi tôi vẫn nói đùa là ở trên này nghe rất nhiều chuyện đau đầu nhưng về với nông dân là thấy khác. Không phải được tất cả mà cơ bản là được.” [1]
Từ đó mà suy, ông sẽ cho rằng những vụ việc như ở Tiên Lãng, Hải Phòng kia chắc chắn là do các “thế lực thù địch” dàn dựng để bôi xấu chế độ XHCN ưu việt, chứ nông thôn Việt Nam ở “thời đại Hồ Chí Minh” thì “về cơ bản là được”, quyết không thể xảy ra những chuyện động trời như thế. . . “
Đọc xong tôi nhớ tới một chuyện hài trong dân gian :
Một ông bá hộ (như bá Kiến) đi thăm ruộng . Ông thấy các nông dân ngâm mình dưới nước tới tận háng (bẹn) để gặt lúa . Một số người vừa gặt vừa run vì trời rất lạnh (đang là mùa đông) .
Thấy vậy , bá hộ liền thọc cây gậy gổ xuống ruộng nước , sau đó nói : “Tao đâu có thấy lạnh gì đâu mà bọn bây vừa gặt vùa run như cầy sấy vậy !!!”
Giáo sư ơi, về thăm Vươn mà còn làm dáng trước hoa thế à?
Trả lờiXóaẢnh này thằng Bá Tân chụp gửi tớ, tớ đã định không đưa lên (vì lý do đó) nhưng sau tặc lưỡi nhiều thằng trí thức rất giỏi nhưng vẫn có cái ngu của nó.
XóaCái gì của César phải trả cho César
Trả lờiXóaCái gì của Đoàn văn Vươn phải trả cho Đoàn văn Vươn
Cái gì của Dân Miền Nam phải trả cho Dân Miền Nam
Hãy trả tên TP Sài gòn cho cho Sài gòn.
Từ ngàn xưa ông cha ta không ai tự phụ, lố lăng lấy tên vua chúa đặt tên cho thành phố. Nay cái đám lố lăng, dốt nát tự ý xoá tên TP Sài gòn, thay vào đó là TP HCM. Hãy tưởng tượng, trước 1975 mỗi khi dân Sài gòn cần mắng chửi tệ nạn xã hội thì hay nói: bọn du đảng Sài gòn, đĩ điếm Sài gòn, bọn lưu manh Sài gòn, v.v. Sau ngày TP Sài gòn đổi tên, dân TP mới sẽ chữi bọn du đảng ...? đĩ điếm ...? bọn lưu manh ...? thì phiền quá.
Một nhà nước mà nếu các viên chức có học, biết tự trọng, có viễn kiến không ai ngu đi đặt tên để tự chữi lãnh tụ như vậy. Quyết định đổi tên chứng tỏ kẻ cầm quyền vừa dốt, vừa ngu. Bây giờ lấy lý do gì để trả lại đây? Tự sỉ nhục mà khoe là “đỉnh cao trí tuệ”. Hết ý!
Hy vọng phần góp ý này không bị xoá
Khiếp qua! về thăm VƯƠN mà p.g.s.Vương, nhà báo bá Tân, thi sĩ Bùi văn trọng Cường như đi trong mộng giữa hoa và bướm... phải thú thật là:Vươn đã khai phá được một vùng mây nước tuyệt trần từ trong hoang hóa "rũ bùn đứng dậy sáng lòa"!Hải phòng có Vươn làm niềm tự hào sánh bước cùng Vịnh Hạ Long, Côn Sơn còn gì! Tiếc quá Bọ không được vi hành cùng các...K17!MĐ
Trả lờiXóaĐộ ơi, tiếc nhất là chuyến về vừa rồi tớ không gặp được Độ, để cùng song ca bài Buổi sáng trên đồng nội. Tớ đã hẹn mà không thực hiện đến cùng, có lỗi với Độ, Đạm, Hà, Hương con quá. Tha thứ nhé, lần sau quyết được.
XóaGửi Thông và bạn Nặc danh 03:44.
Trả lờiXóaCác bạn không thấy , hoặc không nhận ra rằng toàn bộ hoa trên đuwongf đê lẫn hoa trong ảnh đều là hoa dại sao? Vả đang là mùa xuân, sức sống của trời đất tự nó "bất chấp đạn bom" mà! Thông còn nhớ bài thơ "khoảng trời - hố bom của chị Lâm Thị Mỹ Dạ chứ? Hãy coi đây như một "bi kịch lạc quan" đi!Không ngờ Tân viết bài. Nhưng đã post lên thì cũng cần "nói lại" một chút thế. Cảm ơn mọi người đã đọc.
Bá Tân nói:bức ảnh ấy có đề tựa thê này: dưới chân Vương là đất của Vươn. Sau lưng Vương là di tích của Vươn. Tớ " đẻ " ra bức ảnh này là rất có ý nghĩa. Vươn đang bị tạm giam nhưng đất của Vươn vẫn nơ hoa trắng xóa. Phía sau là chứng tích hoang tàn do một bộ máy hoang tàn gây ra. Phía trước hoa nở trắng xóa - thành quả của Vươn, tương lai của Vươn, đất trời dành cho Vươn...
Trả lờiXóaBức ảnh này với đề tựa ấy sánh được với bức ảnh " o du kích nhỏ ..."
Nhà báo nói:Bài viết hay quá,xúc động quá.Ba loại nhân vật được tác giả Bá Tân đưa lên đều đáng iu,đáng quí cả.Anh hùng Vươn,giáo sư Vương,người mê chân dài-Tác giả.Tôi mê ông tác giả,ông là người tôn vinh cái đẹp,ít nhất ở đây ông tuyên bố không thể thờ ơ với cái đẹp,có ông tất cả những điều cao quý kia mới trở thành bức tranh hoàn thiện cho một xã hội tốt đẹp.Mong ông và các bạn của ông-những người đi trước có nhiều những bài viết về công việc của mình cho lớp trẻ chúng tôi học tập
Trả lờiXóaNói chung trước đây không đọc bài của thằng bạn hay nói văn nguyên chất nên khong biết chất văn của nó thế nào.Nay đọc trên Blog của Thông thấy nó viết khá hay.
Trả lờiXóaBài này có lẽ các ông về nhà Thông chơi nên nhân thể viết 1 bài về Vươn cho vui chứ ông Cường già thì quan tâm gì đến máy cái chuyện này , phải không?
Bác Cường thì có trời sập bác ấy cũng chả quan tâm, ông Tửu ạ.
Xóa