Ngày 5-6-1862, Phan Thanh Giản đại diện cho triều đình ký
hòa ước Nhâm Tuất cắt ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp. Mặc dù là đại diện cho
triều đình, nhưng sau đó Phan Thanh Giản đã bị vua Tự Đức quở trách và Tự Đức
giao cho Phan Thanh Giản phải đi chuộc lại 3 tỉnh, coi đó là hành động lập công
chuộc tội. Phan Thanh Giản dẫn đầu phái bộ Việt Nam sang Pháp nhưng kết cục việc
chuộc đất không thành. Năm 1867, Pháp đánh tiếp 3 tỉnh miền Tây, Phan Thanh
Giản thấy sức mình chống không nổi đã giao nốt 3 tỉnh miền Tây cho giặc và sau
đó uống thuốc độc tự tử.
Phan Thanh Giản đã tự nhận trách nhiệm để mất Nam Kỳ.
Ngày 20-11-1873, quân
Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ nhất, Tổng đốc Nguyễn Tri Phương không giữ
được thành đã rút gươm tự vẫn. Nguyễn Tri Phương đã tự nhận trách nhiệm để mất Hà
Nội.
Ngày 25-4-1882, quân Pháp tấn công Hà Nội lần thứ hai,
Tổng đốc Hoàng Diệu không giữ được thành đã thắt cổ tự tử. Di biểu viết trước
khi chết có câu: “Thành mất
không sao cứu được, thật hổ với nhân sĩ đất Bắc lúc sinh thời”. Hoàng Diệu đã tự nhận trách nhiệm để mất Hà Nội.
Trên đây chỉ là một vài tấm gương trong hàng loạt tấm
gương tuẫn tiết trong công cuộc chống Pháp cuối thế kỷ XIX. Tất nhiên việc đó
ngày nay chúng ta đều hiểu, Phan Thanh Giản, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu,... là
bộ phận tiến bộ của triều đình Tự Đức. Trách nhiệm mất nước thuộc về triều đình
nhà Nguyễn đứng đầu là Tự Đức. Các nhân vật nói trên thực sự họ cũng đã làm tất
cả những gì có thể để cứu nước và khi thất bại họ đã tự nhận lấy trách nhiệm
bằng việc quyên sinh.
Giở lại lịch sử gần đây, để mất Hoàng Sa năm 1974, mất
Gạc Ma năm 1988 chưa thấy ai đứng ra nhận trách nhiệm.
Trong các tháng 6, 7, 8 năm 2011 diễn ra một số cuộc biểu
tình ở Hà Nội và Sài Gòn nhưng bị chính quyền ra sức ngăn cản. Cách ôn hòa nhất
là họ vận động không đi biểu tình. Họ bảo rằng việc bảo vệ độc lập, chủ quyền
của đất nước “đã có Đảng và Nhà nước lo”. Và cuối cùng chính quyền ra hẳn lệnh cấm biểu tình và đàn
áp khốc liệt những ai còn cố đi.
Theo chúng tôi các cuộc biểu tình lớn nhỏ ấy ngoài việc
làm thức tỉnh tinh thần dân tộc, thì trước hết, nó đã làm chùn tay những kẻ
hiếu chiến cầm quyền ở Bắc Kinh, Nhưng chẳng bao lâu sau, khi chính phủ ta đã
dẹp xong các cuộc biểu tình thì nhà cầm quyền Bắc Kinh lại tiếp tục gây hấn.
Ngoài các hành động quen thuộc như bắt tàu ngư dân, cho tàu của họ vào đánh cá
trong vùng biển của ta, thì họ còn tiến hành một loạt hoạt động mới như nâng
cấp hành chính và tiến hành khai thác Hoàng Sa, Trường Sa. Đặc biệt, sự kiện
mới đây nhất, ngày 23-6-2012, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã cho Tổng công ty
Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) công bố mời thầu quốc tế với 9 lô dầu khí
nằm sâu trong vùng đặc quuyền kinh tế, thậm chí cả thềm lục địa của Việt Nam
(tổng diện tích của khu vực này là 160.129,38 km2).
Theo ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ thì:
"Việc CNOOC thông báo mời thầu là một
hành động tiếp theo trong chuỗi chiến lược của Trung Quốc đối với tham vọng
“đường lưỡi bò” nhằm biến 80% diện tích biển Đông thành ao nhà của họ. Có thể khẳng định đây là bước đi mới hết sức thâm hiểm của
Trung Quốc.
Việc làm này của Trung Quốc không đơn giản
là hành động “răn đe” khi Quốc hội Việt Nam
vừa thông qua Luật Biển Việt Nam
mà là một sự tính toán, mưu đồ sâu xa, có kế hoạch từ
trước. Vì thế, Việt Nam
phải chuẩn bị một kế hoạch đối phó kịp thời và hiệu quả. Ngoài việc có những
phản ứng ngoại giao có tính nguyên tắc thì Việt Nam phải có hành động cụ thể".
(Báo Người lao động 29-6-2012)
Nếu theo tường thuật của Tuổi trẻ online ngày 28-6-2012 thì
ông Trần Công Trục còn nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng hơn thế: “Đây là một bước đi
cực kỳ nguy hiểm, đáng quan tâm, không thể chỉ cho đây là “đòn gió” mà thực
chất là bước đi cụ thể, nguy hiểm của Trung Quốc”. (Ông Trục một lần dùng chữ “nguy hiểm”, một lần dùng chữ
“cực kỳ nguy hiểm”)
Tuyên
bố của Hội Luật gia VN ngày 26-6 cũng nêu rõ: “Việc làm của CNOOC đã vi phạm nghiêm trọng Công
ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 mà chính Trung Quốc là quốc gia
thành viên, đồng thời vi phạm nghiêm trọng quyền chủ
quyền và quyền tài phán của VN đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền
kinh tế của Việt Nam” (Báo Lao động 29-6-2012).
Theo tôi, đây là hành động leo thang trắng trợn nhất kể
từ khi họ đệ trình đường lưỡi bò lên Liên hợp quốc (7-5-2009). Nếu như năm
ngoái với hành động 2 lần cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của ta chỉ là hành động
“thử gân”, khiêu khích, thì hành động năm nay là hành động thực thi, nếu có điều
kiện.
Giáo
sư C.Thayer (Học viện Quốc phòng Australia) có cảnh báo rằng “bất cứ công ty dầu khí nước ngoài nào có ý
định tham gia thầu với Trung Quốc tại các lô nằm trong vùng thềm lục địa của
Việt Nam đều phải thấy mức độ rủi ro rất cao và phải "suy nghĩ thật
kỹ" trước khi quyết định. (Nhân dân điện tử 29-6-2-2011). Mức độ rủi ro rất cao và phải "suy nghĩ
thật kỹ” nghĩa
là khả năng này khó xảy ra nhưng không phải là không thể xẩy ra. Theo một nguồn
tin khác thì khả năng này hoàn toàn có thể xảy ra. Website CRI online 28-6 viết:
“Ngày 24, trang
web "Nhật báo nhà tư vấn Phi-li-pin" đưa tin, Công ty Dầu mỏ Philex Phi-li-pin đang chuẩn bị cùng Tổng công ty Dầu mỏ hải dương
Trung Quốc khai thác dầu mỏ ở bãi Lễ Lạc trên Nam Hải.
Ông Vin-xơn
Ni-a-bông, Giám đốc phụ trách quan hệ công chúng, phòng hợp tác đối
ngoại của Công ty Dầu mỏ quốc gia
Ma-lai-xi-a cho phóng viên biết, công ty
"không nhấn mạnh tranh chấp chính trị, chủ yếu xem xét lợi ích
kinh tế, thông thường triển khai hợp tác khai thác trên danh nghĩa nhà
thầu, thông qua khai thác, phân chia lợi nhuận, mang lại lợi ích kinh tế cho Ma-lai-xi-a".
Giám đốc
chuyên trách tài vụ của Công ty Dầu mỏ quốc gia Thái Lan cho biết, lần
này Tổng công ty Dầu mỏ Hải dương thông báo mở thầu 9 lô dầu khí trên
Nam Hải, để hợp tác thăm dò, khai thác với công ty nước ngoài, Công ty
Dầu mỏ quốc gia Thái Lan có hứng thú, sẽ thảo luận tính khả thi về
khai thác dầu mỏ trên vùng biển Nam Hải.
Sự đời nhiều khi như thế: các ông lớn không dám làm (vì
phải giữ thế chiến lược lâu dài và phải giữ cả thể diện quốc gia) nhưng ông nhỏ
lại dám! Vì nhỏ thì chỉ cần lợi nhỏ và không cần thể diện.
Vậy là, trong việc này, Trung Quốc thành công hay không chủ
yếu phụ thuộc vào mức độ phản ứng của Việt Nam chứ không nên tin rằng không có
anh nào dám vào.
Vậy ta phải làm gì? Theo ông Trần Công Trục thì “Ngoài việc có những phản ứng ngoại giao có
tính nguyên tắc thì Việt Nam
phải có hành động cụ thể”.
“Hành động cụ thể” là hành động gì? Lời “cực lực phản đối” của
ông Lương Thanh Nghị là cần thiết nhưng không phải là hành động cụ thể. Như
hàng trăm vụ “cực lực” khác, Trung Quốc đều bỏ ngoài tai. Nếu có tập đoàn nào
đó trúng thầu và khai thác thì liệu Việt Nam có dám đem quân đội ra đánh
đuổi họ không? Chắc là không, vì “đánh chó phải ngó chủ”! Trong khi đó có một
cách thật dễ và thật hiệu quả là toàn dân xuống đường biểu thị khí thế quật
cường của dân tộc, cho thấy nhân dân ta sẵn sàng đương đầu ngay cả khi Trung
Quốc phát động chiến tranh, thì nhà cầm quyền Trung Quốc chắc chắn phải run sợ.
Vì họ quá biết trong lịch sử, một khi dân tộc Việt Nam đã đoàn kết lại và quyết
tâm chiến đấu thì những đội quân xâm lược hùng mạnh của họ đều tan tác, tan tác
đến kinh hồn bạt vía có khi phải “chừa” hàng trăm năm mới lại dám tiến đánh. Và
cũng chỉ khi toàn dân Việt Nam
thể hiện quyết tâm bảo vệ Tổ quốc thì bạn bè quốc tế mới giúp đỡ, chứ không ai
giúp đỡ kẻ ngồi không. Thế nhưng việc nhân dân tham gia bảo vệ Tổ quốc bằng
hành động trên đã bị nhà cầm quyền quyết tâm ngăn chặn và tướng Nguyễn Chí Vịnh
đã từng sang hứa với Trung Quốc “không để tiếp diễn”. Những người từng đi biểu
tình thì ít nhiều đều đã “nếm mùi yêu nước”: người bị bắt, người bị đánh, người
bị tù, người mất việc, người mất chỗ ở, người bị cơ quan kiểm điểm. Và tất cả
đều bị bôi nhọ danh dự như những kẻ phá quấy, tiếp tay cho phản động.
Và như vậy thì khả năng 9 lô dầu khí trên tổng diện tích 160.129,38
km2 của biển Đông của ta bị mất là điều có
thể diễn ra. Sau đó, cái gì sẽ mất tiếp theo thì khỏi bàn. Thực ra chỉ cần được
1/9 lô dầu kia thì Trung Quốc cũng đã thắng. Thảm họa mất nước của ta trong
tình hình hiện nay theo nhiều người tiên đoán là sẽ mất từng phần theo chiến
lược “tàm thực” (tằm ăn) của Trung Quốc.
“Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” (Sự hưng vong của
quốc gia có trách nhiệm của cả những người dân hèn mọn). Thế nhưng Đảng và Nhà
nước nhất nhất giành cho riêng mình quyền “hữu trách”.
Trước khi đi Pháp đàm phán (1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
phải hứa với đồng bào:
“Bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ
theo đuổi một mục đích, làm cho ích quốc lợi dân. Vậy nên lần này, tôi xin hứa
với đồng bào rằng: Tôi cùng anh em đại biểu sẽ gắng làm cho khỏi phụ lòng tin
cậy của quốc dân”. (HCM toàn tập, tập 4).
Riêng với đồng bào
Nam Bộ, mảnh đất đã từng bị triều Nguyễn bán cho Pháp, người đứng đầu chính phủ
lúc ấy thấy cần phải hứa chắc chắn hơn:
“Được tin tôi cùng đoàn đại biểu qua Pháp để
mở cuộc đàm phán chính thức, đồng bào cả nước, nhất là đồng bào Nam Bộ
đều lấy làm bâng khuâng. Bâng khuâng là vì chưa biết tương lai của Nam Bộ
sẽ ra thế nào. (...) Tôi xin đồng bào cứ bình tĩnh. Tôi
xin hứa với đồng bào rằng Hồ Chí Minh
không phải là người bán nước”. (HCM toàn tập, tập 4).
Hồi
khoảng 1976, tôi nghe một vở kịch nói trên Đài TNVN, nói về những ngày tính
mạng dân tộc “ngàn cân treo sợi tóc” năm 1946. Tôi không nhớ là sau khi ký với
Pháp bản Hiệp định sơ bộ 6-3 hay là Tạm ước 14-9, nhân vật Hồ Chí Minh của vở
kịch đã có lời tuyên bố: “Tôi ký và tôi sẽ chịu trách nhiệm trước lịch sử”.
Vì
vậy, bước vào cuộc kháng Pháp, chúng ta gần như chỉ có tay không nhưng lòng dân
đầy tin tưởng, và đó là yếu tố quyết định của chiến thắng.
Việc trước mắt của đất nước tại thời điểm này: Nếu để mất 9
lô dầu khí (trên tổng diện tích 160.129,38 km2), thì ai phải
chịu trách nhiệm? Liệu có nhà lãnh đạo nào đứng ra
cam kết với nhân dân rằng cá nhân ông ta, với tư cách là người đứng đầu đất
nước, sẽ đảm bảo hoàn toàn việc bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của
quốc gia, trước mắt là 9 lô dầu khí trên biển Đông?
Đ.T.T
Tôi nói luôn:mất Hoáng sa ông Lê duẩn, ông Văn tiến Dũng chịu trách nhiệm trực tiếp.
Trả lờiXóaÔng Phạm văn Đòng, ông Võ nguyên giáp gián tiếp.
Mất đất biên giới sau 1979 ông Văn Tiến Dũng, ông Lê đức Thọ.
Mất Gạc ma ông Đỗ mười , ông Lê dức Anh, ông Võ văn Kiệt.
Tình hình như ngày nay:ông Phan văn Khỉ và Hùng ,Dũng ,Sang Trọng.
Ai có thể chứng tỏ cho tôi thấy trong 4000 năm lịch sử nước nhà, trong thời bình độc lập dân tộc rõ ràng mà bị mất đất cho Giặc nhiều như thời Đảng Cộng Sản Việt Nam nắm chính quyền từ 1945 ? Tôi không có ý đả kích hay hiềm thù gì với chế độ của nhà nuớc Việt Nam hiện nay nhưng tôi phải nói bằng trái tim của một người con dân Việt đang đau lòng với sự nhu nhược trong lãnh đạo và cố bám nếu cái Đảng Cộng Sản quái thai này !
XóaĐược mùa là nhờ đảng ta ,mất mùa là tại THIÊN tai đấy mà .
Trả lờiXóaNgày mai 1.7.2012 ,chúng ta xuống đường biểu tình chống bọn xâm lược nham hiểm Trung quốc và ủng hộ Quốc hội ra luật biểu tình ,tôi mạo muội chép lại bài HỊCH TƯỚNG SĨ của CHA ÔNG ta để chúng ta ôn lại những ngày gian nan của Tiền Nhân mà không kém hào hùng ,để tiếp sức ngày mai cho chúng ta :
....
Vương Công Kiên là người thế nào? Nguyễn Văn Lập, tỳ tướng của ông lại là người thế nào? Vậy mà đem thành Ðiếu Ngư nhỏ tày cái đấu đương đầu với quân Mông Kha đường đường trăm vạn, khiến cho sinh linh nhà Tống đến nay còn đội ơn sâu! Cốt Ðãi Ngột Lang là người thế nào? Xích Tu Tư tỳ tướng của ông lại là người thế nào? Vậy mà xông vào chốn lam chướng xa xôi muôn dặm đánh quỵ quân Nam Chiếu trong khoảng vài tuần, khiến cho quân trưởng người Thát đến nay còn lưu tiếng tốt!
Huống chi, ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi gian nan. Lén nhìn sứ ngụy đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn tấc lưỡi cú diều mà lăng nhục triều đình; đem tấm thân dê chó mà khinh rẻ tổ phụ. Ỷ mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa để phụng sự lòng tham khôn cùng; khoác hiệu Vân Nam Vương mà hạch bạc vàng, để vét kiệt của kho có hạn. Thật khác nào đem thịt ném cho hổ đói, tránh sao khỏi tai họa về sau.
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm.
.....
... Có kẻ tính đường sản nghiệp mà quên việc nước; có kẻ ham trò săn bắn mà trễ việc quân. Có kẻ thích rượu ngon; có kẻ mê giọng nhảm. Nếu bất chợt có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không đủ đâm thủng áo giáp của giặc; mẹo cờ bạc không đủ thi hành mưu lược nhà binh. Vườn ruộng nhiều không chuộc nổi tấm thân ngàn vàng; vợ con bận không ích gì cho việc quân quốc. Tiền của dẫu lắm không mua được đầu giặc; chó săn tuy hay không đuổi được quân thù. Chén rượu ngọt ngon không làm giặc say chết; giọng hát réo rắt không làm giặc điếc tai. Lúc bấy giờ chúa tôi nhà ta đều bị bắt, đau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng thuộc về tay kẻ khác; chẳng những gia quyến của ta bị đuổi mà vợ con các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị kẻ khác giày xéo mà phần mộ cha ông các ngươi cũng bị kẻ khác bới đào; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục đến trăm năm sau tiếng nhơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang danh là tướng bại trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui chơi thỏa thích, phỏng có được chăng?
Nay ta bảo thật các ngươi: nên lấy việc đặt mồi lửa dưới đống củi nỏ làm nguy; nên lấy điều kiềng canh nóng mà thổi rau nguội làm sợ. Phải huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên, khiến cho ai nấy đều giỏi như Bàng Mông, mọi người đều tài như Hậu Nghệ, có thể bêu đầu Hốt Tất Liệt dưới cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhaị Như thế chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền mà bổng lộc các ngươi cũng suốt đời tận hưởng; chẳng những gia thuộc ta được ấm êm giường nệm, mà vợ con các ngươi cũng trăm tuổi sum vầy; chẳng những tông miếu ta được hương khói nghìn thu mà tổ tiên các ngươi cũng được bốn mùa thờ cúng; chẳng những thân ta kiếp này thỏa chí, mà đến các ngươi, trăm đời sau còn để tiếng thơm; chẳng những thụy hiệu ta không hề mai một, mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu truyền. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui chơi, phỏng có được không?
Cho nên ta viết bài hịch này để các ngươi hiểu rõ bụng ta.
TRẦN HƯNG ĐẠO
Kính chúc các bác (chúng ta )có một CHỦ NHẬT tươi đẹp ,được làm CHỦ đất nước mình ;được làm CHỦ chính mình.
(hu hu ,,phải cắt bớt vì chỉ cho 4.096 từ thôi ạ ,mời các bác vào để xem toàn bản ạ .
http://vietsciences.free.fr/vietnam/danhnhan/vua/tranhungdao_hichtuongsi.htm
tôi hỏi các bác ,mất đảng ,mất chế độ thì ai chịu trách nhiệm /
Trả lờiXóaTôi đảm bảo với bác :KHÔNG và chả ai thèm quy trách nhiệm đâu .
XóaHe he!
XóaHài không chịu được!
Sẽ có câu trả lời tập thể rằng: "nỏ biết!"
Chịu chung! Vui vẻ chịu!
XóaChỉ lo mất nước không ai chịu. Cái này mới đáng lo!
Thà mất nước chứ không chịu mất đảng hay mất chế độ.
Xóatổng bí thư vừa nói ,một tấc đất cũng phải bảo vệ ,nhưng ông không nói gì đến tâc biển .
Trả lờiXóaPhải bảo vệ từng tất đất mới có cơ hội chiếm đất của dân và cho cán bộ cưởng chế ruộng đất được chứ ? chứ giỏi ra biển mà giữ từng tấc biển thì Trung Quốc nó bắn cho chết ?
XóaKhổ cho hiện tình Đất nước chúng ta đang đứng giữa ngã 3 đường chưa tìm ra lối thoát
Trả lờiXóaTheo Tàu cọng thì chế độ cũng chẳng biết có còn ? nhưng Quan lại cầm quyền đang có cơ hội đục khoét.
Bám chân Mỹ , có vũ khí tối tân bảo vệ được chủ quyền Đất nước . Hợp lòng Dân nhưng vai trò lãnh đạo của đám quan tham bị uy hiếp
Việc chọn lưa cho người dân có được Miếng cơm manh áo xem ra thật khó trong thời buổi hiện nay
Cứ xem cách Lãnh đạo ngày nay hành xử thì thấy rõ Họ cố tình vơ vét những gì có thể , họ hành động những gì họ muốn .
Chống tham nhũng thì họ cứ kêu gào nhưng sẽ chống ai và ai sẽ chống
Đàn áp , bắt bớ .
Súng ống và dùi cui là để phục vụ vào công cuộc chống tham nhũng của bè lũ quan tham
Ý bác đã rõ ràng .
Xóa-Theo Mỹ thì hợp lòng DÂN .
-Theo tầu thì hợp lòng QUAN .
Vậy bác chỉ cần sáng suốt xác định lập trường :vì Nhân dân quên mình ,hay là vì miếng cơm manh áo ,để mà đi .
Chúc bác mau chóng tìm được hướng đi cho mình ,rất mong ngày mai gặp bác (1.7.2012)
Hãy đứng thẳng làm NGƯỜI dù chỉ vài phút ,còn hơn cả đời cúi đầu làm nô lệ cho mình .
Thế cuộc biểu tình ngày mai là theo Mỹ hả hai bác?Theo tôi mình làm nô lệ cho mình , không sao.Làm nô lệ cho thằng Mỹ, hay thằng Tàu thì mới khốn nạn.Chủ nó bán cho nhau nô lệ thì cũng là chuyện thường tình.
XóaNgày mai hai ông , bà quangha352 và tranthihuong đi xa xa , riêng ra nhé.Chúng tôi chỉ theo bước ông bà tổ tiên đi đỏi quyền bảo vệ lãnh thổ , lãnh hải Việt nam thôi.Vì cả nhân dân tôi và miềng cơm manh áo gia đình tôi hai ông bà nhé.
Xóa"Thế cuộc biểu tình ngày mai là theo Mỹ hả hai bác?"
XóaKhông bác ạ ,cuộc biểu tình ngày mai là để phản đối Trung quốc xâm lược Việt nam ,và ủng hộ Quốc hội đã thông qua luật biển .
Và cũng để khẳng định MÌNH (quyền lợi ,nhân quyền của mình )con người sinh ra phải được bình đẳng ,được phát biểu ý kiến của mình ,được bầy tỏ sự sung sướng hay phản đối một cái gì đấy ...mà Việt nam đã ký với tổ chức nhân quyền thế giớ năm 1982 bác ạ.Không ai có quyền ngăn cản hoặc bắt bớ .
Hẹn gặp bác ngày mai nhé ,chúc bác ngủ ngon .
Nặc danh 00:36 nói bá láp quá! Vì miếng ăn tồi tàn nên chấp nhận sống hèn sống nhục thì nói mẹ nó đi. Trương bảng hiệu "vì nhân dân" để mị dân hay để lấp liếm? Thối tha không chịu được!
XóaNói như quangha352 và tranthihuong là đúng, là có hiểu biết đấy!
Chào thân ái và đoàn kết! Hè hè!
Ai bảo ông theo Mỹ là hợp lòng dân?Cứ theo voi hít bã mía thì đời ông suốt không bằng con chó nhà người .Chán mấy kẻ cứ định té nước theo mưa.Ngậm miệng ăn tiền đối với chú bây giừ là tốt nhất rõ chửa?Thằng hô con đường Việt nam đối với các anh cũng như thằng hô Đảng quang vinh thôi.Sâu bọ cứ đòi lên làm người.
Trả lờiXóaThằng ngu !
Xóa"Sâu bọ cứ đòi lên làm người ,sâu bọ cứ đòi lên làm người ...".
XóaBác là ai ? Người hay ngợm ? chúng tôi là Người ,nhưng Người ở nước VN đã bị bọn ngợm nó cướp nhà cướp đất cướp vợ cướp con....và bọn chúng tự coi mình là người (ngợm chứ người gì )và coi dân chúng tôi không bằng con sâu con kiến ,và bác lại theo voi hít bã mía nói chúng tôi là Sâu bọ ư ? Xin bác soi gương lại xem mình giống ai .
Tôi là người Việt nam đang sống ở Việt nam bà ạ.Nhà tôi ở Khâm thiên mà ông chủ Mỹ bà cho quả bom chết6 người năm 1972 bà ạ.Nợ máu này đối với tôi như nợ máu bọn tàu thôi.
XóaMô Phật,xin lỗi đã động đến vết thương lòng của bác .Bác ơi ,chiến tranh ...có nhà ai mà không có bảng TỔ Quốc GHI CÔNG đâu bác ,gia đình nào cũng mất mát ...,rất mong bác đừng nuôi dưỡng hận thù nữa .Nếu bác căm thù bọn xâm lược Tổ quốc mình ,hay ngày mai bác có đi biểu tình xin bác đọc bài thơ (con cóc thôi )thì bác sẽ tỏ được lòng tôi .Kính chúc bác khỏe và xin bác đừng gọi dân Việt mình là sâu bọ bác nhé .
XóaThân tặng hai bạn NTT (và vợ )và tất cả các bạn ngày mai đi phản đối Trung quốc xâm lược Việt nam .(cái tình là chính ,câu cú các bác bỏ qua nhé ,cảm ơn các bác )
Ngủ đi anh,để ngày mai có sức,
chống giặc Tầu ,bảo vệ giang sơn.
Ngủ đi anh ,mơ về quá khứ,
gò Đống đa chôn xác quân thù.
Ngủ đi anh ,vững bước mà đi ,
đừng vì em nấn ná chí trai hùng ,
Ngủ đi anh,đừng vì em lo lắng,
em đã quen rồi,giống MẸ ngày xưa,
Tiễn chồng con ra trận ,rồi đợi chờ. ..
Đợi anh về ca khúc khải hoàn xưa.
Ngủ đi anh ,em ru anh ngủ:
Em yêu anh ,chỉ một anh thôi
hay lắm bác tranthihuong ạ !
XóaThưa bác Đào Tiến Thi
Trả lờiXóaCâu trả lời cho đề bài :"ai sẽ chịu trách nhiệm nếu Trung quốc mời thầu thành công 9 lô dầu khí trên biển Đông" là toàn Đảng, toàn quân, toàn dân sẽ cùng chịu trách nhiệm. Có nghĩa là mọi rủi ro xảy ra sẽ được chia đều cho nhân dân nói chung không phân biệt đảng viên, quần chúng, già trẽ lớn bé,đàn ông, đàn bà, homo,lề phải lề trái... Nói tóm lại nếu xảy ra rủi ro như vậy thì Đảng hoàn toàn ok với phương án hòa hợp hòa giải dân tộc không phân biệt chính kiến để đoàn kết cùng gánh chịu. Riêng quyền lãnh đạo tiếp tục sau phân chia rủi ro vẫn là riêng của Đảng , không phải chia cho ai ráo!
Đây,lời một người đàn bà. Mọi người hãy đọc đi. Hãy suy nghĩ rồi hành động.
Trả lờiXóaTủi nhục, nước mắt, niềm đau, lòng căm hận chan hòa.
Hởi quân bán nước và bạc nhược hãy đọc đi. Xin đừng tạo nên một bè lũ Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống.
Mẹ kiếp! Quân đớn hèn!
Mồ tổ cha nó, sao nó cứ tồn tại mãi thế nhỉ!
Ngủ đi anh,để ngày mai có sức,
chống giặc Tầu ,bảo vệ giang sơn.
Ngủ đi anh ,mơ về quá khứ,
gò Đống đa chôn xác quân thù.
Ngủ đi anh ,vững bước mà đi ,
đừng vì em nấn ná chí trai hùng ,
Ngủ đi anh,đừng vì em lo lắng,
em đã quen rồi,giống MẸ ngày xưa,
Tiễn chồng con ra trận ,rồi đợi chờ. ..
Đợi anh về ca khúc khải hoàn xưa.
Ngủ đi anh ,em ru anh ngủ:
Em yêu anh ,chỉ một anh thôi