Nhân người bạn văn nghệ được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu
tú (NSƯT), bạn bè kéo đến chúc mừng. Chuyện nở như ngô rang, xoay quanh niềm
vinh dự ít ai có. Thán phục bạn suốt bao năm theo đuổi sự nghiệp, phần đời còn
lại chả còn mấy tí nay mới đạt tới cái danh hiệu ấy. Nó là kết tinh của hàng tấn mồ
hôi nước mắt, chưa kể đến tài năng.
Ngồi cạnh tôi là nhà viết nhạc. Biết tôi đang quan tâm đến ca
khúc ra đời trong những năm chống Mỹ, mà tôi tạm đặt tên là “Những bài hát của
một thời”, ông anh nhạc sĩ tóc hoa râm gật gù khen nhưng sau đó có phần hơi gắt
gỏng: “chú giới thiệu lên internet rất nhiều bài hát hay hồi đánh Mỹ, được thể
hiện bởi những giọng ca nổi tiếng một thời, vậy chú có biết họ đã chịu thiệt
thòi thế nào không? Đừng đề cập đến đời sống vật chất, tôi muốn nói đến phần
danh mà xã hội đã dành cho họ kia”.
Nghe anh nhắc nhở, tôi bỏ công tìm hiểu kỹ và giật mình.
Đúng là xã hội đã chưa công bằng với họ.
Những năm đánh Mỹ, ở cả tiền tuyến lẫn hậu phương, sức mạnh dân tộc được dốc ra tối đa nhằm mục đích duy nhất chiến thắng kẻ thù. Một trong số nguồn động viên vô cùng đắc lực, hiệu quả là lời ca tiếng hát. Trên làn sóng phát thanh, trên trận địa pháo, ngay giữa boong tàu, trong khu căn cứ, thậm chí cả chiến hào chờ địch, luôn vang lên tiếng hát của các ca sĩ chuyên nghiệp. Các anh chị không trực tiếp cầm súng nhưng giọng hát của anh chị góp phần không nhỏ vào chiến công. Nhân dân gọi đội ngũ ấy là những binh đoàn âm thanh, đánh giặc bằng lời ca tiếng hát. Tên tuổi các anh chị trở nên thân quen với bộ đội, thanh niên xung phong, công nhân, nông dân… khắp các mặt trận. Lớp thanh niên 17-18 lên đường ra chiến trường chẳng mấy ai không đem theo hình ảnh và lời ca của họ. Rất nhiều cái tên được nhắc đến một cách thân yêu, trìu mến: Quốc Hương, Trần Thụ, Tuyết Nhung, Trần Khánh, Kim Oanh, Tuyết Thanh, Thanh Huyền, Trần Chất, Mộng Dung, Bích Liên, Thanh Hòa, Mỹ Bình, Kiều Hưng, Mạnh Hà, Thúy Hà, Tô Lan Phương, Thu Phương, Diệu Thúy, Tiến Hỷ, Vũ Dậu, Tiến Thành, Kim Phúc, Minh Quang, Quang Huy, Doãn Thịnh…, nhiều lắm, không kể hết được. Cứ mỗi lần chương trình ca nhạc Đài tiếng nói Việt Nam bắt đầu, hoặc vào cuối mỗi bản tin chiến thắng, tốp ca nam nữ cũng như các ca sĩ đã làm hàng triệu người rạo rực, phấn khởi, yêu đời, quyết tâm trong khí thế toàn dân tộc. Là người sống trong năm tháng ấy, tôi mãi mãi biết ơn binh đoàn âm nhạc.
Thời đó, họ chỉ là nghệ sĩ-chiến sĩ, không phải sao này sao
nọ. Họ chỉ biết đem tiếng hát phục vụ cuộc sống, không màng tiền bạc, danh lợi.
Hầu hết khi đến tuổi nghỉ hưu, thanh sắc suy giảm, họ trở về với cuộc sống như
bao người bình thường khác, thậm chí nhiều người sống rất thiếu thốn, khó khăn vật chất, bởi họ hát
không phải để kiếm tiền. Tuổi xuân, giọng ca, nhiệt tình, ý thức công dân… họ
dành cả cho sự nghiệp cách mạng mà không đòi hỏi gì cho bản thân.
Chỉ tiếc rằng, sau nhiều đợt phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (NSND) và NSƯT, có lẽ do những lần đầu tiêu chuẩn quá chặt chẽ, khắt
khe, đối tượng được xem xét lại quá đông nên nhiều anh chị đã bị thiệt thòi. Số
người được nhận danh hiệu NSND vô cùng ít ỏi (Tường Vi, Thanh Huyền, Thương
Huyền, Quốc Hương…), còn lại chỉ NSƯT hoặc không được gì. Nói ra chẳng phải để
hạ thấp ai, nhưng rất nhiều nghệ sĩ chỉ đạt “ưu tú” đó, nếu xét về tài năng,
phẩm chất, và nhất là sự đóng góp cho cách mạng thì hơn hẳn nhiều vị đạt “nhân
dân” những đợt phong sau này. Cứ hình dung rằng những ca sĩ-chiến sĩ như Trần Thụ,
Bích Liên, Kim Oanh, Tuyết Thanh, Tô Lan Phương… chỉ chôn chân mãi đứng hàng “ưu tú”
(do sự xét thưởng không công bằng) mà buồn, mà thấy cực kỳ vô lý. Đó là chưa nói những vị "ưu tú", "nhân dân" các giai đoạn sau vừa không phải chịu vất vả như thời chiến tranh mà còn tha hồ chạy sô kiếm tiền, bán tiếng hát chứ đâu có phục vụ công chúng vô tư như người đi trước.
Nhiều người trong các anh chị nay tuổi đã xế chiều. Mong sao
Hội đồng xét thưởng cấp nhà nước xem xét công tâm, kỹ lưỡng những trường hợp vì
lý do nào đó bị chịu thiệt thòi, đề nghị nhà nước phong thưởng xứng đáng ngay khi
họ còn sống. Đừng để đến mức phải truy phong như ca sĩ Trần Khánh, không thể
ôm theo danh hiệu NSND xuống chốn tuyền đài.
Lúc ấy dù người có trách nhiệm làm
gì đi chăng nữa thì cũng quá muộn.
10.6.2012
Nguyễn Thông
Tôi chỉ là một nông dân bình thường cũng hay đọc báo, blog . nay có ý kiến nhỏ thế này. Đối với Văn nghệ sĩ thời chiến tranh"Nội chiến" . Những ai đã được phong danh hiệu ND hay ƯT rồi thì nên im lặng mà tự đừng nên lấy đó làm hãnh diện. Những ai chưa được phong hay không được phong nên lấy điều đó làm mừng. Mỗi lời ca tiếng hát, tác phẩm của họ thúc đẩy con em nước Việt lao vào cuộc tàn sát đẫm máu nhất trong lịc sử đất nước. Họ nên biết rằng họ chỉ là công cụ của các mưu đồ chính trị,của chệ độ. Xong việc rồi chế độ trẳ ơn bằng mấy danh hiệu phù phiếm.Có lúc nào con cháu của các vị NS hỏi rằng: Cụ ơi( ông ơi, bà ơi)thế nhờ bài hát( tác phẩm) của cụ( ông, bà) mà mấy chú bộ đội ngoài chiến trường như được đôping thêm gan dạ can đảm cầm súng bắn chết bao nhiêu người lính phía bên kia( c ó thể là anh em ruột thịt trong nhà vì mấy cái lý tưởng của những kẻ đầy tham vọng mà phải đối đầu nhau ngoài chiến trường). Không thấy đau lòng( thậm chí là ô nhục)
Trả lờiXóahay sao mà còn mong mấy danh hão
Theo tại hạ thì Danh hiệu mà nhà nước phong tặng đều là hão.Cao như danh hiệu Anh hùng cũng còn có thể mua bằng tiền thì thử hỏi mấy cái danh hiệu kia đâu có giá trị gì đối với những người nghệ sĩ chân chính.Cái loạn thời này là loạn tặng Huân chương, loạn tuyên dương anh hùng, loạn phong tướng, phong giáo sư ...Có thể kể ra nhiều lắm.Còn danh hiệu gắn thêm đuôi "nhân dân" thì có khi người được tặng còn cảm thấy mắc cỡ vì cũng được đánh đồng như các chiến sĩ Công an nhân dân, quân đội nhân dân tham gia cưỡng chế,đại biểu Hội đồng nhân dân bù nhìn,Tòa án nhân dân xử sai, Hội thẩm nhân dân mù luật,Kiểm lâm nhân dân câu kết với lâm tặc phá rừng..v...Nhie62i lắm ,không thể kể xiết.
Trả lờiXóa