Một quốc gia không thể không có bộ Học (hay còn gọi là Giáo
dục) để quản lý sự nghiệp dạy dỗ, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài cho đất
nước. Nhưng xứ Việt ta, có bộ Học mà như hiện nay thì cũng như không, thậm chí
tệ hơn cả không. Chi bằng cứ giải tán phắt, rồi làm lại từ đầu. Cái sự làm lại
ấy, người ta nói chữ là tái cơ cấu. Tái gì thì tái, cứ giải tán cái đã. Càng để
lâu càng ung nhọt, bệnh nó phá vào đến lục phủ ngũ tạng, có giời chữa.
Chả cần ngoái nhìn xa xôi làm chi cho mỏi cổ, về những thời lắc
lơ mà ông cha đã lập nên Quốc tử giám đào tạo nhân tài, cả thầy đồ lẫn nho sinh
được tôn kính trọng vọng như bậc cao nhân, chỉ lần giở gần đây thôi cũng đủ để
người đương thời tiếc nuối, xót xa, mủi lòng. Tôi lại nhớ bức thư của cụ Hồ gửi các thầy
giáo, cô giáo, học sinh ngày 15.10.1968, lúc cuộc chiến tranh vào thời kỳ ác
liệt nhất, gian khổ nhất. Cụ dặn “dù khó khăn gian khổ đến đâu cũng phải thi
đua dạy tốt và học tốt”. Từ trên xuống dưới, cả nước đã đồng lòng thực hiện lời
cụ, tạo dựng một nền giáo dục vượt qua chiến tranh với nhiều thành tích hiển
hách.
Than ôi, thời vàng son ấy đã qua rồi. Nền giáo dục ngày càng
tệ, mỗi năm càng xuống cấp thảm hại. Ngân sách đầu tư vào giáo dục tăng cao bao
nhiêu thì bước thụt lùi kéo dài bấy nhiêu. Đội ngũ cán bộ quản lý phình to,
trường sở hoành tráng nhưng sản phẩm con người qua lò giáo dục thì tệ hại không
thể tưởng. Không thể đổ lỗi cho hoàn cảnh mà phải chỉ ra đích danh những người
được giao quản trị bộ máy học hành xứ này. Từ người đứng đầu. Từ mấy chục năm
nay, qua bao nhiêu đời bộ trưởng, càng về sau càng tệ, không còn những vị như
Nguyễn Văn Huyên, Tạ Quang Bửu thời chiến tranh nữa. Nhiều vị ngồi vào ghế
thượng thư bộ Học chỉ cốt lấy cái danh, oai với đời; thậm chí có những vị trong
nhiệm kỳ của mình, do ngu dốt, thiếu tài thiếu tâm nên càng làm càng phá, khiến
sự nghiệp giáo dục tan hoang. Dư luận đến giờ chưa hết phàn nàn về những thời
trị nhậm cõi học của các ông Trần Hồng Quân, Nguyễn Minh Hiển, và nhất là ông
Nguyễn Thiện Nhân. Cũng tuyên bố này nọ, hô hào, khẩu hiệu rùm beng, bày tỏ khí
thế, quyết tâm như ai, chống cái này xây thứ khác, ba bốn năm sáu “không”… cuối
cùng để lại di sản giáo dục như hiện thời.
Suốt bao năm đi học ngày xưa, từ lớp vỡ lòng đến khi tốt
nghiệp đại học, chưa bao giờ tôi nghe xảy ra chuyện thầy gạ tình đổi điểm, trò
đánh thầy cô vỡ mặt ngay trên bục giảng, cấp 1 cấp 2 mới tí tuổi đầu đã thủ dao
trong cặp đâm bạn ngay tại lớp, phụ huynh hành hung ban giám hiệu trước mắt bàn
dân thiên hạ. Xưa hiếm nhưng nay là chuyện ngày thường ở huyện.
Thi cử-tuyển sinh càng ngày càng nặng nề, nhuốm màu sắc kim
tiền. Mỗi năm ngân sách đổ vào thi cử như núi nhưng hầu như chỉ đem lại sự vất
vả, phiền hà cho thí sinh và gia đình họ. Dường như thi trở thành căn bệnh hình
thức mạn tính, khiến giáo dục mất hết vẻ uy nghiêm. Chắc nhiều người còn nhớ
những chuyện bi hài, cười ra nước mắt trong mùa thi cử ở Hà Tây (và không chỉ
riêng Hà Tây) năm 2006. Cứ coi cái tấm ảnh hàng chục chiếc thang bắc lên tường
để người ngoài trèo lên ném phao vào cho thí sinh một cách công khai thì đủ
biết sự học hành, thi cử đã tận đến mức nào. Tưởng rằng sau những lùm xùm tệ
hại ấy, những nhà quản lý giáo dục rút được kinh nghiệm, chấn chỉnh kịp thời,
khẩn trương làm trong sạch môi trường thi cử, nhưng không, vụ Bắc Giang bị
phanh phui cách đây mấy ngày càng làm những ai quan tâm đến sự nghiệp giáo dục
thêm nản, thêm buồn.
Mở cho lắm trường đại học, cả nước làm đại học, ngay cả
những tỉnh nghèo heo hút cũng có tới 2-3 trường, chương trình chắp vá, phòng ốc
tạm bợ, thày cô không đủ chuẩn cũng lôi lên bục giảng, sinh viên thì vơ bèo vạt
tép, mấy điểm cũng tuyển, miễn là có tiền… khiến chất lượng đầu ra thấp đến mức
chưa bao giờ thấp hơn. Đừng trách các doanh nghiệp tại sao chỉ tuyển nhân viên
bảo vệ cũng đòi phải có bằng đại học, họ có cái lý của họ. Ông Nguyễn Thiện
Nhân khi đương bộ trưởng đã hô hào nói “không” với bệnh thành tích, tuy nhiên
thực tế cho thấy trong thời của ông Nhân bệnh thành tích chả khác gì nan y, hết
thuốc chữa. Một vài cá nhân đứng ra chống tiêu cực, như thầy giáo Đỗ Việt Khoa,
được ông Nhân tung hô, đánh bóng nhưng sau đó chối bỏ, làm lơ không thương
tiếc. Thành thực mà nói, cá nhân tôi đã hoàn toàn hết niềm tin ở ông Nhân sau
vụ Đỗ Việt Khoa.
Những nhà lãnh đạo nền giáo dục xứ này hễ mở miệng là rồng
bay phượng múa, nào là bắt kịp thời đại, tiên tiến, khoa học, đi tắt đón đầu…
nhưng thực tế họ còn bảo hoàng hơn vua. Không ai khác, chính họ khư khư ôm giữ
chặt những cũ kỹ lạc hậu, không chịu chuyển động trước những đổi thay của cuộc
sống. Chương trình sách giáo khoa thì cổ hủ, nặng nề, suốt bao năm cứ nhồi nhét
những nội dung cũ rích, kể cả những thứ người ta đã vứt vào sọt rác. Trong khi
ấy, bao điều mới mẻ, cần thiết, hệ trọng lại không được đoái hoài. Gần đây nhất
là dư luận xã hội và đông đảo nhân dân bức xúc đòi phải nhanh chóng đưa nội
dung biển đảo, Hoàng Sa-Trường Sa vào sách giáo khoa thành nội dung chính thức,
chính khóa, áp dụng thống nhất trên toàn quốc, thì họ cứ nay lần mai lữa, chả
hiểu vì sao, vì lý do gì.
Một dẫn chứng nữa của bệnh hình thức là việc cố lập cho được
Đại học quốc gia. Hơn chục năm qua giáo dục đại học cứ lúng ta lúng túng trong
chiếc áo giả cầy này, không tạo ra được gì đáng kể cho đào tạo nhân tài. Thực
chất, đó chỉ là thêm mâm thêm bát, đầy tính bao cấp, lãng phí nhân lực, gò bó
trói buộc các trường đại học thành viên bằng tầng nấc trung gian. Nếu không mau
xóa sổ mô hình này, còn tốn kém, còn kéo lùi đào tạo đại học đi xuống.
Một trong những quyết định sáng suốt của chính phủ là dời
các trường đại học ra khỏi nội đô, tạo những môi trường học tập hoàn hảo. Vì
rất nhiều lý do, những nhà hoạch định đã phân tích không nên để tồn tại các
trường đại học trong thành phố. Nhà nước cấp đất, cấp tiền, đặt ra lịch trình,
yêu cầu Bộ GD-ĐT chỉ đạo thực hiện. Nhưng, lại nhưng, tại hai thành phố lớn
nhất nước, Hà Nội và Sài Gòn, nơi có nhiều trường đại học đóng đô nhất, không
hiểu sao người ta vẫn duyệt, cho phép các trường cần phải di dời được tiếp tục xây
dựng ngay trên đất cũ cơ sở bề thế, tốn kém, vững như bàn thạch. Trường quyết
bám trụ, một tấc không đi một li không rời, không tuân theo chỉ đạo của thủ
tướng, liệu sự trái khoáy này có “công” của Bộ GD-ĐT?
Năm nào cũng như năm nào, cứ trước năm học mới, phụ huynh
đến khổ vì sách giáo khoa. Nội dung đổi thay xoành xoạch, cách sử dụng tốn kém,
lãng phí. Và điên nhất là giá cả. Một ông bạn tôi làm bên ngành xuất bản bảo
rằng với số lượng in khổng lồ, không có thứ ấn phẩm nào so sánh được, sách giáo
khoa là món hời béo bở. Nếu đấu thầu đàng hoàng, không cho nhà xuất bản Giáo
dục độc quyền nữa, giá thành sách giáo khoa sẽ chỉ còn một nửa, tức là bớt được
một nửa gánh nặng chi phí mua sách cho người có con em đi học. Biết thế thôi,
dễ gì họ nhả.
Loanh quanh vài chuyện, tôi lại càng thấm thía cái câu nói
độp của một vị phụ huynh đáng kính khi ngồi uống trà bàn chuyện giáo dục. Ông
bảo: nếu tao làm người đứng đầu đất nước này 1 giờ thôi, quyết định đầu tiên mà
tao ký là giải tán bộ giáo dục.
Ờ nhỉ, để cứu nền giáo dục nước nhà, còn chờ gì nữa mà không
giải tán bộ Học.
7.6.2012
Nguyễn Thông
Quá đúng.
Trả lờiXóaKhông biết Thủ Tướng nhìn thế nào, Quốc hội đánh giá ra sao, lại phê chuẩn ông Nhân làm Phó Thủ Tướng.
XóaTôi đống ý với ý kiến của Christine ! lúc trước tôi có nói xa nói gần vế cái ông Giáo dục nổ đó, ai cũng biết là bắng cấp của ông ta có đúng hay không ? dám xưng là có bằng PhD (tiến sĩ) ở trường Harvard danh tiếng của nước Mỹ. Ông ta giỏi bằng trời hay sao mà qua Mỹ không đầy 4 năm mà tậu được bằng Tiến sĩ (việc học tiếng Anh để hiểu bài giảng cũng tối thiểu là 2 năm, nói chi để học chuyên ngành)? rồi khi về nước xưng là Giáo sư giảng dạy Trường Đại Học Kinh Tế mới ghê chứ ! trước khi bắt đầu ra làm chính trị với ứng cử Đại biểu nhân dân Thành Phố HCM. Nếu bằng Tiến sĩ của Trường Harvard dễ lấy như vậy , tôi dám chắc không có nhiều thời Tổng Thống Mỹ từng xuất thân từ trường đó điển hình như đương kiêm Tổng Thống Mỹ hiện nay là Barrack Obama là Tiến sĩ Luật từ Trường này, trong khi đó ông Tổng Thống George W Bush chỉ có bằng Master (cao học) về quản trị thôi. Vậy mà ông Nguyễn Thiện Nhân nói là có bằng Tiến Sĩ từ trường đó trong thời gian hơn 3 năm. Không cần là cơ quan điều tra của Bộ ngành nào , thử lấy thời gian ông Nhân đến Mỹ và so với tuổi của ông ấy vào thời gian đó , có thể vào Website của Trường tìm thử có ông khỉ nào tên Nhân tốt nghiệp Tiến Sĩ trong khoảng 15 năm dài đó (cho chắc ăn !) 100% là không ? Vậy mà sau đó được ông T.T Dũng đưa lên làm Bộ Trưởng Bộ Giáo dục ,sau một thời gian "lộn xộn" cuối cùng phóng tọt lên luôn chức vụ Phó Thủ Tướng ? Tìm cái quả đâu xa, trong thời ông Thiện Nhân làm Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục là thời gian mua bằng cấp , xài bằng giả nhiều nhất trong các thời kể từ lúc dựng nên chế độ mới này. Buồn cười nhất có lần một ông chuyên viên cao cấp sở Nội vụ tại Hà Nội còn đanh thép tuyên bố là “Hà Nội mong 100% cán bộ Thành ủy ‘quản’ là tiến sĩ”, nhiều người còn ngạc nhiên hơn khi đọc lời giải thích “Có bằng tiến sĩ mới đột phá tư duy”. Bằng cấp như ông Nhân thì bên Mỹ này ai mua cũng được (Fake Certificate)tùy theo sự nổi tiếng của Trường đó từ $500 - $3000 dollar có chữ ký của President (chủ tịch) Trường và có luôn chữ ký của Governor (Thống Đốc Bang) mà trường nằm trong Tiểu bang đó. Nhưng đừng quên nó dùng để chơi thôi, treo cho đẹp trước khi có bằng thiệt thay thế, chứ không thể dùng đi làm kiếm sống , cái bằng đó luôn có hàng chữ bên dưới "Not use for public" tức là không dùng cho công cộng. Các vị không tin nhờ ông Nhân dám công khai cho người dân xem thử không ? Tôi dám chắc và kết luân là "vô cùng lưu manh" thà là Tiến Sĩ Luật hay Tiến Sĩ Kinh tế của Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc mà các ông trong Bộ Chính Trị và TW Đảng đang dùng hiện nay, không ai nói đến và trách gì cả ? bởi nhân dân cũng thừa biết là chữ "Dốt" nằm chình ình trong cái Bắng cấp đó rồi.
XóaVì ông Nhân có biết ngoại ngữ, nên phải lôi ông ấy lên ngồi ghế Phó TTg, kẻo thế giới lại bẩu là "nãnh đạo Việt Nam dốt như bò"!
XóaBộ công an có Tiên lãng, Văn Giang; Bộ GTVT có vinashin, vinalines; nay đến Bộ GDDT v. v. . . Nói như Bác, cứ đòi giải tán thì có mà . . . giải tán chính phủ à???
Trả lờiXóaOK
XóaPhú quý giật lùi ông ạ. Con ông Thông có học hành ra gì đâu, còn ngoan hiền cũng không như bố nó. Nhìn ra cả xã hội cũng vậy thôi, ông nói làm đéo gì cho mệt.
Trả lờiXóaCũng còn tí ti may là cháu nó chưa đến nỗi hư, bác ạ.
XóaVậy con bác Thông chưa học tập đạo đức của ông cụ rùi. Hic
XóaQuá chính xác ! Thú thật khi mới đọc cái tít bài này, tôi đã nghĩ ngay đến phần nội dung bình luận là phải kể công lao của Nguyễn Thiện Nhân, người đã có công rất lớn trong việc đào tạo học sinh nước ta thành ngu dốt, hèn kém như bây giờ! Nhưng anh đã nói hết , nói chính xác nên tôi thôi vậy ! Rất cảm ơn anh đã có những ý kiến thật hay, thật xác đáng về nghành giáo dục VN.
Trả lờiXóaKhi nào, và bao giờ thì Thầy Cô, Giảng viên đủ chuẩn dạy học? Khi mà hiện nay,nhiều cử nhân Tại Chức dạy SV ĐH hệ Chính quy!
Trả lờiXóaAnh Thông thân,
Trả lờiXóaChia sẻ với anh về những "bực dọc" đối với Bộ Học nước nhà. Ngẫm cho kỹ thì không nên trách. Hệ thống GD chỉ là một hệ con của Hệ Lớn Hơn, nó phản ánh cái tổng thế, cái nguyên lý của hệ lớn hơn đấy. Không nên trách. Nếu có một bộ trưởng có tài thì có thể "tương đối" vượt qua cái hạn chế của hệ lớn hơn đó, còn không thì nó vận hành theo cơ chế chung (chính xác hơn là bị cuốn theo).
Goedel hình như có nói "Khi đứng trong hệ thống mà không tìm được phương pháp giải quyết vấn nạn của hệ, thì chỉ có thể tìm được lời giải khi đứng ngoài hệ thống đó!"
Chính xác!
XóaBộ gì thì Bộ, Nhân gì thì Nhân, có tài-đức-tâm hay không, tất cả đều phải qua cửa ải "xét duyệt" của cụ Đảng và "Bộ Chỉ Trỏ - BCT". Các cụ đó bẩu sao thì phải làm vậy chứ có tự ý làm theo được đâu. Vậy cũng không nên trách bác Nhân làm gì, khổ thân bác ý. Giả dụ, (là giả dụ thôi nhé), nếu bác Nguyễn Thông lên làm Bộ trưởng Bộ Học, thì bác NT cũng chẳng cải thiện được gì đâu. Ngược lại, có khi mất hết cả bạn bè vì "lực bất tòng tâm"! (em nhắc lại là giả dụ, bác NT tha lỗi nhé. Trân trọng)
XóaNếu là bộ trưởng, tớ cứ bất tuân thượng lệnh một phát, lành làm gáo vỡ làm muôi, không thì cũng được làm con người mình, bác ạ. Nhưng với người có tính thế nên không bao giờ bọn tổ chức cán bộ nó nhầm, nó chọn mình.
XóaCon kiến mà leo cành đa
Trả lờiXóaLeo phải cành cụt.Leo ra leo vào
(ca dao)
Phấn đấu đến năm...Sẽ có 20000 (hai mươi ngàn) Tiến sỹ ...!!!
Trả lờiXóaNgạc nhiên chưa ???
Đến năm (Tết Công-gô) giáo chức (nói lái) dư sức sống phẻ với đồng lương của mình !
Xóa--- lời nói khuyến mãi của nhiệm kỳ Bất Nhơn .(nhớ hôn? nhớ hôn?..)
Thôi bác Thông ơi ! Nói chi cho thêm đau lòng :
Trả lờiXóa" cái học ngày nay đã hỏng rồi "
Buồn lắm bác thông.
Bác còn thiếu mảng đặc biệt nguy hiểm là chạy dạy. Các sinh viên mới ra trường muốn được đi dạy phải đút lót khoảng từ 50-150 triệu tùy theo cấp học và xa gần. Ngay từ đầu lương tâm của giáo viên đã bị chó gặm mất rồi thì hỏi rằng có dạy tốt được không.
Trả lờiXóaBác cứ giả vờ ngây thơ cụ. Các bác ở Bộ Học cười cho đấy. Trên các bác ấy còn có những bác to hơn. Các bác ấy có muốn cũng không thể làm gì được.
Trả lờiXóaShut up!
Các chú nghiên kíu cỹ nắm dồi nên chình ký thì anh enter.
XóaHe he!Do đảng ta lãnh đạo toàn diện(chính trị,kinh tế,văn hóa,ngoại giao,quân sự,an ninh...) nên bộ học nước ta nó phải thế thôi chứ khác là...chống ĐCSVN lãnh đạo đó nha!Tội nhớn lắm!
Trả lờiXóaTrời bắt đầu oi bức lại đứng gió,đã có biết bao nham nhở của đời sống xã hội rồi,thêm món này của bác Thông tiền đình em nó nặng quá.Cứ nghĩ đến đầu năm học mới phải lo biết bao khoản cho các cháu mà nao hết cả ruột.
Trả lờiXóaÔng già chống gậy(Logo rượu JOHNNIEWALKER)đi có chậm nhưng dứt khoát không lùi vậy mà cái sự học ở ta thì...ÔI TRỜI ÔI!
Đây là cách đào tạo ưu việt của Đảng ta để có những con người mới XHCN nên bác không thể trách riêng bộ học được. Sau bao nhiêu năm nhồi sọ ta mới có được những sản phẩm như thế này, vô cảm, lạnh lùng, trâng tráo......và vô liêm sỉ. Thiên đường XHCN gần lắm rồi bác ạ
Trả lờiXóaNhơn bất học bất tri lý
XóaChích thuốc dạo mà trèo cao hết ý
Nhờ Nguyễn Thông thông báo giùm, xin cảm ơn!
Trả lờiXóaĐây là ngôi nhà mới của Quê choa: http://www.quechoa.info/ (Tại đây!)
Ngôi nhà mới này được xây trên ngôi nhà cũ quechoa.info cách đây một tháng, vì thế các chỉ số của Quê choa được bảo lưu. Kể từ đây bọ Lập sẽ làm việc tại ngôi nhà này. Các trang Quê choa khác hoặc là của người khác mạo danh Quê choa hoặc là ngôi nhà cũ của Quê choa nay không dùng đến nữa.
Trong trường hợp bị chặn, bà con hãy bấm vào đây:
Quê choa 1 Quê choa 2 Quê choa 3
Quê choa 4 Quê choa 5
Nhà mới của Bọ Lập sao "đơn giản" mà lại "đáng yêu quá"! Một ngày không vô là cảm thấy như thiêu thiếu cái gì! Nghiện Bọ Lập (là nhà của Bọ ý nhé) mất rồi!
XóaKhông hiểu tại sao mình đi vô đi ra nhà Bọ Lập dễ dàng thế mà bà con lại cứ kêu ca là nhà Bọ Lập bị đóng cửa!
Tiếc 1 điều là nhà bọ Lập không còn cảnh giao lưu chén thù chén tạc,chén chú chén anh,huynh đi đệ đến ì xèo bên chiếu riệu,nốc bí tỉ,uống mềm môi,kẻ bậm môi trèo tường,người hít thật sâu leo cổng,anh trêu huê, em ghẹo nguyệt...Ai ai cũng 1 lòng nô nức trẩy hội,bất chấp mưa gió phụ phàng...
XóaCầu chúc gia chủ tân gia rộn ràng lời ca tiếng hát,bốp rốc nhã nhạc ngày đêm,cải lương hồ Quảng,mái nhì mái đẩy mần tuốt.Răng chắc c bền !...Mong lắm thay !
Có nhiều tiền đi du học , còn không thì ai đẻ ra phải có trách nhiệm dạy dỗ hehehe !
Trả lờiXóaXin dung trach Thien Nhan ma chi nen trach Nhan o cho Thien Nhan ma thieu nhan cach.Vi co nhan cach thi Nhan co hoc khong bao gio chiu dung trong hang ngu lu vo hoc.Ngay minh di hoc thu tuong la thay giao Pham Van Dong,bo truong bohoc la thay Ta Quang Buu,Hieu truong la thay Nguy Nhu Kon Tum toan nhung NGUOI co hoc va day nhan cach.Con bay gio thi sao??? thu tuong la thang vo hoc, bo truong bo hoc la thang tung tuyen bo 1000 diem thi mon su diem 0 cung khong co van de gi!Lu chung no co can con chau co kien thuc dau!Co kien thuc de chong lai chung no a!Con chau cang dot nat chung cang de tri!BO HOC MU CHU MUON NAM!
Trả lờiXóaSao bác Thông lại trách Bộ Học. Bộ Học chỉ là cái đuôi con chó. Cái đuôi có tự vẫy được đâu?
Trả lờiXóaTớ có thằng bạn cùng trường Pháp, sau tú tài 2 năm 1974, tớ qua Pháp học ngành vi tính, nó kẹt lại nên được vô trường y Made in Hà Nội sau năm 1975. Đâu mười năm sau, nó lặn qua tới tận Lyon, nam Pháp. Bằng y VN-XHCN của nó, tụi Phú lăng sa (chắc vì ngu dốt) xếp vào hàng dỏm. Bấy giờ, bệnh viện Lyon thiếu bác sĩ nên đồng ý nhận nó vào làm, với điều kiện bất di bất dịch là suốt đời nó trên đất Pháp nó không có quyền mở phòng mạch ! Non 20 năm nay nó hành nghề y với chức danh chính thức trên giấy lương là Phụ tá BS : chuyên ngành của nó là đưa dao đưa kéo cho BS mổ, nôm na là y tá. Tóm lại, bằng BS Made in VN-XHCN, qua Pháp, thứ nhất bắt buộc đương sự phải đâm đơn xin thi lại và cao tay nhất (nếu lọt vòng kiểm tra) là được xếp tương đương vào năm thứ 2 vì, trường y ở Pháp, lọt qua ải năm thứ 1 là coi như có thể trở thành BS, ít ra là BS tổng quát, dĩ nhiên sau khi học trót lọt chương trình luật định là 7 năm. Bên Thái Lan, bằng y của ta, sau khi kiểm chứng trình độ, được xếp vào năm thứ 3, còn bên Lào thì Vô tư.
Trả lờiXóa"...Ngày Nhân lên đường chiến đấu.Hoa lòng vẫn nở đẹp xinh
Trả lờiXóaNhưng rồi không thấy người Anh yêu
Buồn ơi sao là buồn...?! "
---bùm bùm...chát chát...bùm...!
(hát thoải mái theo điệu Bolero truyền thống,giai điệu thật ai oán,trách móc...) Đa tạ,Đa tạ !...
ui chà thì ra ở đây vui nhỉ ?
Trả lờiXóa"Một dẫn chứng nữa của bệnh hình thức là việc cố lập cho được Đại học quốc gia. Hơn chục năm qua giáo dục đại học cứ lúng ta lúng túng trong chiếc áo giả cầy này, không tạo ra được gì đáng kể cho đào tạo nhân tài." - chỗ này thì Nguyễn Thông sai: Bộ Giáo dục và Đào tạo không hào hứng gì với ĐH Quốc gia mà chống kịch liệt nhưng không được.
Trả lờiXóaQuốc hội đã đưa ĐHQG vào vị thế pháp lý trong luật giáo dục. Còn luận cứ nào để giữ ĐHQG trong hệ thống giáo dục thì chính Nguyễn Thông phải xem lại thôi.