K17 Văn- sống mãi tuổi đôi mươi
TRẦN THỊ SÁNH
Qua Trường Đại học Hồng Đức,
rẽ theo con đường vào Trường dân tộc nội trú (Thanh Hóa), chúng tôi đã nhìn
thấy anh Lê Quốc Lập tập tễnh bước thấp bước cao cùng chị Trương Thị Túc (vợ anh)
ra đón. Sau gần 40 năm ra trường, có người hôm nay mới gặp lại, vậy mà anh Lập vẫn
nhận ra họ. Anh là một trong hơn 20 thương binh, cựu chiến binh đã xông pha và
để lại một phần thân thể của mình trên các chiến trường rồi về học cùng chúng
tôi. Ngày ấy, anh là Trưởng ban Tự quản của lớp và của cả khoa Văn (gọi theo
kiểu bây giờ là tổng quản) luôn đeo chiếc còi trên cổ, thổi xoe xóe nhắc nhở,
giục giã mọi người dậy tập thể dục và chấp hành các quy định của khoa, của lớp.
Đôi nào lãng mạn ôm hôn nhau ở sân trường, gốc cây, cầu thang cũng bị anh tuýt
còi cảnh cáo. Tuy nhiên, anh Lập là thương binh nặng nhất, để lại dấu ấn nhiều
nhất khi cuộc chiến tranh kết thúc. Xếp hạng thương binh 3/4, anh Lập luôn phải
chống chọi với các cơn đau xương khớp, đau cột sống, nguy cơ liệt tay chân. Vì
vậy, anh mong mỏi cuộc gặp này đã lâu, mà lại gặp tại nhà anh, còn gì vui hơn,
ý nghĩa hơn. Những giọt nước mắt, những cái bắt tay nồng ấm, chưa bao giờ tôi
thấy anh vui và xúc động như thế.
|
Làm pô ảnh kỷ niệm cùng vợ chồng chị Túc-anh Lập ngay tại bản địa. Anh Lập ơi, em không có trong ảnh, em chào anh, Thông cào đây, có cần nhờ em đi lấy cơm nữa không? |
|
Cái Sánh bảo rằng đồng chí Năng đang đọc thơ tặng vợ chồng đồng chí Lập, nhưng mình lại nghĩ hay là hai ông đang trao đổi cách xử lý Tân loe |
|
Giống như trao bằng tốt nghiệp ngày cuối tháng 12.1976 |
Qua chiếc cổng gỗ là ngôi nhà
hai tầng cao ráo, sạch sẽ cùng khuôn viên thoáng mát. Anh bảo ngôi nhà này được
làm năm ngoái để kỷ niệm 40 năm ngày cưới của anh chị. Chúng tôi ngỡ ngàng khi
nhìn thấy trên tấm bìa mỏng ghi dòng chữ bằng phấn trắng nắn nót Kính
chào các bạn đặt trên bồn hoa, cây cảnh trước hiên nhà. Vào đến sân, ai
cũng dễ dàng nhận ra sự đón tiếp rất chu đáo, mến khách của chủ nhà. Một miếng
bìa màu đỏ để ngay ngắn trên bàn tiếp khách, phía sau là lọ hoa huệ trắng với
dòng chữ Kỷ niệm 40 năm ngày chúng ta nhập trường (1972-2012). Giữa nhà,
hai chiếc chiếu hoa cùng nhiều bia, nước ngọt và hoa quả bày ngay ngắn, đẹp mắt.
Anh Lập mang ra một chiếc phong bì to, trong đó chứa nhiều ảnh của lớp từ thuở
sinh viên cho đến các lần hội lớp cùng thư từ của các bạn. Ngày ấy, người nào
trong ảnh cũng trẻ đẹp, tươi tắn, mộng mơ. Còn hôm nay ngồi đây là các bà già,
ông già U.60, U.70 đầu bạc, răng rụng, song vẫn cùng nhau hát vang bài hát Cuộc
đời vẫn đẹp sao, tình yêu vẫn đẹp sao. Cuộc hội tụ 40 năm vào đại học
của K17 tại nhà anh Lê Quốc Lập diễn ra ngắn ngủi, song đã để lại trong chúng
tôi kỷ niệm đẹp không bao giờ phai.
Thăm nhà anh Lập chỉ là một
trong rất nhiều hoạt động của K17 văn trong chuyến đi chơi 5 ngày vừa qua từ Hà
Nội vào Huế. Với lịch trình kín mít, nhưng được sắp xếp khoa học, hợp lý, chúng
tôi còn vào thăm nhà anh Thuận ở ngoại ô Huế, thăm nhà Chiến trắng (vợ là thượng
tá Nguyễn Thị Tiến, “người đương thời” nổi tiếng bởi quá trình đi tìm hài cốt đồng
đội) ở Vinh, thăm nhà Thành-Nam ở Quảng Trị, uống nước dừa cùng anh Bối ở cầu
Lồi (Nghệ An), ăn bún bò Đò Trai cùng Thư ở Hồng Lĩnh. Rồi cùng nhau uống rượu,
tắm biển Thiên Cầm thơ mộng, biển Đá Nhảy êm đềm, chụp ảnh giữa động Thiên
Đường tuyệt đẹp, đọc thơ bên bãi biển Cửa Việt đầy tiếng thông reo, thưởng thức
cua, ghẹ, mực, ngao tuyệt ngon ở Cửa Tùng, ăn không biết bao nhiêu loại bánh,
đặc sản rồi du thuyền trên sông Hương nghe ca Huế của xứ Huế mộng mơ. Chao ơi,
kể sao cho hết những kỷ niệm, những ấn tượng của 5 ngày đáng nhớ ấy…
|
Tại khu du lịch Cửa Việt. "Ta thương má Năm Căn, ta thương em Cửa Việt, mười bốn năm rồi giấc ngủ chưa tròn". |
Có thể coi chuyến đi này là sáng
kiến, là kỳ tích của K17 văn, trong đó có công lao của rất nhiều người. Nếu như
ở Hà Nội: Sánh, Bé, Nga lo việc lên kế hoạch chuyến đi, thông tin, điện thoại,
thuê xe, đón tiếp các bạn ở các tỉnh thì ở Huế, vợ chồng anh Thuận chạy ngược
chạy xuôi đặt khách sạn, nhà hàng, lựa chọn địa điểm du lịch, đặt tour đi
thuyền trên sông Hương. Không những thế, anh Thuận còn điện cho đứa cháu ở Cửa
Tùng mua hải sản thật tươi ngon chế biến cho chúng tôi ăn và chỉ sẵn cung đường
ngắn nhất, đẹp nhất cho đoàn đến Huế trước 6 giờ tối. Tuy nhiên, nếu không có
sự đôn đốc, nhắc nhở của anh Năng, anh Khánh, Chiến trắng, sự giục giã, tháo
vát của Minh Huệ, anh Hồng (từ Sài Gòn ra), những câu chuyện tiếu lâm, hài hước
của Ba, Tửu, Hòa, Thúy, Giang; tay hòm chìa khóa của Nga, sự khôi hài, hóm hỉnh
của anh Cờ, anh Cường, anh Bảo, Cúc (lớp ngữ)… thì cuộc đi chơi cũng không thể
thành công được như thế. Chỉ tiếc, do đoàn không dừng lại Quảng Bình nên chúng
tôi không gặp được Trần Ngọc Vương (từ Hà Nội vào dự hội thảo) và hai mẹ con Lan
đã chuẩn bị từ mấy ngày để đón đoàn.
Sẽ là không đầy đủ nếu không
nhắc đến người lái xe tính tình dễ chịu, song rất có trách nhiệm của Lilama,
tài xế Trần Anh Tuấn. 16 người lên xe tại điểm xuất phát đã gần như kín chỗ,
vậy mà dọc đường xe vẫn đón thêm được 7 bạn nữa. Ngồi đông như vậy, song tuyệt
nhiên không ai kêu chật, không ai khó chịu mà chỉ đầy ắp tiếng cười, tiếng hát
suốt chặng đường 1.600 cây số cả đi lẫn về. Những bài ca đi cùng năm tháng như:
Thành phố hoa phượng đỏ, Mùa xuân trên thành phố dệt, Hò sông Mã, Các cụ già
bắn rơi máy bay, Người con gái sông La, Quảng Bình quê ta ơi, Tiếng pháo Khe
Sanh, Trường Sơn đông Trường Sơn tây, Tiếng hát trên đường quê hương, Người lái
đò trên sông Pô Cô, Ơi con suối La La, Bên bờ Hiền Lương, Huế - tình yêu của
tôi, Con kênh xanh xanh, Trên đỉnh Trường Sơn ta hát, Bài ca bên cánh võng, Lá
đỏ … đã được giàn đồng ca U.60, U.70 ngân vang trên từng cây số. Không những
thế, nhiều bài hát bài thơ được đặt lời mới, nhại theo giai điệu các bài hát
thời chống Mỹ cũng được mọi người hát rất say sưa rồi cùng nhau ôm bụng cười. Những
kỷ niệm, giai thoại thuở sinh viên, nhiều bài thơ do các nhà thơ không chuyên
của lớp sáng tác như Vũ Lệnh Năng, Đặng Quốc Khánh, Bùi Trọng Cường, Lê Tài
Thuận, Lê Thanh Nga… không chỉ làm chúng tôi quên hết mệt mỏi bởi chặng đường
dài mà còn tô đậm hơn tình bạn, tình đồng môn qua 4 thập kỷ.
|
Ghé thăm thành cổ Quảng Trị đúng ngày 27.7. Thiêng thế. |
Thể theo nguyện vọng của các bạn,
nhất là của những cựu chiến binh, đoàn chúng tôi đã có mặt ở Quảng Trị cũng
đúng vào dịp kỷ niệm 65 năm ngày thương binh liệt sĩ và kỷ niệm 40 năm cuộc
chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị. Cuộc chiến đấu 81 ngày đêm mùa hè đỏ lửa
năm 1972 ấy đã diễn ra vô cùng khốc liệt. Thành cổ lúc bấy giờ phải gánh hàng
chục vạn tấn bom đạn của kẻ thù đổ xuống, nhằm biến nó về thời kỳ đồ đá. Nhưng
quân và dân ta đã chiến đấu ngoan cường giành lại từng tấc đất thiêng cho Thành
cổ. Hòa vào dòng người ấy, chúng tôi đổ về Thành cổ và sông Thạch Hãn, nơi thắp
sáng bởi vô vàn ánh nến hồng và hàng ngàn vạn hoa đăng để tri ân công lao to
lớn của các anh hùng đã ngã xuống. Lòng tôi tê tái, xót xa khi biết hàng ngàn
thanh niên đã ngã xuống nơi đây, đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân cho đất nước. Xương
máu của họ đã lẫn vào đất, vào sông, hóa thành cây cỏ, thành phù sa bờ bãi.
Cuộc chiến đã qua đi mấy chục năm nhưng nỗi đau thương mất mát đó vẫn hằn sâu
trong lòng người ở lại. Tự nhiên, 4 câu thơ của nhà báo Lê Bá Dương lại ùa về
trong tôi: Thuyền xuôi Thạch Hãn xin chèo
nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/Có tuổi hai mươi thành sóng nước/Vỗ yên bờ mãi
mãi ngàn năm.
Có thể nói, lòng nhiệt tình và
trách nhiệm cùng sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý, tình bạn thắm thiết của 32 con
người đã cho chúng tôi một chuyến đi thành công ngoài ý muốn, một chuyến đi nhớ
đời. Sau chuyến đi này, tôi càng nghiệm ra rằng: Hiếm có khóa nào, lớp nào bằng
tuổi chúng tôi lại có thể đi với nhau được lâu như thế, đông như thế, vui như
thế. Là một trong những người tổ chức và chia tay cuối cùng các bạn, nắm bàn
tay nồng ấm và nhìn ánh mắt thân thương, tin tưởng của họ, tôi tin chuyến đi
này không phải là chuyến đi dối già như Thông cào nói, càng không phải là
chuyến đi chờ chết như Xuân Ba phán. Chúng tôi sẽ còn đi với nhau nữa để lại
được hát, được cười, được vui, được nhớ, được yêu. Thế hệ chúng tôi đã học tập,
làm việc và sống với nhau như thế đó.
Với tôi, K17 - đang sống tuổi 20.
31.7.2012
T.T.S
Tôi đọc mà thấy cay cay trong mắt, các anh chị sống với nhau hay quá, tuyệt quá. Thế hệ chúng tôi sau này không được như vậy. Cảm ơn tác giả bài viết và các anh chị.
Trả lờiXóaTH K31 văn
Bài viết hay, cảm động, nhất là đoạn nói về cuộc chiến bảo vệ Thành cổ và 4 câu thơ. Tôi ở Sài Gòn vẫn chưa biết Quảng Trị, đọc bài này, tôi càng ao ước đến đây.
Trả lờiXóaĐáy sông còn đó bạn tôi nằm, thương quá.
Đỗ Trung Hiếu - Sài Gòn
Cào ơi, đưa ảnh bọn mình vào bài viết của cái Sánh đi, ảnh bọn tớ đẹp lắm mà. Đưa nhanh lên cho mọi người xem. K17 Văn đây
Trả lờiXóaCúc và Thúy ở Hải Phòng cũng có trong ảnh đấy. Thông đưa lên để người Hải Phòng biết chúng tớ nhé.
Trả lờiXóaỪ nhỉ, sao ko thấy ảnh bọn mình, Cào để đâu rồi
Trả lờiXóaĐúng là dân học văn, lãng mạn, ướt át, tí tởn. Bon tớ học sử, khô khan, lãnh tụ lắm. Khó mà đi với nhau được thế. Vui nhỉ
Trả lờiXóaLớp Sử K23
Tôi thích nhất là tắm biển, uống nước dừa, ăn bún bò Đò Trai, ăn hải sản, nghe ca Huế, chụp ảnh ở động Thiên Đường. Đúng là các vị đang ở Thiên Đường vậy. Đất nước đang khó khăn mà các ông bà đi ăn chơi thế ? Tí tởn thế?
Trả lờiXóaCon cháu nó đói khổ là phải
Không phải đâu, bác ạ. Đói khổ 40 năm rồi, nay già sắp chết kéo nhau đi nhìn mặt nhau lần cuối ấy mà, vài năm nữa sức đâu mà đi. Mụ này nó tởn lên, nó viết hơi quá, bác thông cảm nhé. Chữ nghĩa nhiều khi cũng phải cân nhắc là thế. Xin cám ơn bác.
XóaBạn đang mơ mộng đẹp, lại lấy tóc ngoáy vào lỗ mũi rồi , ác thế.Bên ngoại ngữ bọn tớ còn ăn chơi hơn.Nhưng cứ vài năm lại ít đi một ít.Mà con cháu dúi tiền cho đi chơi đấy chứ , bạn ạ.Rồi về yên tâm là ốin cho chúng nó.
XóaBác nặc danh17:09 có trêu chọc thì cũng đừng vô duyên thế.Bác Thông không phải thanh minh, không đáng.
XóaNày bọn mình ko ăn chơi đâu nhá, xe mượn được còn đi 5 ngày chỉ có 2 triệu một người thôi, có đêm ngủ chỉ mất 200 ngàn đồng/phòng. Tiết kiệm quá đi chứ, các cụ đừng phê phán chúng tớ.
Trả lờiXóaCác bạn lớp văn nhạy cảm nhỉ?Còm như nặc danh 17:09 thì bách khoa K23 bọn tớ cho xuống chiếu , ngồi lên trên.Mà nói thế bọn con trai bách khoa trước là mê các bạn gái khoa học xã hội lắm:Văn , sử , địa ... mê tất.Bởi vì chung một thành ngữ:quỉ bách khoa , ma tổng hợp mà.
XóaBây giờ là 6 h tối rồi mà Thông có đưa ảnh lên đâu? Giời ạ, nói mãi mà đầu óc bạn cứ để ở đâu đâu ấy?
Trả lờiXóaVừa lo... chống Trung Quốc, bảo vệ chủ quyền, vừa post ảnh cho mày sơm sớm. Số tao rõ khổ, hehe.
XóaBiết rồi, khổ lắm, nói mãi...khoạc , khoạc,...
XóaNghe cụ ho, cháu xấu hổ quá (tại cháu nói phét).
XóaThông đừng bảo tớ tởn lên viết hơi quá. Đó hoàn toàn là sự thật. 3 người uống 1 quả dừa có 15 ngàn, ăn bún bò 30 ngàn, nghe ca Huế 650 ngàn một tàu, tắm biển ko mất tiền. Cả thăm quan và chụp ảnh ở động Thiên Đường hết 150 ngàn. Quá rẻ, các bác đi sẽ thấy. 5 ngày vừa ăn vừa chơi hết có 2 triệu thôi. Nước mình rẻ nhất thế giới. Tác giả bài báo
Trả lờiXóaNhưng cả nước đang đói khổ, chết đến nơi rồi, có vui tí chút cũng phải e dè chứ, đúng không nào.
XóaĐến vui chơi mà bác Thông còn...lăn tăn thế thì không thể ngộ đạo, nhập thế được.
XóaBác ạ, em còn trần tục lắm, chưa giác ngộ được, em tự biết mà. Khổ cả đời.
XóaHay quá, các anh chị đúng như Đặng Thùy Trâm, Nguyễn văn Thạc. Chúng em ngưỡng mộ quá.
Trả lờiXóaThúy Hạnh - K35 Văn
Cám ơn Hạnh nhé. Chỉ mấy chữ của em mà anh tỉnh cả người. Nhưng thực thà mà nói, không xứng đáng để so với các anh chị đó đâu. Thông
XóaTôi già rồi đã về hưu, tỉnh thoảng đọc blog này tấy hay hay. Hôm nay đọc bài của các anh chị vẫn thấy ấm áp, vui vui. Đúng là tình bạn.
Trả lờiXóaEm cám ơn bác ạ. Em cũng chớm già rồi.
XóaƠ sao anh Cường lại định tụt quần ở Cửa Việt để làm gì nhỉ?
Trả lờiXóaÔng ấy có nhẽ bị con rĩn nó cắn. May mà cắn phía trên, chứ thấp tí nữa thì...
XóaNhìn ảnh các bạn và đọc bài viết mình tiếc quá, ko đi được vì say xe. Lần sau say cũng đi đấy.
Trả lờiXóaTôi thấy các anh,các chị vui tôi cũng vui lây.
Trả lờiXóaQua đây tôi muốn hỏi anh Thông một việc (trước hết tôi mong anh Thông thông cảm cho tôi tí nhé ) nếu có thể anh giúp cho tôi biết : có phải anh Lập Khi anh mới nhập trường năm 1972 thì anh học ở khoa toán, sau đó vài tháng anh Lập mới sang học ở khoa văn phải không anh?.
Cám ơn anh.
Bác Thái ơi, em chỉ nhớ khi nhập học bên Văn thì lớp em có anh Lập (Thanh Hóa), chả biết có phải anh ấy từ khoa Toán (ở Thượng Đình) sang không. Ra trường anh ấy về quê, rồi làm trưởng phòng đào tạo của Đại học Hồng Đức. Bác gọi cho anh ấy hỏi thử xem, số 037.3910595. Chào bác ạ.
XóaCái ông nặc danh 17h9 phút thối mồm quá. Người ta về hưu bỏ tiền túi ra đi chơi. Ăn uống toàn những thứ bình dân như nước dừa, bún bò, tắm biển thì sao lại gọi là ăn chơi. Tôi ở tận TP Thanh Hóa ngày nào mà chẳng ăn sáng bún bò, trưa uống nước dừa, tối tắm biển. Ông Thông cũng không việc gì phải thanh minh cho thằng cha ấy, mặc mẹ nó, đéo có bản lĩnh gì cả.
Trả lờiXóaDô tá dô tà THanh Hóa
Chào bác, em ở xa lâu ngày muốn hỏi cái xứ:khu Bốn đẩy ra
Xóakhu ba đẩy vào
Cho Lào , Lào không nhận...được công nhận Dô tá , dô tà là quốc ca chưa?Sao mà vẫn hay văng tục thế?
Ô thế anh Ba, chị Sánh cũng học lớp anh Thông à, toàn những nhà báo nổi tiếng. Khóa anh vui nhỉ. Bọn em tụ tập dăm, bẩy đứa đã khó, đằng này già rồi mà đi với nhau cả 5 ngày. Hay quá, vui thật đấy.
Trả lờiXóaK29 Văn - Báo Đầu tư đây ạ
Em ở SG hay HN? Chúng mình đồng môn, như anh em một nhà.
XóaCon rĩn này chắc bị dở hơi hoặc điếc lác rồi, chui vào ai không chui, lại chui vào ông gầy như cái que, chắc cân cả quần áo được 20 ký thì lấy đâu ra mỡ, ra thịt mà cắn.
Trả lờiXóaSử K26 nhưng biết anh Cường.
Anh Cường cho đến bây giờ tính nết vẫn hệt xưa, em ạ. Đó là người của một thời.
XóaDạo trước hai khoa sử-văn ở chung dãy nhà, đi ăn cơm cũng í ới gọi nhau, giờ nhớ lại sống mũi còn cay.
Đúng là các ông bà đang sống tuổi đôi mươi, thế thì già sao được. Tôi cũng muốn nhập hội này đấy. Đi đâu cho đi với nhé.
Trả lờiXóaMinh Thu - Báo Người Lao động.
Cái Sánh nó bảo lại sắp tổ chức đi chơi nữa đấy, chúng mày chuẩn bị sức khỏe mà đi, thơ, truyện tiêu lâm để kể nhé. Tao xung phong đi đầu tiên vui vui hè hè hi hi.
Trả lờiXóaTa đây K17
Từ ngày có cháu đến giờ
Trả lờiXóaBà ham bế cháu quên sờ chim ông.
Con mụ Độ kia, lần sau để ông trông cháu nhé đi với chúng ông vui lắm. Trẻ ra chục tuổi đấy. Cuối năm nay cái Sánh bảo lại tổ chức đi Thái Nguyên, Tuyên Quang, Cao Bằng, chuẩn bị sức khỏe đi nhé.
QT
Chim ông đã rụng hết lông
XóaTa thà bế cháu sờ ông làm gì
Ôi vui quá, nói tục mấy câu cho hả ha ha ha
Hôm ngồi trên ô tô, thằng Ba cứ phàn nàn rằng, bà quên sờ chim ông, khổ thân ông Ba nhà K17.
XóaĐúng là cái đồ thối mồm, không có việc gì hay sao mà cứ chĩa vào chuyện của người khác.
Trả lờiXóaThôi các ông ơi, người ta đang vui thế, tình cảm thế, các ông lại cứ chí chóe không hay đâu. Im cả đi.
Trả lờiXóaCông nhận cái Sánh nó giỏi, mượn được xe, mấy doanh nghiệp mời ăn cơm nên đi 5 ngày chỉ có 2 triệu đồng mà lại rất tuyệt vời. Nếu không phải mất 5 triệu là ít. Đúng là phải cảm ơn nó.
Trả lờiXóaCuối năm lại đi nhé.
Ừ cái Sánh nó nhanh nhẹn, lại có đầu óc tổ chức nữa. Con Bé, con Huệ cũng được. Chúng nó hợp tác với nhau khá thấy. Các cụ ông hài lòng lắm.
XóaCụ ông K17 on
Nhất trí trăm phần trăm các cụ nhé.
Trả lờiXóaK17 văn muôn năm
Các cụ ông
Đề nghị các ông các bà nên chính danh theo đúng truyền thống của K17, đừng nặc danh nữa. Bố mẹ đã đặt cho cái tên thì phải sử dụng trong mọi hoàn cảnh. Thông
Trả lờiXóaĐúng, làm người quân tử"Đứng không đổi tên, ngồi không đổi họ".Nhưng sao bẩu:quân tử đi là quân tử dại, quân tử lại là quân tử khôn hả bác Thông?Với lại có chính danh được nữa đâu, đến người đầu gối tay ấp còn gọi mình là bố thằng cu A, bố cái B...Thi thoảng ai gọi đúng tên mình, minh còn đờ đẫn một lát rồi mới nhớ ra là gọi mình.Thôi thì:"văn kỳ thanh, bất kiến kỳ hình" bác cho phép Nặc danh cho nó mát.
XóaNghe nói có chương trình" du hý Quảng Bình " rầm rroj thế mà không thấy Thông cào nhắc chi ha? Thằng Lương Ngọc Bính lớp ta mời tụi mình mà? tao bận ko đi được cho coi ảnh mấy đứa Quảng Bình đi!!!
Trả lờiXóaCó sự thay đổi vào giờ chót, mày ạ. Làm cái thân cán bộ nó khổ thế đấy.
XóaTHằng Bính bao giờ chả kêu bận, chả họp. Nó đối xử với bạn bè nhưng thế không xứng, không đáng để quan hệ nữa. Khai trừ nó ra khỏi lớp đi.
Trả lờiXóaTập thể K17
Cậu đừng đại diện K17, chỉ nên thay mặt bản thân mình thôi. Cậu hãy ở cương vị thằng Bính rồi hãy trách nó.
XóaThông Cào hời hợt lắm, lại ít thông tin nên viết cái gì cũng sai, cũng không chính xác đâu.
Trả lờiXóa