Trang

Thứ Ba, 11 tháng 9, 2012

Vì sao Bảo tàng Hà Nội vắng vẻ?

Người thì bảo vào trong đó chả có gì, phòng nào cũng trống hơ trống hoác. Đi bảo tàng là coi hiện vật chứ có phải xem mấy bức tường đâu.

Người thì lý sự rằng Bảo tàng quốc gia suốt bao năm nay ở trung tâm thành phố còn chả có dịp để mắt tới, huống hồ đây là bảo tàng địa phương, mới toe, lại phải mất công xách xe chạy một hồi tốn xăng (mà nghe nói giá xăng đang dập dình theo hướng tăng, tăng tợn là khác).

Người thì bảo tao xót tiền, chúng nó bỏ cả hơn hai ngàn mấy trăm tỉ, một núi tiền cho công trình bà Đanh đó, xót lắm, không đi để khỏi nhìn thấy nó, đỡ ứa nước mắt.

Mỗi người mỗi ý, chả biết đằng nào đúng sai. Chỉ có đứa cháu mình, bố nó thịnh soạn mời nó làm chuyến thăm viếng Bảo tàng Hà Nội, khi gần đến nơi, ở xa xa nhìn vào, nó dứt khoát đòi về, sợ đổ nhà.
Té ra cu cậu trông thấy khối bê tông thô kệch cục cằn chênh vênh ấy, cái bản sao của công trình nhà triển lãm Thượng Hải bên xứ Tàu ấy, cu cậu lo cho tính mạng của hai bố con. Cục bê tông ghê gớm lộn ngược đó mà đè một phát thì thành bụi chứ chả chơi. Không xem cũng chẳng chết ai. Về.

Hóa ra thằng nhỏ cũng có lý.

11.9.2012 (ơ, bữa ni là ngày kỷ niệm lão Bin Laden attack Mỹ)
Nguyễn Thông

Ảnh của tác giả Nguyễn Thắng (báo Tuổi Trẻ)

14 nhận xét:


  1. TMĐ:
    Không riêng gì Hà Nội,Bảo tàng tổng hợp của tỉnh
    thành khắp nước này đều chiếm một mặt bằng khá
    rộng,thậm chí có nơi mênh mông.Cơ quan đồ sộ,hoành tráng.Nội thất thì trống hoác.Rất nhiều phòng bỏ trống,quanh năm không thấy cán bộ nhân viên đặt
    chân đến,huống hồ khách viếng thăm.
    Hiên che của Bảo tàng Hà Nội không dễ gì sụp đâu.
    Sự thoáng đãng không gian dưới mái,làm cho mọi người có cảm giác không an toàn.Thú vị và thành công của người thiết kế là ở chỗ ấy.Muốn có kết quả đó,phía bên kia,một "hiên" bê tông ngầm khủng khiếp ở dưới đất để làm đối trọng,nó còn"ngốn" của dân số tiền khủng gần với phần nổi.

    Trả lờiXóa
  2. Khoe khoang khoác lác hợm mình rỗng tuếch là đặc trưng của nền văn hoá xã hội chủ nghĩa.

    Trả lờiXóa

  3. Bảo tàng, nhà lưu niệm... đều được xây dựng theo ý nguyện của dân nhưng dân chẳng biết gì.
    Quá lạ!!!

    Trả lờiXóa
  4. "Tổ quốc bao giờ đẹp như thế này chăng?".
    Chưa đâu. Mai kia, khi các khu lưu niệm, nhà bảo tàng với kinh phí xây dựng từ vài trăm tỷ tới hàng chục ngàn tỷ ra đời, Tổ quốc ta còn đẹp hơn thế này nhiều nữa. Đúng không các bác?

    Trả lờiXóa
  5. Bác Thông đặt vấn đề thế này e sẽ mệt .
    Xin hỏi bác 1 câu : có nhà bảo tàng nào trên đất nước này mà không vắng như chùa bà Đanh ? Theo em thì có nhưng rất ít , như : bảo tàng hải dương học Nha Trang , bảo tàng Sinh học Đà Lạt , bảo tàng Chứng tích Chiến tranh . Hầu hết các tỉnh đều đổ tiền xây bảo tàng hoành tráng , trong đó có mô hình trống đồng , ảnh tuyên truyền , thế thôi . Nhà to nên phải có bộ máy lớn , Giám đốc bự , ngân sách nhiều ...cuối cùng chẳng để làm gì cả .
    Nên theo em thì bác nên viết : vì sao bảo tàng cả nước vắng vẻ ?
    Không nghèo mạt mới lạ !

    Trả lờiXóa
  6. "Bạo tàn" làm "bảo tàng" thành "báo tang".

    Trả lờiXóa
  7. Em thì ủng hộ...3 chân, phải xây khắp nơi từ trường học, bệnh viện, vùng sâu vùng xa, khu du lịch...có nghĩa chổ nào nhắm xây được cứ xây nhưng mà là...
    ...BẢO TÀNG CẦU TIÊU cho dân, khách du lịch, hoc sinh, bệnh nhân...nhờ.
    Nếu được vậy em xin cảm ơn Đảng, xin cảm ơn Nhà nước, xin cảm ơn các cấp Chính quyền đã tạo điều kiện cho thiên hạ được...đại tiểu tiện hợp pháp.
    Em xin báo cáo hết ạ!

    Trả lờiXóa
  8. Các công trình công cộng thì phải xấu, để "con cháu các cụ" sau này còn đập đi xây lại, chứ không thì chúng nó ăn cám à? Dân Việt bây giờ cứ thế này thì quan lại chúng nó thế kia là phải rồi,bác Thông ạ!

    Trả lờiXóa
  9. Bằng nhiều cách, tụi nó phá hết, phá sạch mấy chục năm nay...

    Trả lờiXóa
  10. Dự án bảo tàng lịch sử quốc gia còn kinh tởm hơn nhiều cả về kiến trúc (giống cái L đã cạo hết lông) lẫn kinh phí (hơn 23 nghìn tỷ).
    Không hiểu sao lại tàn bạo đến thế.

    Trả lờiXóa
  11. Cảm ơn anh Nguyễn Thông vì bài viết : "vì sao bảo tàng Hà Nội vắng vẻ".
    Search trên mạng tưởng anh đi tìm cho ra sự lý giải nhưng tiếc chỉ là vài ba lời nhận xét bên ngoài về sự tốn kém. Khoan nói về cái tiền tỉ như thế nào. Bởi nếu nói chắc sẽ lại động đến chính trị.
    Anh có biết tại sao bảo tàng vắng vẻ không? Có thể là do trưng bày chưa được bắt mắt, thuyết minh chưa được hiệu quả ( so với các nước trên thế giới) v.v... Nhưng chắc chắn đó không phải là hiện vật, bởi bảo tàng Hà Nội có tới hơn 40.000 hiện vật thuộc kho chính thức và cũng khoảng 3000 hiện vật thuộc kho cơ sở. Cũng không phải hiện vật không có giá trị. Những hiện vật của Bảo tàng Hà Nội có thể nói có những báu vật vô giá của quốc gia.
    Bảo tàng Hà Nội là công trình Chào mừng 1000 năm Thăng Long và nó CHƯA HOÀN THIỆN . Những trưng bày a thấy đó chỉ là những trưng bày nhỏ để thử nghiệm và chào mừng đại lễ. Sắp tới, khoảng giữa năm 2013 Bảo tàng Hà Nội sẽ đóng cửa để xây dựng và hoàn thiện trưng bày.
    Vậy tại sao Bảo tàng Hà Nội nói riêng và các bảo tàng trong cả nước nói chung vắng vẻ? Do dân mình thôi. Dân còn nghèo, mà đã nghèo thì phải lo miếng cơm manh áo trước hết đã. Nhưng bản tin thời sự bao giờ cũng là "Tin tức Chính trị, kinh tế,mới đến Văn hóa - Thể Thao". Tôi đã từng đi nhiều bảo tàng, cũng chú ý đến khách thăm quan. Tôi đã từng chứng kiến 1 người khách nước ngoài dành cả 1 ngày chỉ để ngắm mấy cổ vật Chân đèn thời Lê (Bảo tàng Hà Nội), và họ xin thêm tư liệu của Bảo tàng cũng như lịch sử về nó, và cả tuần liền họ đến đó viết ghi chép về hiện vật. Hay những người thực sự quan tâm tới hiện vật khác cũng thế. Họ đến và tìm hiểu về lịch sử đất nước 1 cách cụ thể và tỉ mỉ. Họ đến và lý giải về quá khứ. Còn anh đưa con cháu a tới bảo tàng làm gì? Hay có 1 cơ số đông đông người đến bảo tàng làm gì? khi đi nhìn ngắm cổ vật của cha ông 1 cách thờ ơ. Thậm chí còn dè bỉu những thứ đồ cổ lỗ sĩ cho chẳng thèm lấy. Tưởng có cái gì chứ 3 cái đồ vỡ nát...
    Tôi nói thật, thà chỉ có 5, 10 người đến với Bảo tàng với một tâm niệm là tìm hiểu, học hỏi còn hơn cả 100 người như thế. Bảo tàng vẫn cần phải có! ( đến đây tôi không nói về xây dựng tốn kém hay không tốn kém, đó là vấn đề khác không liên quan đến việc đến đông hay đến ít). Cũng giống như thư viện hay các công trình di tích lịch sử. Nó là nơi lưu giữ văn hóa truyền thống của 1 dân tộc, của một địa phương, 1 lĩnh vực, ngành nghề v.v.. Tất cả đều cần phải có quá khứ, có lịch sử, có văn hóa truyền thống để giáo dục thế hệ trẻ.
    Hi vọng a sẽ quay lại Bảo tàng Hà Nội khi nó hoàn thiện. Chắc phải mất thời gian mấy năm nữa. Nếu anh hay ai đó có nhu cần Đàm về vấn đề này thì liên lạc với tôi theo Face: Nhật Lam Ngô Vũ ( Tôi sinh năm 85 cho tiện xưng hô).
    Cũng xin nói luôn hiện tại tôi không phải là người của Bảo tàng nào cả. Tôi đang làm thiết kế.

    Trả lờiXóa
  12. Cảm ơn anh Nguyễn Thông vì bài viết : "vì sao bảo tàng Hà Nội vắng vẻ".
    Search trên mạng tưởng anh đi tìm cho ra sự lý giải nhưng tiếc chỉ là vài ba lời nhận xét bên ngoài về sự tốn kém. Khoan nói về cái tiền tỉ như thế nào. Bởi nếu nói chắc sẽ lại động đến chính trị.
    Anh có biết tại sao bảo tàng vắng vẻ không? Có thể là do trưng bày chưa được bắt mắt, thuyết minh chưa được hiệu quả ( so với các nước trên thế giới) v.v... Nhưng chắc chắn đó không phải là hiện vật, bởi bảo tàng Hà Nội có tới hơn 40.000 hiện vật thuộc kho chính thức và cũng khoảng 3000 hiện vật thuộc kho cơ sở. Cũng không phải hiện vật không có giá trị. Những hiện vật của Bảo tàng Hà Nội có thể nói có những báu vật vô giá của quốc gia.
    Bảo tàng Hà Nội là công trình Chào mừng 1000 năm Thăng Long và nó CHƯA HOÀN THIỆN . Những trưng bày a thấy đó chỉ là những trưng bày nhỏ để thử nghiệm và chào mừng đại lễ. Sắp tới, khoảng giữa năm 2013 Bảo tàng Hà Nội sẽ đóng cửa để xây dựng và hoàn thiện trưng bày.
    Vậy tại sao Bảo tàng Hà Nội nói riêng và các bảo tàng trong cả nước nói chung vắng vẻ? Do dân mình thôi. Dân còn nghèo, mà đã nghèo thì phải lo miếng cơm manh áo trước hết đã. Nhưng bản tin thời sự bao giờ cũng là "Tin tức Chính trị, kinh tế,mới đến Văn hóa - Thể Thao". Tôi đã từng đi nhiều bảo tàng, cũng chú ý đến khách thăm quan. Tôi đã từng chứng kiến 1 người khách nước ngoài dành cả 1 ngày chỉ để ngắm mấy cổ vật Chân đèn thời Lê (Bảo tàng Hà Nội), và họ xin thêm tư liệu của Bảo tàng cũng như lịch sử về nó, và cả tuần liền họ đến đó viết ghi chép về hiện vật. Hay những người thực sự quan tâm tới hiện vật khác cũng thế. Họ đến và tìm hiểu về lịch sử đất nước 1 cách cụ thể và tỉ mỉ. Họ đến và lý giải về quá khứ. Còn anh đưa con cháu a tới bảo tàng làm gì? Hay có 1 cơ số đông đông người đến bảo tàng làm gì? khi đi nhìn ngắm cổ vật của cha ông 1 cách thờ ơ. Thậm chí còn dè bỉu những thứ đồ cổ lỗ sĩ cho chẳng thèm lấy. Tưởng có cái gì chứ 3 cái đồ vỡ nát...
    Tôi nói thật, thà chỉ có 5, 10 người đến với Bảo tàng với một tâm niệm là tìm hiểu, học hỏi còn hơn cả 100 người như thế. Bảo tàng vẫn cần phải có! ( đến đây tôi không nói về xây dựng tốn kém hay không tốn kém, đó là vấn đề khác không liên quan đến việc đến đông hay đến ít). Cũng giống như thư viện hay các công trình di tích lịch sử. Nó là nơi lưu giữ văn hóa truyền thống của 1 dân tộc, của một địa phương, 1 lĩnh vực, ngành nghề v.v.. Tất cả đều cần phải có quá khứ, có lịch sử, có văn hóa truyền thống để giáo dục thế hệ trẻ.
    Hi vọng a sẽ quay lại Bảo tàng Hà Nội khi nó hoàn thiện. Chắc phải mất thời gian mấy năm nữa. Nếu anh hay ai đó có nhu cần Đàm về vấn đề này thì liên lạc với tôi theo Face: Nhật Lam Ngô Vũ ( Tôi sinh năm 85 cho tiện xưng hô).
    Cũng xin nói luôn hiện tại tôi không phải là người của Bảo tàng nào cả. Tôi đang làm thiết kế.

    Trả lờiXóa
  13. Khoan nói về sự tốn kém của nó. Tôi là 1 dân thiết kế. Tôi khẳng định về Cấu trúc của Bảo tàng Hà Nội khác so với triển lãm Thượng Hải ( Mà tôi đã từng đến trực tiếp ). Hình dáng thì có nét hao hao giống nhau nhưng nó không phải sự ăn cắp kiến trúc. Mấy cái thông tin trên mạng lần sau a nên chắt lọc hơn chứ đừng theo kiểu nghe đồn.
    Bảo tàng Hà Nội được đánh giá là 1 trong 20 bảo tàng có kiến trúc đẹp nhất thế giới. cùng với Bảo tàng Chora, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ; Bảo tàng Salvador Dali, St. Petersburg; Bảo tàng Nghệ thuật Hồi giáo, Doha, Qatar; Trung tâm Getty, Los Angeles; Claude Monet Pháp; Bảo tàng Guggenheim, Bilbao, Tây Ban Nha; Bảo tàng Solomon R. Guggenheim, New York; Bảo tàng State Hermitage, St Petersburg, Nga; ... (anh có thể xem link dưới)Có thể khoản tiền bỏ ra xây nó không nhỏ. Nhưng nó chỉ là 1 HẠT CÁT so với những khoản thất thoát, tham ô hối lộ.. Những số liệu trên báo chí chỉ là con số ảo mà thôi. Thực tế nó còn gấp nhiều lần như thế.
    Anh đã từng xem vở kịch "Cửu Trùng Đài"? Anh trong thâm tâm đã bao giờ ganh tỵ Việt Nam sao không có các công trình cha ông để lại to lớn như Kim Tự Tháp, Vạn lý Trường Thành, ...Có mỗi cố đô Huế bé tý bé tẹo, một cái thành nhà Hồ nho nhỏ xinh xinh, 1 thoàng thành thăng long chỉ còn mấy cái cổng. Anh có thấy trạnh lòng không?Sau này con cháu chắt a có nghĩ như thế về tôi và anh như bây giờ không? ( chỗ này tôi không nói về sự rút ruột công trình hay tham ô hối lộ, mà tôi chỉ nói tới công trình để lại cho hậu thế). Có thời gian ĐÀM tôi sẽ nói cho a về Kiến trúc của Bảo Tàng Hà Nội.
    http://www.petrotimes.vn/news/vn/van-hoa-giai-tri-the-thao/bao-tang-ha-noi-la-1-trong-20-bao-tang-dep-nhat-the-gioi-nam-2012.html

    Trả lờiXóa