Trang

Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2012

Vua đến rồi vua lại đi

Xứ ta đã kết liễu chế độ quân chủ từ tháng 8 năm 1945 thì làm gì còn vua với chả vua. Đúng vậy, về hình thức đang là xứ dân chủ, có vua để hàng xóm láng giềng họ cười cho à. Nhưng trong lúc dân chưa được làm chủ thì cứ tạm coi vị đứng đầu, cao nhất, uy quyền nhất, nhất nhất nhất... là vua đã chết ai nào. Gầm trời nước nam này, ai là An nam quốc vương, chả nói ra thiên hạ cũng đều biết.

Mấy hôm rồi, nhà vua cùng tùy tùng, văn võ bá quan kéo nhau về thăm đất Nghệ. Không phải đi theo kiểu vi hành để bí mật nắm bắt hiện thực xã hội (những điều nếu chỉ ngồi trên chiếc ngai máy lạnh ngôi cửu trùng sẽ khó thấy khó biết), mà đi có huấn dụ báo trước để đón rước, tiền hô hậu ủng, cờ quạt kèn trống réo rắt vui tai. Cần gì phải vi hành cho nguy hiểm, cứ nghe bản nha địa phương nó báo cáo là rõ tuốt tuột, từ đó đúc kết thành lý luận ngay thôi. Cái chính là không đi thì dân chúng và các nhóm lợi ích dị nghị, bày đặt lời ra tiếng vào, khó chịu lắm. Đi được tiếng gần dân, kết hợp đổi gió, du lịch sinh thái, chả hơn suốt ngày bám thành phố hòa bình ngột ngạt đầy khói bụi.
Xứ Nghệ mấy ngày vui tợn. Vua về, vua về, người ta bảo nhau. Đức vua muôn năm. Quan chức địa phương chuẩn bị sẵn vài số liệu đẹp để báo cáo, dọn vài nơi điển hình cho vua ghé thăm, vua hài lòng. Dân tình nghe ngóng để ý xem vua có huấn thị điều gì sâu sắc, cụ thể không. Nếu căn cứ vào bản tin của thông tấn xã triều đình thì không có gì mới. Vẫn lý luận cũ, rằng phát huy tiềm năng, thế mạnh (kiểu xưa nay: có rừng thì đốn gỗ, có biển thì bắt cá, hang động thì du lịch, đông dân thì nhân lực, mỏ thì khai thác). Riêng xứ Nghệ còn có thế mạnh là truyền thống cách mạng, quê hương của Người. Động viên vài ba câu, chỉ đạo vài ba đường, cắt băng khánh thành vài ba công trình, chuyến thăm "thành công tốt đẹp".

Tôi dám tin chắc trăm phần trăm rằng trong chuyến ấy nhà vua không biết điều này: đúng ngày khai giảng 5.9, khi vua đang ăn cơm xứ Nghệ, tại nhiều làng bản miền núi Nghệ An, các em các cháu đến trường trong sự rách rưới thiếu thốn không thể tưởng. Xin trích một đoạn trong bài viết mà nhà báo Khánh Hoan gửi thẳng cho tôi "... Trong ảnh là những căn lều do người dân ở xã Bảo Thắng và xã Mường Ải, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An dựng cho con em họ đến trọ học. Những căn lều tạm bợ, ẩm thấp, rách nát, nằm chênh vênh bên dốc rừng. Mùa nắng, lều như những cái lò hấp. Mùa đông, gió núi thốc vào lạnh buốt. Bọn trẻ ở đây đứa nào cũng gầy nhẳng, mang những bộ quần áo màu đất, quanh năm chỉ có cơm với muối. Thịt, trứng là xa xỉ phẩm, các em không dám mơ tới. Nhưng đói chưa phải là khổ nhất vì các em đã quen! Các giáo viên nói ở đây các em sợ nhất khi mùa đông đến. Cái lạnh đã thành nỗi ám ảnh kinh hãi đối với những cơ thể gầy nhẳng vì thiếu ăn, khi những chiếc chăn cũ mỏng tang không thể chống được cái lạnh buốt giá trong những căn lều thốc gió. Vào những đêm giá lạnh, những tấm thân gầy của các em không trụ được với rét, không có chăn đủ ấm để đắp nên không thể ngủ được. Đám trẻ phải rủ nhau dậy đốt lửa lên, cả đêm ngồi vây quanh cho ấm. Anh Lê Đình Hùng, hiệu phó trường cấp 2 Mường Ải, bạn tôi, nói ở đây học sinh các bản xa đến đây trọ học, có nhiều khi cả cơm cũng không có mà ăn. Giáo viên phải góp gạo, mỗi tuần mỗi người vài kí lô cho các em ăn đỡ khi hết gạo. Những đêm quá lạnh, thương các em, giáo viên phải mở cửa nhà/phòng mình rồi gọi các em vào tá túc qua đêm vì biết các em không thể trụ nổi trong những cái chòi gió lùa ấy".

 Vua đến rồi vua lại đi, ồn ào được chốc nhát, chỉ có cái nghèo còn ở lại. Khổ nỗi đức vua có biết vậy đâu. Vua cứ bị bá quan phất khăn hồng làm mờ mắt thì khi mô mới chộ.

Xin cung cấp cho nhà vua bức ảnh do nhà báo Khánh Hoan chụp để làm bằng chứng:


Bẩm, tâu hoàng thượng, đây là nơi ăn học của các em. Mùa đông sắp đến rồi.

7.9.2012
Nguyễn Thông


23 nhận xét:

  1. Nghèo thì kiếm xó xỉnh nào đó mà sống hoặc chết đi . Thiên đường này không chấp nhận lũ nghèo , hãy biến đi , đừng làm bẩn mắt ta !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dạ, biết thân biết phận em định quan bọn tư bổn giẫy hoài hỏng chết, kiếm tí bơ thừa, sữa cặn đặng sống qua ngày. Dưng mà lại sợ phạm tội... vượt biên trái phép (như mấy đ/c ở quê bác đi qua Úc châu vừa mới nhập hộp).
      Lại không đủ bản lĩnh như anh Nhựt để ân hận trong đồn công an vì đã dám nghèo !
      Muốn Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian... thì lại sợ phạm luật bới đang là "ông chủ" chăng phải là nô lệ.

      Mần răng chừ hè ?

      Xóa
  2. Ông Vua Tổng Trọng đã bị bệnh ảo tưởng nặng lắm rồi, hết thuốc chữa đành botay.com.

    Trả lờiXóa
  3. TMĐ:
    Lều học.Chái lớp!

    Trả lờiXóa
  4. Đau lòng làm sao ...XHCN là gì ? là thiên đường ư? Sao đi mãi không tới ?hay chúng ta đi nhầm đường xuống địa ngục???.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chúng ta đi đúng đường, hơi xa, nhưng hy vọng đang "đi tắt đón đầu".

      Không nghe nói "chủ nghĩa cộng sản là con đường dài nhất, ngoằn ngoèo nhất, tốn kém nhất và tang thương nhất để tiến lên tư bản" ah!

      Xóa
  5. Bớ dân đen,Trẫm đang đau đầu về cái vụ phê và tự phê dở hơi đây này, chúng bay muốn sống thì hãy tự cứu mình đi trước khi trẫm cứu nhá! kêu ca nỗi gì. Nghe rõ chưa?

    Trả lờiXóa
  6. Sắp tới thiên đường XHCN rồi đầu tư làm gì cho nó uổng.Chờ khoảng vài năm sau nữa muốn khổ cũng không được khổ nữa mà!

    Trả lờiXóa
  7. Ở miền núi ,đồng ruộng là các thung lũng .Bây giờ hàng vạn công trình thủy điện biến cac thung lũng ,tức là các cánh đông lúa thành hồ nước . Nhân dân mất ruộng ,tái định cư ở các sườn núi ,đất dốc ,sói mòn ,không canh tác được ...Có nơi ở cạnh nhà máy thủy điện mà dân không có điện dùng .

    Trả lờiXóa
  8. Là thanh niên thế hệ Hồ Thái Tổ

    Trả lờiXóa
  9. Hoàng thượng: "Nếu đói quá, rét quá thì hãy...biện chứng, các cháu ạ!".

    Trả lờiXóa
  10. Ông Tố Hữu ác thế nhưng xem ra cũng chưa ác bằng nhiều kẻ. Đọc lại thơ ông thì thấy rõ: "Các con tôi đã ngủ lâu rồi/ Còn bao nhiêu chưa được ngủ trong nôi...". Ông trăn trở vì số phận bất hạnh của người khác đấy chứ! Nhân văn đấy chứ!...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Giết, giết nữa bàn tay không phút nghỉ

      Vâng, rất nhân văn .

      Xóa

  11. Còn đây HAI VUA GẶP NHAU

    Tuồng chèo sao khéo diễn trò
    Vua nước Nam Việt yết vua Hán Tàu
    Vội quì chưa kịp ngẩng đầu
    Vua Hán đã quát không mau tự kiềm
    Để ta thả lũ Hán bần
    Ào ào mở cuôc chiến tranh dân thường
    Ta không dùng bọn quân lương
    Ca nông đại bác như phường chó tây
    Viêc gì vua Viêt leo dây
    Nên tự kiềm chế việc này sẽ hay
    Tệ ta đã sẵn ở đây
    Mang về mà gửi người Tây cầm giùm,

    Trả lờiXóa
  12. He,he!Vua dang mai lac quan cach mang teu do ma!

    Trả lờiXóa
  13. Thần dân: Bẩm, tâu hoàng thượng, đây là nơi ăn học của các em. Mùa đông sắp đến rồi.
    Nhà Vua: Mắt lơ là, nhìn xa xăm: Thế à, tốt, tốt quá...
    Thần dân: ĐM

    Trả lờiXóa
  14. Trên Thiên đường vẫn còn có nơi còn lạnh? Vua sẽ ban lý luận làm le lói ánh nắng ấm đến để biện chứng, thổi tung cái lạnh lẽo này. Vua cám ơn Ngỗng Thiên.

    Trả lờiXóa
  15. Vtv đưa tin ô tổng khen nghệ an đại ý là tôi không ngờ dân ở đay sống tốt hơn báo cáo của tỉnh huyện gửi lên! Là dân nghèo chỉ biêt hu hu!

    Trả lờiXóa
  16. Trí thức XHCN được tuyên truyền tham nhũng là xấu, phải xấu thiệt nhưng nếu nó làm sụp đổ chế độ độc tài thì sao? Phải suy nghĩ nhiều mặt nha các nhà có Trí mà không Thức.

    Trả lờiXóa
  17. Tại sao lãnh đạo tỉnh Nghệ an không đưa VUA đi đến những nơi này để VUA thấy sự thật dân ta đang khốn khổ như thế nào? Để VUA biết thế nào là thiên đường XHCN, để đảng của VUA bớt kể công với dân. Hay là các ông biết VUA sợ sự thật nên né? Mỗi lần VUA đi như thế này, đến chỉ để "thăm hỏi, động viên",trồng cây và chụp ảnh lưu niệm rồi về. Phải bao người đưa rước, tốn kém cho dân lắm VUA ơi.
    Mong VUA hãy vì con dân mà hành động, đừng nghe bọn nịnh thần nó xúi, khổ cho dân lắm VUA à.

    Trả lờiXóa
  18. Vua còn phải KHÁCH QUAN và BIỆN CHỨNG
    Không thể ghe , làm theo kiểu Dân ghe chưa ?
    Nhưng Tôi cứ nghĩ nhân văn, tử tế gia phết mà không hiểu vua bị mắc bệnh gì ?

    Trả lờiXóa
  19. Xin tạm kể một câu chuyện cổ tích Thụy Điển"định hướng XHCN"trong khung cảnh nước ta cho vui !
    Thế tổ nước Vệ (có người đọc là nước Vẹm),thuở nằm gai nếm mật có thọ giáo một vị Sư Tổ phái Tam không,trình độ đạt tới mức thượng thừa,ngày xuống núi,Sư tổ trao cho một bảo vật và dặn rằng:"đây là Hồng Bào của Tổ Sư Mác-Lê truyền lại,có một không hai trong trời đất,chỉ có người nào thật thấm nhuần cái tư tưởng Mác-Lê thì mới thấy vẻ đẹp của nó,còn người thường thì không thấy đuợc!con hãy giữ lấy !".
    Và Hồng bào đã được lưu truyền cho đến vua Tư Hèn hôm nay là đời thứ 8!
    Bửa nọ,nhân chuyến du hành về đất Nghệ,vua Tư Hèn quyết định mặc áo Hồng bào mà vua Thế tổ truyền lại,sau nghi lễ khấn bái với thừa tướng tả hữu,nhà vua từ từ cởi đồ ra,chỉ còn lại cái khố (đó là luật buộc),quan Đại thần Trọng-Lú trịnh trọng mang tới một cái khay và nói:"Đây là Hồng Bào của Tổ Các-Mác,nhà vua hãy nhận lấy!",Vua Tư Hèn mở to mắt,trong lòng hải hùng,(chết mẹ!sao mình không thấy gì cả?vậy là mình chưa đủ trình độ giác ngộ cách mạng?),Tuy nghĩ thế,nhưng Tư Hèn vẫn đủ bản lĩnh làm tỉnh,hai tay như vuốt ve,miệng suýt xoa:"ồ đẹp quá,đẹp quá,quả là có một không hai!",rồi quay ra phía sau,hỏi tả hửu:"có phải thế không các đồng chí?",cả cung điện cùng vang lên:"chí phải,chí phải"cùng hàng trăm tiếng suýt xoa!"đẹp quá,đẹp quá",(có tiếng than nhỏ"chết mẹ,quên cặp mắt kiếng ở nhà rồi,vợ con gì đoản thật,có thấy mẹ gì đâu?")
    Thế rồi nhà vua "mặc" áo Hồng bào,tay cầm sách thánh Các-mác,đứng trên xe lãnh tụ mui trần,cùng các quần thần du hành thăm dân xứ Nghệ.
    Lẫn trong tiếng hô mồi và hàng ngàn tiếng hô theo:"Đảng cộng sản Việt nam muôn năm",người ta vẫn nghe thấy tiếng cười rúc rích của phụ nữ và tiếng la hét của con nít:"a,ông vua ni ở lỗ,vua ni ở lỗ,tụị bây ơi !"

    Trả lờiXóa