Mấy bữa trước, thấy một vài tờ báo đưa ra thông tin bài văn "canh gà Thọ Xương", thú thực tôi cũng không quan tâm lắm, bởi nghĩ chuyện nhỏ, sự vụ kiểu thế bây giờ có mà đầy, còn ối cái tệ hơn nhiều, lớn hơn nhiều, đáng lưu ý hơn nhiều. Hôm nay lại nghe tin cô giáo chấm bài "canh gà Thọ Xương" bị sốc, bị xì-trét nặng, phải nhập viện, thì thấy tội nghiệp, thương cảm. Rất nhiều khi, báo chí truyền thông từ những chuyện chả đâu vào đâu đã dồn ai đó vào chân tường, gây nên những bi kịch không đáng. Ở đây, cần nói cho rõ quan điểm, có những chuyện, với những người nhất định, phải đấu tranh, vạch trần đến cùng, không khoan nhượng; nhưng có những trường hợp, sự quyết đấu sẽ đem lại cái gì, nếu tốt ít hại nhiều thì có nên chăng? Nhân tiện, tôi xin kể 1 trường hợp cụ thể:
Khuya hôm qua 11.10 lúc 12 giờ 30 (chính xác là 0 giờ 30 ngày 12.10) tôi hết ca trực, về nhà. Tới giao lộ Trần Hưng Đạo- Tản Đà (Q.5, Sài Gòn) gặp đèn đỏ. Đã có nhóm 4 - 5 thanh niên dừng sẵn chờ đèn xanh. Nhìn kiểu cách đầu tóc ăn mặc biết ngay họ là những tay chơi. Nhưng rất nghiêm túc, tôn trọng luật dù đường ngang cực vắng. Ngay lúc ấy, một cảnh sát áo xanh còn khá trẻ nhưng bệ vệ, chạy chiếc xe máy Honda PCX tới, mặc đèn đỏ, mặc những người khác dừng chờ, anh ta chần chừ một chút rồi phớt tất, vọt luôn. Tôi nhìn con số báo trên đèn đỏ, còn 10 giây nữa. Tôi dõi biển số xe vi phạm, 59S1- 001.2? (tôi giấu 1 số cuối). Anh chàng không có vẻ gì đang thực thi công vụ. Một thanh niên trong nhóm trên buột miệng "đù má nó". Có thể nói anh công an đó đã tạo một hành vi rất xấu, rất tai hại. Tôi định công khai đầy đủ chuyện này nhưng rồi nghĩ lại, dù mình có ý định xây dựng mấy đi chăng nữa vẫn có thể khiến người chủ chiếc xe PCX kia bị phiền toái bởi lỗi tạm coi là nho nhỏ. Trên đời mấy ai không có lúc vô tình sai phạm.
Cô giáo trường Lomonosov cũng vậy. Tôi hoàn toàn không tán thành sự không thành khẩn nhận sai sót của cô (có người bảo là quanh co, giả dối) nhưng các vị ạ, cô ấy chỉ là nạn nhân, là kết quả tất yếu của nền giáo dục đã xuống cấp quá lâu, quá kéo dài, quá trầm trọng ở xứ này. Nhiều thứ cần được mổ xẻ chê trách hơn, làm quyết liệt, làm ra ngô ra khoai chứ không phải cô giáo "canh gà Thọ Xương".
Nhiều chục năm trở lại đây, mặc dù mấy nhà lãnh đạo quốc gia lúc nào cũng cứ loa loa như cái máy cassete "giáo dục là quốc sách hàng đầu" nhưng thực tế cho thấy không những không được là quốc sách mà giáo dục còn ù lì, lẹt đẹt đứng gần cuối hàng. Suốt vài thập niên, nền giáo dục rối như mớ bòng bong, luẩn quẩn trong chính đám mạng nhện lạc hậu, phản khoa học, xa rời thực tế, tốn kém không hiệu quả do những người cầm trịch giáo dục chăng ra. Mấy chục năm, không có người tài giỏi thực sự chèo lái con thuyền giáo dục. Kể từ sau các vị Nguyễn Văn Huyên, Tạ Quang Bửu, có thể kể thêm Nguyễn Đình Tứ, Nguyễn Thị Bình có công lớn với sự học nước nhà, thì nền giáo dục ngày càng tuột dốc nhanh qua các triều đại Trần Hồng Quân, Nguyễn Minh Hiển, Nguyễn Thiện Nhân, Phạm Vũ Luận. Nhiều vị cứ cố đấm ăn xôi, lo cho chiếc ghế của mình để hết nhiệm kỳ hơn là lo cho giáo dục quốc dân. Chương trình nặng nề, học nặng về từ chương, thi cử; đạo đức xuống cấp; chạy theo thành tích rỗng; tụt hậu so với thế giới; sĩ diện không dám học hỏi bên ngoài, khăng khăng cố chấp với những thứ cổ lỗ sĩ; thầy cô giáo không sống được bằng nghề; học trò học chỉ cốt để đối phó chứ không cốt thu nạp kiến thức... Kệ, cứ mũ ni che tai, họp hành ngày này tháng nọ, bàn bạc trao đổi chả đi đến đâu. Một cái mô hình đại học quốc gia không giống ai nhưng cố duy trì cho bằng được. Mở trường đại học tràn lan đến nỗi giờ nhiều trường lâm vào cảnh sống dở chết dở vì không có sinh viên, phải vơ bèo vạt tép cho đủ; tồn tại một cái nhà xuất bản độc quyền in sách giáo khoa để thu nặng túi riêng bất kể đó là gánh nặng của cha mẹ học trò; năm nào cũng bấn loạn đổ bao nhiêu tiền của nhân lực vào thi cử mặc dù thừa biết nếu bỏ thứ thi cử đó xã hội sẽ nhẹ gánh, đỡ tốn kém biết bao nhiêu; chương trình đào tạo xa rời thực tế khiến sinh viên ra trường không thể nhập cuộc, chịu cảnh thất nghiệp dài dài... Thôi, chả muốn kể nữa. Có người bực bội bảo nền giáo dục xứ này không thể mà cũng chả cần cải cách, đổi mới chi hết, cứ xóa tất, làm lại từ đầu, thì may ra...
Lại quay về chuyện cô giáo "canh gà Thọ Xương". Họ nhà tôi có tới gần nửa trăm người theo nghề giáo, từ gõ đầu trẻ đến gõ đầu những ông đã mọc rêu. Tôi cũng từng gõ gần hai chục năm. Hiểu nghề lắm. Nhưng chưa bao giờ số đông thầy cô giáo ấy chán giáo dục như lúc này. Một người nhà tôi đang dạy học bảo rằng đúng là cô giáo trường Lomonosov có lỗi nhưng sao chỉ trách mắng cô mà chả chịu tìm nguyên do. Ở các trường, ban giám hiệu đều muốn giữ thành tích, áp xuống giáo viên phải tìm mọi cách không cho điểm dưới trung bình. Muốn chấm ra sao thì chấm, trò học thế nào thì học, cứ phải trên trung bình, cứ phải cho lên lớp. Không được vậy thì bổ xuống đầu giáo viên. Thưa ngài Nguyễn Thiện Nhân nguyên thượng thư bộ Học, tôi dám cam đoan phong trào nói không với thành tích của ngài sau từng ấy năm đã thất bại, thất bại hoàn toàn. Giờ thì nơi nào cũng vậy, nhìn chung thì giáo viên sợ ban giám hiệu, ban giám hiệu sợ phòng sợ sở, phòng sở sợ bộ, bộ sợ cha bộ bố bộ, anh nào cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thành công tốt đẹp, chỉ riêng dân chết, nền giáo dục thụt lùi.
Thôi đừng truy vấn cô giáo trường Lo nữa, tội nghiệp cô ấy. Hãy thương cô giáo và xót thương nền giáo dục nước nhà.
12.10.2012
Nguyễn Thông
Nhà nước rất hoan nghênh giáo dục, vì đã tạo ra nhiều Tiến Sĩ giấy cho nhà nước. Nếu làm đúng thì lấy đâu ra Tiến Sĩ làm cho nhà nước.
Trả lờiXóaThương chứ sao không thương.
Trả lờiXóaThương quá đi chứ lị. Khổ thân "cô dáo" ăn canh gà Thọ xương mà bị hóc đến mức phải làm đơn từ nhiệm cái sự dạy "nấu canh" của mình cho các thế hệ sau. Mất cái cần câu cơm, tiếc đức ruột ra ấy chứ.
Nhưng thôi! Dù sao thì đấy cũng là văn hoá từ nhiệm của một cô giáo. Biết đâu cô này được báo chí cả nước ca ngợi vì khai khẩn cái văn hoá từ chức, từ nhiệm thì sao...
Nhà em cũng đang thấy tiếc cái ghế ngồi đây. Bổng lộc đang phất tớn lên mà mấy thằng cận thần nó lại đòi rút ghế khi em đang định ngồi xuống mới đểu chứ.
Cha bố nhà chúng nó. Đã rút ghế nhà em rồi mà nó lại còn doạ giềng cho em một trận.
Kinh thế.
Thế cái nhà lão Thông họ Nguyễn này có cao kiến gì thì thò một tay giúp nhà em với. Chúng nó sắp đốt cháy bố nó ghế nhà em rồi. Kíu .. kíu...
Cộng đồng mạng thường hay đưa ra bình luận vội vàng, thông thường là hùa theo quan điểm người viết, người đưa tin mà không tìm hiểu kĩ. Người viết nhiều khi trình độ kém nên "định hướng" dư luận sai và thế là cư dân mạng cứ ném đá theo một cách sai lầm tai hại. Cũng là chuyện bài văn HS thì vừa hôm qua có câu chuyện ngược lại: HS đúng (thậm chí còn giỏi nữa), còn cô giáo thì sai nhưng do người viết "định hướng" sai nên thế nào cũng có người theo vết xe đổ đó (chỉ số ít nhận ra). Xem:
Trả lờiXóahttp://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Nu-sinh-nhap-vai-Cam-ke-chuyen-Tam-co-vo-cam/236527.gd
Trường hợp này cô giáo nhầm lẫn giữa "vai Cám" và "đánh giá (của chúng ta) về Cám". Cô đã cho HS đứng ở "vai Cám" nhưng lại bắt HS thể hiện vai Cám từ điểm nhìn tác giả. Thế là mặc dù HS thể hiện rất đúng vai Cám – gian ngoan và tự hào về sự gian ngoan của mình, nhưng cô giáo lại chê, lại muốn Cám “nhận tội” như cách đánh giá khi học tác phẩm. Cô phê: “nhân vật Cám của em đáng sợ quá”. Ô hay, nhân vật Cám đáng sợ thì mới là Cám chứ?
HS này còn rất đáng khen ở chỗ biết kể chuyện theo lối “đa thanh” (nhiều giọng), một lối kể hiện đại mà văn xuôi nước ta chỉ ít người chạm đến như Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Huy Thiệp... “Người kể chuyện” trong cách này có thể kể bằng chính giọng của nhân vật hoặc giọng của ai đó (chứ không phải giọng của tác giả theo văn học truyền thống)
Comment như bác Đào tiến Thi mới là comment.Cám ơn bác.
XóaVâng, vai Cám và đánh giá của chúng ta về Cám là khác nhau, Bác Thi nói chí phải.
Xóahttp://tranhung09.blogspot.com/2012/10/kinh-nghiem-phong-chong-hack-blog.html
chuan khong can chinh
XóaTMĐ:
Trả lờiXóaKhi còn là sinh viên Đại Học Sư Phạm Ngữ Văn,Hà Thị Thu Thủy đã là sinh viên giỏi.Chắc Thu Thủy mắc
lỗi do tay nghề non trẻ chứ không là lỗi nhận thức, cảm thụ văn bản văn học sơ đẳng như thế đâu.Hãy thông cảm và xem Thu Thủy như con em của mình,động viên,giúp đỡ để cô giáo trẻ gượng dậy,vững vàng lên
lớp.Ai mà chẳng vấp váp trên đường đời.
Lỗi lớn ở đây là bài ca dao này không được chú thich cặn kẽ, rồi cô giáo không giải thích cho hoc sinh (hay giải thích sai?). Theo tôi thì nếu như cô giáo này có hiểu sai như thế cũng không có gì là quá sốc trong hoàn cảnh hiện nay! Bởi vì vừa mới đây thôi có những bài thơ sai liêm luật mà những "trùm thơ" như Hữu Thỉnh, Kỳ Anh vẫn ngợi ca là thơ thần, cực kỳ hay, hay đến lạnh người đó thôi! Lại nửa cách đây mây năm, văn đàn cãi nhau ỏm tỏi về câu thơ của Xuân Diệu: Hai tay chín móng (chín nóng!) bám vào đời! mà khởi đầu là nhà thơ Hồng Diệu nói rằng đã chép bài thơ với từ "chín nóng" mà thưở sinh thời Xuân Diệu không nói gì!
Trả lờiXóaCô giáo Thu Thủy có sai do nhận thức hay nghiệp vụ thì hãy dũng cảm lên, cô còn trẻ lắm mà!
Nhân vụ này, xin kể câu chuyện liên quan với các bạn.
Trả lờiXóaĐầu năm học 2012, Có người bạn nhờ tui xin giấy giới thiệu cho con bạn chuyển trường về Thành phố Pleiku.
Đến Trường Tiểu học nơi cháu đã học xin chuyển. Hiệu phó bảo không cần thiết, năn nỉ mãi thầy viết cho cái giấy giới thiệu rồi lên Phòng Giáo dục.
Đến Phòng Giáo dục Thị xã thì bảo là cần, tiếp là một nam nhân viên và một nữ Phó phòng.
Hỏi: Đến đâu?
Đáp: Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Hỏi: Lây cu nào, ở đâu?
Đáp: Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.(nói chậm và to hơn)
OK, Phiếu giới thiệu chuyển trường ghi:
Nơi đến: Thành phố Play Ku, tỉnh Gia Lai.
Đóng cái mộc đỏ chót - Bó chân luôn với tầm hiểu biết căn bản về đất nước ta của cán bộ giáo dục.
Bác Nguyễn Thông ơi! Em cắn cơm, ắn cỏ em lạy Bác, em xin Bác! Bác nói khe khẽ thôi, nhè nhẹ thôi. Bác biết chuyện Bác Trương Duy Nhất, chủ Clog "Một góc nhìn khuất" đã bị "mời" lên làm việc 3 lần chưa? Không khéo thì đi theo Điếu Cày hết cả đấy!!!
Trả lờiXóaNói như dân Hải phòng:Sợ đếch gì bố con thằng lào?Thằng lào dám mời náo?
XóaCô này chắc do bệnh thành tích nên buộc phải là: học sinh chuyên văn tại Trường THPT chuyên Hùng Vương (Phú Thọ), tốt nghiệp khoa văn Trường ĐH Sư phạm Hà Nội loại giỏi và bị buộc hoàn thành luận văn thạc sĩ với điểm số 10/10, rồi Luận văn này đã buộc cô Thủy triển khai thành sáng kiến kinh nghiệm ứng dụng trong trường, đạt loại A cấp huyện, nên Gió đưa cành trúc la đà là món “canh gà” của Hà Nội nhưng cô Thủy vẫn cho điểm 8 mà không sửa lỗi sai.
Trả lờiXóaTôi dốt văn nhưng cũng hiểu: món “canh gà” của Hà Nội. Cô này vừa hoàn thành luận văn thạc sĩ với điểm số 10/10 mà chấm như vậy là thường ở Ta, người cơ quan đại diện cho pháp luật không lập được biên bản vi phạm pháp luật là chuyện như cô trên, vì đa số Ta đều chạy cho được luận văn các loại... sĩ với điểm số 10/10.
Nên mọi người thông cảm cho cô vì cô là nạn nhân, lại là thủ phạm của sự sai đáng tiếc nêu trên, bác Phồng nhỉ!.
Tôi cũng rất ngạc nhiên khi cô giáo dạy văn cho em học sinh viết bài vào vai Cám. Tôi thấy bài văn rất đạt mang đúng bản chất của Cám và em còn sáng tạo cho phù hợp với thời đại này. Tôi rất đồng tình với ông Đào Tiến Thi, cô giáo đáng trách quá.
Trả lờiXóaĐồng ý với blogger Thông về cái lỗi cốt lõi, là nghiệp chướng của nền giáo dục nước nhà. Tuy nhiên, "cô giáo canh gà" này phải chịu trách nhiệm. Ngay cả đây là lỗi vô tình. Theo tôi, cô phải bị xem xét kỷ luật. Nghề giáo là nghề trồng người, thực sự là một nghề nghiệp nhạy cảm và rất khó khăn vất vả. Ngoài đam mê, người thầy phải có kiến thức vững vàng, kỹ năng nghề nghiệp tinh thông và đạo đức thực sự. Tôi đã từng khổ sở đến mất ăn mất ngủ vì các loại thày giáo dạy những đứa con tôi thường xuyên mắc những lỗi tương tự như món "canh gà Thọ Xương", "nhà có dỗ", "cây lêu"... Ho cần phải được dạy để làm thầy giáo dạy người khác.
Trả lờiXóaÚi leo ôi,"qua sông phải bắc cầu kiều
XóaMuốn con hay chữ phải yêu lấy thầy" bác bac ky như thế thì có tài thánh mới dạy nổi con bác.Mất dậy là phải lắm.
Giáo viên trẻ thường biết ít ngoại ngữ và nghĩa các từ Hánr-Việt, do đó hay phạm lỗi khi gặp "yếu tố" Hán-Việt và ngoại ngữ.
Trả lờiXóaThực ra làm giáo viên bây giờ rất khó,rất dễ bị soi xét do trình độ của nhiều phụ huynh (kể cả phụ huynh của sinh viên và NCS tiến sỹ) cao hơn trình độ của giáo viên.
Các ông chém gió vù vù, liệu có tin Vũ Bằng nói đó chính là canh gà Tho Xương thật không? Đó là món canh Sâm Cầm Hồ Tây do xưa công Vua ko dám ăn nên gọi thế? Ai biết???
Trả lờiXóa