Valeriu Arteni ơi, xin chào nhé.
Một người Romania đặc biệt
Triển
lãm đã thu hút sự quan tâm đông đảo của công chúng Thủ đô và bạn bè
quốc tế. Đặc biệt, tôi bắt gặp một người Romania đã hòa cùng nhóm sinh
viên Hà Nội vỡ òa trong niềm vui vô bờ khi nghe tin Hiệp định Paris về
hòa bình ở Việt Nam được ký kết.
Ông
là Valeriu Arteni, cựu sinh viên Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội,
hiện là Trưởng Đại diện ngoại giao Romania ở Hà Nội. Ông kể: "Tôi sang
Hà Nội học vào đầu thập niên 1970, khi đất nước các bạn đang trong chiến
tranh chống Mỹ. Trong 12 ngày đêm Hà Nội đối mặt với B-52 của Mỹ, tôi
cùng những người bạn trong lớp sơ tán trong một ngôi làng ở Hà Bắc (Bắc
Ninh, Bắc Giang hiện nay - PV). Chúng tôi ở tại một ngôi chùa, ngày ngày
học bài, cày cuốc và nghe tiếng mõ, tiếng cầu kinh yên bình. Trong khi
đó, nhiều bạn khác trong lớp tôi đã tình nguyện ở lại bảo vệ đất trời
Thủ đô, một số không nhỏ khác cũng đang chiến đấu trong các chiến trường
miền Nam.
Các bạn không thể hình dung được những tháng ngày êm đềm ở ngôi làng Hà
Bắc đó, chúng tôi đã phấp phỏng về Hội nghị Paris thế nào. Vì hội nghị
ấy liên quan trực tiếp tới đất nước, thành phố chúng tôi thương yêu.
Khi
bom Mỹ dứt, chúng tôi về Hà Nội. Một vài người bạn của chúng tôi đã
không còn, một vài người khác bị mất đi một phần cơ thể. Song khi nghe
tin Hiệp định Paris đã được ký chúng tôi đã vỡ òa trong niềm vui. Vẫn
biết, Hiệp định Paris chỉ là bước ngoặt quyết định tiến tới giải phóng
hoàn toàn miền Nam. Nhưng tôi nhìn thấy trong mắt những người bạn Việt
Nam của tôi như có một chân trời mới. Từ lý tưởng bảo vệ Tổ quốc, họ đã
ánh lên những khát vọng dựng xây.
Vừa
rồi, tôi có về thăm lại làng quê ở Hà Bắc, nơi tôi sơ tán khi xưa. Ngôi
làng khang trang hơn, đường sá khang trang tới độ tôi chẳng thể nhận ra
nơi tôi đã từng ở. Song lòng người vẫn vậy: cởi mở, lạc quan và ân
tình. Và tôi nghĩ, đó là cội rễ văn hóa Việt Nam.
Sau
khi học tập ở Việt Nam về, tôi có làm ở ngành ngoại giao và làm nhiệm
vụ ở nhiều quốc gia. Nhưng khoảnh khắc cùng nhóm sinh viên Khoa Ngữ văn
Đại học Tổng hợp hồi hộp đợi tin về Hiệp định Paris qua chiếc radio nhỏ
và ôm chầm lấy nhau khi biết Hiệp định đã được ký kết tôi không bao giờ
quên. Tôi quyết định theo ngành ngoại giao một phần cũng vì những ấn
tượng về Hội nghị Paris ấy.
(theo báo Thể thao&Văn hóa)
Chiều nay tôi có đọc Thể thao & Văn hóa nhưng họ lại viết là các bạn sinh viên Ru-ma-ni học sơ tán ở một ngôi chùa chứ không phải là đình như anh viết. Những kỷ niệm vui. Mừng anh "gặp lại" bạn cũ và chúc các anh sớm gặp mặt trùng phùng.
Trả lờiXóaBlogger Lê Anh Hùng đã bị công an bắt. Xin thông báo cho bà con.
Trả lờiXóaThằng Bá Tân hay đứa nào đó có nhiệm vụ liên hệ với "thằng" Valeriu để biếu "nó" một cuốn kỷ yếu K17 chứ lị.
Trả lờiXóaMọi người đều nhầm hết rồi. Anh chàng này không học lớp mình đâu, mà học với K16.không tin, các vị cứ hỏi chị Lan Minh mà xem.
Trả lờiXóaNó học với lớp mình chứ, chỉ những giờ ngôn ngữ thôi. Lớp chị Lan Minh có mấy thằng khác cơ.
XóaNguoi ta hoc hanh de sau nay dai dien cho Quoc gia o linh vuc nao do ---con cac bac bay gio ngoi day de tranh cai no hoc cung minh khong -buon qua.Cha lam duoc cai gi ?
Trả lờiXóaCó gì mà phải buồn hở "Nặc danh 03:18" ?
Xóacác bác ấy ôn lại những kỷ niệm xưa của họ- thế mới vui. Chắc Nặc danh chẳng bao giờ có bạn bè thì phải. Sống trên đời mỗi người mỗi việc, cứ gì phải đại diện cho Quốc gia mới là không đáng buồn?
Hong Tam -ba ngu thay mo -thay nguoi sang bat quang lam ho -hoc hanh nhu ba dung la phi com ,chang nen com chao gi -loai nguoi nhu ba lam co giao thi chuyen thu ghet hoc sinh ,thien vi theo so thich cua minh-loai co "uot" chu khong phai co "Rao"
Xóa