Câu hỏi đơn giản mà vấn nạn ấy tôi chưa kịp giả nhời nhưng
với những gì cọ xát hằng ngày quả thấy có những chuyện tưởng chừng nho nhỏ mà
rất khó chịu, bực bội, làm tổn hại hình ảnh một đất nước và người dân vốn được
coi là thân thiện, dễ mến.
Những hình ảnh phản văn hóa ta dễ thấy nhất trên các tuyến
đường đô thị. Không ít lần tôi đã phải nén sự bực mình, thậm chí ghê tởm (đúng
nghĩa) khi người chạy xe máy trước mình trên đường bất ngờ quay ngang và nhổ
phì nước miếng, bắn cả vào mặt mũi, quần áo xe cộ người phía sau. Hoặc trong
dòng người chậm chạp nhích từng tí lúc mưa lụt, triều cường, đôi khi vài chiếc
taxi, xe máy xé nước băng băng lao tới trước bất kể tạt nước bẩn vào đám đông
đang sững sờ không hiểu họ là loại người gì mà có hành vi như thế. Dễ bắt gặp
hình ảnh đổ nước bẩn ra đường; vừa đi vừa ăn trái cây mặc sức xả rác; chạy xe
máy nhưng vẫn nghe điện thoại có thể bất cẩn gây nguy hiểm cho người khác; dừng
chốn giao lộ khi đèn đỏ nhưng vẫn phải cố nhích lên vượt qua vạch cấm hoặc leo
lên lề; bóp còi inh ỏi, nói cười hô hố ngoài đường như chốn không người; chạy
xe nhưng phì phèo hút thuốc; đeo bám du khách nước ngoài; tiêu tiểu bậy ngay cả
chốn trang nghiêm… Nếu chỉ xét dựa vào những hiện tượng phản văn hóa đó, quả
thực cuộc sống chả khác chi “bức tranh vân cẩu, con người tang thương”, thật
đáng buồn, đáng sợ.
Tại sao người Thái người Sing dẹp được sự bôi bẩn cộng đồng mà chúng ta
thì không? Thực ra không phải ta không làm được. Dư luận từng khen ngợi nếp
sống đô thị đã tiệm cận văn hóa văn minh đang ngày càng phổ biến ở Đà Nẵng.
Chính quyền TP.HCM nhiều năm qua cũng chỉ đạo cụ thể, quyết liệt việc xây dựng
nếp sống văn hóa nơi công cộng, quan tâm đến việc nhặt từng cọng rác trên
đường, giữ sạch bức tường trong hẻm. Ngay cả động thái mới nhất vừa đây chính
quyền trung ương ra nghị định cấm và phạt những trường hợp nuôi chó thả rông ở
đô thị… Tất cả đều nhằm mục đích từng bước xây dựng cho được, cho bền vững nền
nếp văn hóa văn minh xã hội cộng đồng.
Vấn đề mấu chốt, quan trọng nhất ở con người, mỗi con người.
Xã hội là tổng thể do con người hợp thành. Sự hay dở, tốt xấu của xã hội phụ
thuộc vào từng cá nhân. Một khi mỗi người tự ý thức được thái độ, trách nhiệm
của mình phải thế nào cho phù hợp với sự phát triển chung thì có lẽ không cần lắm
đến những quy định bắt buộc, biện pháp hành chính. Tham gia vào việc xây dựng
nền nếp văn hóa thì chính mình sẽ được hưởng thành quả văn hóa đó.
Hãy tẩy chay, “nói không” từ những việc nhỏ, những hành vi phản văn hóa kể trên. Không giải quyết xong việc nhỏ thì đừng mơ đến những gì lớn lao hơn.
Hãy tẩy chay, “nói không” từ những việc nhỏ, những hành vi phản văn hóa kể trên. Không giải quyết xong việc nhỏ thì đừng mơ đến những gì lớn lao hơn.
27.1.2013
Nguyễn Thông
(đã đăng trên báo Thanh Niên, chủ nhật 27.1.2013)
Phàm những ai đã có lần xuất ngoại, khi chứng kiến những thói quen sinh hoạt hàng ngày nơi công cộng của người dân nước họ đều có so sánh với những với ứng xử thiếu văn hóa của số đông người dân nước ta. Ngoài những điều bác Thông nêu, tôi còn dị ứng với tiếng còi xe và cảnh chen lấn. Ở họ, tuyệt không nghe thấy tiếng còi xe, còn ở ta khi ra đường bấm còi xe ầm ĩ, thậm chí rú còi hơi làm nhiều người giật bắn suýt ngã; đâu đâu cũng thấy cảnh chen lấn, không có thói quen xếp hàng, đi lễ chùa cũng chen lấn, thậm chí còn cãi nhau,v.v…
Trả lờiXóaNhưng ứng xử thiếu văn hóa nơi cộng cộng của nhiều người Việt ta thường được lý giải một cách vô trách nhiệm là do thói quen. Vậy thói quen ở đâu ra? Thói quen vẫn có thể sửa được. Tại sao người dân các nước khác có thói quen cư xử văn hóa? Ta thì chưa? Tôi đã thử tìm nguyên nhân nhưng lại tự phản biện vì chưa đủ thuyết phục. Liệu phải chăng một trong những nguyên nhân là các cấp lãnh đạo của ta chỉ quen “làm việc lớn”? Liệu họ có coi việc uốn nắn những ứng xử nơi cộng cộng của người dân là việc nhỏ? Hay là việc khó nhằn nên họ né tránh? Và chừng nào còn coi đó là việc nhỏ thì hình ảnh thân thiện của Việt Nam ngày càng mất điểm, không những trước bạn bè nước ngoài mà còn mất điểm ngay trong những người dân trong nước mong muốn sống trong một xã hội Việt nam văn minh.
Cảm nhâbj ban đầu của người dân nước ngoài đối với nước ta ở ngay trong cách ứng xử hàng ngày của người dân Việt bình thường nơi công cộng.
Câu “Mang giá trị Việt đi khắp năm châu” của VTV 4 nghe phản cảm lắm.
Cám ơn bác Thông đưa lên chủ đề tôi rất muốn tìm nguyên nhân đích thực.
Thế giáo sư Văn như Cương đáng kính phát biểu:tôi nuôi gà ở đô thị vì tôi thích ăn gà sạch.Sao lại cấm tôi,khi mà phó TT Nhân còn chưa đảm bảo chống được gà bẩn?thì sao nhỉ?
Trả lờiXóaNhớ lại cuộc tranh cãi kịch liệt giữa bác Trường lưu , bác Tèo với một bác việt kiều trên blog này vì lệnh cấm gọi điện thoại di động ở trạm xăng.Hai bác nhà ta cho rằng không được cấm vì không có bằng chứng ở Díscovery,đó là sự ngu xuẩn vì lệnh cấm là do chính phủ ban ra do...không có việc gì làm, rằng người Việt ta sẽ không chấp hành...Bác việt kiều nói là công dân đơn giản phải chấp hành vì đó là luật.Ba bác văng vào nhau thậm chí mời cả ông bà cụ thân sinh về làm chứng.
Tình cờ hôm nọ tôi đọc báo có tin nổ nhà máy chiết gas.Nguyên nhân ban đầu được xác định là do gọi điện thoại di động, mình mới bổ ngửa:Hóa ra bác việt kiều đúng.Nhưng cũng đáng khen bác Trường lưu và bác Tèo đặc trưng cho người Việt ta, cãi đã, lý do:thích đi tìm chân lý.Mà nhà cầm quyền cộng sản làm gì có chân lý.Vì vậy nghe các bác ấy cũng phải suy xét, không thì bỏ u nó thôi.
+Hành xử kém văn hóa, lịch sự trong cuộc sống là do nhận thức,trình độ của mỗi con người.Không đẩy qua phía nhà cầm quyền được.
Trả lờiXóa+Thích nhất là Bác Thông sử dụng từ"vấn nạn"rất đúng chỗ,đúng ý.Nhà văn,nhà báo,cán bộ tuyên giáo nên học tập và trả lại sự trong sáng của tiếng Việt như cách dùng từ của Bác Thông.
Tôi đã đi nhiều nhưng dù người Trung Quốc đông thế nhưng các thành phố lớn đâu cũng sạch sẽ: Bắc Kinh, Thượng Hải, Nam Ninh... Duy ở Bằng Tường kiến trúc hơi luộm thuộm chút, có vẻ hơi cũ, hơi bẩn chút nhưng vẫn là đô thị sạch hơn nhiều đô thị nước ta. Đà Nẵng tôi đã ở 3 ngày ( khi rời quân ngũ có ở 1 ngày năm 1977 thì không tính) cũng đạt chuẩn như vậy. Ta phải học nhiều, các bác ạ.
Trả lờiXóaTrung quốc làm được thế vì Trung quốc không đưa Nguyễn tấn dũng làm lãnh đạo mà chỉ lãnh đạo Nguyễn tấn dũng.Người xưa có câu:thà làm đày tớ thằng khôn còn hơn làm thầy thằng dại.Người việt ta làm tớ thằng dại, thằng dốt, thằng ngu, thằng bẩn nên không làm thế được.
XóaDân thì ở đâu cũng thế thôi, dân tộc nào cũng thế thôi.
Trả lờiXóaTất cả phụ thuộc vào người lãnh đạo. Tôi khẳng định điều đó. Nước Mỹ nếu nói về chủng tộc là ô hợp nhất, nhưng lại là thiên đường thực sự trên trái đất.
Đà nẵng có trật tự hơn nơi khác trong nước ta vì có Nguyễn Bá Thanh.
Hoan hô anh Nguyễn bá Thanh
XóaAnh về, thủ tướng chuyền ngành hót phân...
Hoặc:
Hoan hô anh Nguyễn bá Thanh
Anh về, Thủ tướng học ngành chắn kiên{chăn kiến}
Để hiểu bản sắc văn hóa của một dân tộc, chỉ cần tìm hiểu ca dao tục ngữ của dân tộc đó.
Trả lờiXóaVăn hóa cộng đồng VN rất kém, được suy ra từ một ví dụ:
"Cha chung không ai khóc".
Tôi đã sống ở hầu hết các thành phố của VN, nhưng ấn tượng kinh hoàng nhất là Hà Nội: Người ta sẵn sàng đái iả vào gốc cây vỉa hè công viên,sẵn sàng vứt rác vứt xác chết súc vật và chuột chết ra đường; nắp cống nắp hố ga bằng kim loại thường bị lấy cắp rất nguy hiểm cho giao thông; ban đêm phế thải xây dựng đổ trộm ra đường phố...
Giao thông Hà nội thì mạnh ai nấy chạy,ô tô thì dừng đỗ bất kể đâu tùy thích; vỉa hè được sử dụng triệt để cho buôn bán, không có lối cho người đi bộ...Trên xe BUS và trong siêu thị hiệu sách nhà hàng v.v...thì mở các đĩa nhạc nhảm nhí ầm ĩ ;Khắp nơi đều thấy quán cóc vỉa hề ăn uống bê tha bẩn thỉu ...Thanh thiếu niên mở mồm là văng tục. Nhà nghỉ đĩ điếm khắp nơi...
"Nghệ Tĩnh mình ơi, Trung ương gọi có mỳ
XóaBọ, mạ đau khổ mòm móm nhai ngô
Các ẻng nhanh chân chạy lên rừng tìm củ..."
Ôi khúc dân ca nghệ tĩnh sao mà thương mà nhớ.
"Nghệ tĩnh mình ơi trung ương gọi lấy mỳ
XóaQuảng bình nghe lộn liền dắt xe đi"
não ngắn thì tốt nhất là đừng lên tiếng không người ta lại bảo là ngu mà còn nguy hiểm bạn ạ.
Đúng là bác dân nghệ.Thế quê bác có câu thơ:
Trả lờiXóaĐường vô xứ nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Ai vô xứ nghệ cứ vô
Cha con choa cứ thủ đô ta về...bác có nhớ không ạ?
Hà nội không cấm các bác miền trung Thanh -Nghệ -Tĩnh về kiếm ăn nên nó ra ri đó bác.Các tỉnh thành khác cấm nên đỡ hơn bác ợ.Thôi thì:chẳng xinh cũng thể hoa nhài
Chẳng lịch cũng thể là người Tràng An
để các bác ỉa ra mà chúng em không dọn, nên chúng em xin lỗi bác.
À cho em tò mò hỏi:bác công nên việc xuống gì mà lang thang khắp các thành phố ở Việt nam vậy bác?Em nghe thơ quê bác:Tay bị, tay gậy khắp nơi tung hoành mà cứ ngờ ngợ.thật thế hở bác?
XóaCác bác nhầm to rồi, Dân nghệ, nghệ ở đây không phải Nghệ An, vì dân Nghệ An không ai chê HN bẩn đâu nhé vì HN chủ yếu là người Nghệ An từ TƯ đến Phường Quận nhé.
XóaChắc bác này là dân nghệ thuật sắp đặt đường phố.
Mà bác ấy nói cũng không sai đâu, cứ đi dọc "đường nghệ thuật gốm sứ" thì biết ...
Dân nghệ thuật, nghệ sĩ có biết bẩn sạch gì đâu mà chê?Bác phongvu kể chuyện tiếu lâm là các ông ấy chuyên ỉa vào mồm nhau để đỡ phải dọn cũng được nữa là.Bác dân nghệ là dân Nghệ an phải không bác?Trên không gian mạng ai nhìn thấy gì đâu mà phải dấu?Có ăn cháo đái bát hay không cũng vậy thôi à?
XóaTui là dân Nghệ an thiệt,mần nghề chi các bác không cần quan tâm. Tui chộ HN nhớp thì tui nói nhớp. Có chi mô mà các bác tự ái mạnh rứa hè.
XóaAi người ta tự ái với bác làm gì?Tình cảm với bác thế nào,với xứ bác mần răng, người ta nói cả rồi.Thế khi bọ mạ cho phép bác rời quê không dạy bác:Học ăn, học nói , học gói , học mở sao bác?Ấy ít học khổ vậy, bác về quê học lại cách cư xử rồi
Xóata tái xuất giang hồ , bác nhảy?
tay gậy tay bị khắp nơi tung hoành là "Thái Bình" chứ không phải Nghệ An bạn nhé ! trước khi nói nếu không biết nên tìm hiểu trên google ấy, nó hơi ngu nhưng ít ra cũng thông minh hơn bạn đấy !
XóaCác bác cái gì cũng khen ngoại, sính ngoại mất rồi! Chúng ta có nét đặc trưng riêng của mình(chẳng giống ai).Họ không thể giống như ta vì họ không có . . . "lãnh đạo".
Trả lờiXóaBác nói quá đúng.Chắc từ lãnh đạo đến dân người Hải phòng thích nói chuyện bằng súng hoa cải, nên dân Hải phòng đến các tỉnh khác lừng danh sử hàng nóng, đội mũ cối,mặc quần áo bộ đội.Xe mang biển 13,14,15, 16 Quảng ninh,Hải phòng không hổ danh là cơn lốc đường 5 đã thành thương hiệu chạy trên đường chỉ theo luật ...Hải phòng.Người tỉnh khác nghe tiếng dân hải phòng đảm bảo vãi tè hoặc vãi ...chưởng.
XóaBác Thông nói sao ấy chứ, hồi xưa, xã tui ở chỉ có ông xã trưởng và 1 ông cảnh sát. Vậy mà lúc nào tui cũng thấy ông cảnh sát chạy chiếc Honda 68 nhông nhông ngoài đường vì không có việc gì làm. Còn ông xã trưởng đi xe đạp tới cơ quan, móc con dấu trong cặp-táp ra, để trên bàn rồi cũng... xơi nước! Chắc sau này, nhờ đảng lảnh đạo nên dân ta mới văn minh như bác nói chăng ?
Trả lờiXóaĐã bán nước rồi thì cứ lấy tiền đó mà xài cần gì phải làm.Làm thằng nô lệ thì văn minh hay không văn minh cũng có ích gì?
XóaCách tiếp cận của bạn là ngược.Tại sao lại bắt hàng triệu dân phải thực hiện sống văn minh, tiết kiệm trước? trong đó một số thì không? có thể xả chất độc ra sông đầu độc hàng vạn người, sản xuất và nhập khẩu cả rác về làm bẩn cả thành phố thì không sao lại đi chỉ trích một vài người khạc nhổ, Hãy thanh toán những vấn đề lớn đó đi nó rất rõ ràng, Nếu thông điệp là mọi sự vi phạm pháp luật đều bị trừng phạt tương xứng,không loại trừ ai là sẽ đâu vào đấy.Một tấm gương còn hơn chán vạn khẩu hiệu hô hào xuông.
Trả lờiXóaĐọc còm của các bác em thấy chê ta cũng bị mắng khen tây cũng bị mắng, cho nên em không biết làm sao,thôi thì để cho lành em nói 4 nghìn năm ta lại là ta.
Trả lờiXóa