Con người sinh ra vốn tính thiện. Thiện là bản tính, người
xưa gọi bằng thiên lương. Sự bất lương, vô lương chỉ nảy nòi khi con người chòi
đạp tranh giành bất cần trong cuộc sống xã hội. Điều đáng mừng ở chỗ dù xã hội
loài người đã trải qua bao biến thiên dữ dội, phức tạp nhưng cái thiện, điều
thiện vẫn luôn phổ biến, thắng thế, tạo cho con người niềm tin ở đời, ở người.
Tôi nhớ những năm chiến tranh ở miền Bắc, khi máy bay Mỹ bắn
phá ném bom các thành phố, thị xã, những vùng trọng điểm, người dân phải đi sơ
tán; cơ quan trường học, xí nghiệp cũng phải chuyển về vùng thôn quê để đảm bảo
sinh hoạt hằng ngày, vừa sản xuất vừa chiến đấu. Bà con nông dân đã đón người
sơ tán bằng tất cả sự đùm bọc yêu thương. Dù cuộc sống thời chiến còn rất nhiều
thiếu thốn khó khăn nhưng dân quê đã nhường nhịn, sẻ chia căn nhà, chiếc
giường, bơ gạo, lít dầu… cho người thành thị vốn đã quen cuộc sống đủ đầy.
Không hề tính toán so đo. Đối xử bằng tình bằng nghĩa. Những lứa học sinh, sinh
viên từng đi sơ tán về các vùng quê thời ấy, ngoài kiến thức học được từ nhà
trường còn nhận được những tình cảm vô bờ, sự nhường nhịn hy sinh vô tư của
người dân chân chất mộc mạc. Những điều ấy không có trong sách vở nhưng theo
mãi cuộc đời.
Giúp nhau lúc khó khăn hoạn nạn, giúp nhau những dịp lễ tết hội hè, giúp thường xuyên khi có người cần được giúp, giúp cả khi bản thân mình cũng chưa khấm khá hơn gì theo kiểu “là lành đùm lá rách”, tất cả đã thành nếp sống đẹp trong đời sống cộng đồng, trong xã hội ta. Một quán cơm từ thiện mang tên Nụ cười của nhà báo về hưu Nam Đồng chuyên phục vụ người nghèo với suất ăn giá chỉ 2.000 đồng nhưng đủ cả thức ăn mặn, canh, cơm gạo ngon, trái cây tráng miệng; một thùng cháo nóng đủ dinh dưỡng phát miễn phí cho bệnh nhân nghèo nơi bệnh viện; một bình nước uống tinh khiết đặt bên lề cho người đi đường khát nước, chương trình Cơm có thịt do nhà báo Trần Đăng Tuấn khởi xướng lo cho bữa ăn trẻ em vùng cao… Nhiều lắm, những việc làm thiện nguyện vô tư, trong sáng, chan chứa tình người.
Mỗi khi nghĩ đến những điều ấy, ta lại thấy cuộc đời thật
đáng sống đáng yêu.
28.1.2013
Nguyễn Thông
(bài đã đăng trên báo Thanh Niên, chủ nhật 27.1.2013)
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaBlog Thóc: Phải đuổi 30% công chức ăn hại ra đường
Trả lờiXóa(VOV) - Nuôi không những cán bộ, công chức vô dụng này ngày nào là bất công ngày đó
http://www.baomoi.com/Home/ThoiSu/vov.vn/Blog-Thoc-Phai-duoi-30-cong-chuc-an-hai-ra-duong/10284770.epi
Vợ con có xem trọng các anh không? Coi chừng vợ con dâu rể xem thường nha. Ai mà trọng người chồng người cha xấu xa nịnh bợ bao giờ. Tiền do mình làm ra rồi đem về cho vợ con, nó khác với tiền tham nhũng đem về cho vợ con. Vợ con sẽ đánh giá khác nhau về các đồng tiền đấy. Chẳng lẻ đợi họ chửi vô đầu rồi mới biết à.
Nhân chi sơ tính bổn thiện. Ai cũng quý trọng người tốt cả, kể cả người xấu họ cũng quý trọng người tốt. Ai cũng muốn con cháu mình tốt thì mình phải làm gương.
Những người sống thiện, làm việc thiện thì lại nghèo, hay gặp rủi ro trong cuộc sống, long đong trong công việc. Những kẻ sống ác, làm điều trái đạo, trái luật thì lại cứ sống nhơn nhơn, luôn miệng rao giảng đạo đức là thế nào a các bác?
Trả lờiXóaĐừng mệt mỏi-người lính già ơi-Đừng mệt mỏi
Trả lờiXóaGiữ vững đức tin, xin giữ vững đức tin
Thiện ác đáo đầu chung hữu báo
Cao phi viễn tẩu dã nan tàng
Hành tàng hữu thực Thiên ,Nhân tri
Chỉ tranh lai tảo dữ lai trì.
Trà Mi: VN hiện nay cũng muốn thu hút nhân tài để phát triển đất nước. Theo giáo sư, các điều kiện cần và đủ có thể lôi cuốn được nguồn lực chất xám người Việt ở hải ngoại về đóng góp cho quê hương là gì?
Trả lờiXóaGiáo sư Võ Bá Ngự: Theo thiển ý của tôi, điều kiện này cũng rất đơn giản. Nếu Việt Nam thật sự có tự do dân chủ và nhân quyền thì nhân tài khắp nơi sẽ kéo về đóng góp phát triển đất nước chứ không cần phải có những chính sách thu hút.
Hai anh em người Việt đoạt Giải Eureka 2010
Muốn phát triển kinh tế quân sự thì phải bắt đầu bằng giáo dục, muốn vậy phải có tự do học thuật, muốn tự do học thuật thì phải có tự do dân chủ.
XóaLãnh đạo một đất nước giàu mạnh sẽ được thế giới xem trọng và ngưỡng mộ hơn lãnh đạo một nước nghèo nàn lệ thuộc.
Đây cũng là mô hình đầu tiên trên thế giới giúp các nhà lãnh đạo và hoạch định chính sách có căn cứ khoa học để đưa ra quyết sách phân bố nguồn nước có lợi cho cả môi trường và kinh tế.
Trả lờiXóahttp://www.bayvut.com.au/n%C6%B0%E1%BB%9Bc-%C3%BAc/th%C3%AAm-m%E1%BB%99t-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-vi%E1%BB%87t-%C4%91o%E1%BA%A1t-gi%E1%BA%A3i-eureka
Hoạt động tình nguyện là một trong những điều bắt buộc đối với học sinh lớp 10 ở Mỹ.
Trả lờiXóaVN thì cướp giết hiếp.
Một xã hội đẳng cấp tạo ra những con người đẳng cấp. "Tôi chỉ cúi đầu trước một trí tuệ, nhưng tôi có thể quỳ gối trước một trái tim nhân ái"
Trả lờiXóahttp://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/kinh-nghiem/2012/11/nhung-ty-phu-hao-tam-nhat-the-gioi/
CNTB làm từ thiện sao mà nhiều quá, còn con người XHCN thì chỉ tham ăn hốt uống.
CNTB bóc lột nhưng lương cao, còn CNXH dân chủ gấp vạn lần tư bản không có bóc lột vì lương thấp! . Thà bị bóc lột mà lương cao còn hơn không bị bóc lột mà lương không đủ sống.
Bóc lột hay không cứ nhìn vào cơ cấu GDP coi thuế chiếm bao nhiều %, trong đó VN thuế chiếm khoảng 30% GDP cao nhất thế giới.
đảng viên ở nước ngoài không có phí như đoàn phí, đảng phí như ở VN, đó chính là bóc lột chính người trong tổ chức.
"CNTB làm từ thiện sao mà nhiều quá, còn con người XHCN thì chỉ tham ăn hốt uống" uhm CNTB làm từ thiện nhiều nhưng CNTB lấy của người dân rồi trích 1 phần bóc lột đấy để làm từ thiện cho người dân
Trả lờiXóa