Trang

Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2013

Tết trồng cây

Năm 1960 cụ Hồ phát động Tết trồng cây. Cụ có câu thơ giản dị: "Mùa xuân là tết trồng cây/ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân" mà thật đẹp đẽ, dễ thương. Xuân nào cụ cũng cùng vài nhân viên lặng lẽ đi về vùng nông thôn trồng cây cùng bà con. Những cái cây non, nhỏ mảnh, yếu ớt được cụ trồng, sau đó bà con địa phương chăm bón, bảo vệ, nay đã trở thành cổ thụ. Cứ mỗi lần tết đến xuân về, nhớ lại tết trồng cây của cụ Hồ, tôi cảm thấy rưng rưng. Hồi sinh thời thày (bố) tôi, thày tham gia hội phụ lão của xã, nhiệm vụ chính là trồng cây. Cả xã khi ấy phủ một màu xanh mượt mà. Thày tôi luôn khuyên con cháu học tấm gương cụ Hồ.

Tôi ở thành phố, đất chật người đông, tấc đấc tấc vàng, chỗ ở còn chả đủ lấy đâu chỗ trồng cây. Điều may mắn là sau nhà tôi có cái công viên nhỏ, người ta cứ để hoang hóa, sốt ruột quá bố con tôi noi gương cụ Hồ trồng mấy cây trứng cá, lâm vồ... để sau tụi trẻ có chỗ chơi hóng mát. Cứ sống mãi trong bốn phía bê tông nguội ngắt vô hồn mới thực thấy quý chiếc lá xanh sự sống, nhất là do chính mình trồng.

Bất chợt, đọc báo Hà Nội mới, tôi gặp hai tấm ảnh về các vị lãnh đạo tham gia tết trồng cây xuân Quý Tỵ. Một cây do ông Tổng bí thư trồng ở huyện Thạch Thất (Hà Nội), một cây do anh Bí thư thứ nhất trung ương Đoàn trồng ở tỉnh Nam Định. Thú thực tôi thích cái cây nho nhỏ mỏng mảnh do anh Nguyễn Đắc Vinh (vị lãnh đạo cao nhất của tôi) trồng hơn. Nó giống những cái cây ngày xưa cụ Hồ trồng trong dịp tết.

17.2.2013
Nguyễn Thông
 Cụ Hồ trồng cây (ảnh tư liệu)


Ảnh trên báo Hà Nội mới

Còn trồng cây như mấy ông này thực chất là giết cây chứ không phải trồng (ảnh tư liệu)

22 nhận xét:

  1. Hình thức, giả dối, phá hoại là bệnh từ trên bệ rồng xuống dưới sân chầu rồi.

    Trả lờiXóa
  2. Tết trồng cây !

    Ngày trước Bác Hồ kêu gọi và làm gương trước dân về Tết trồng cây. Cốt lõi là đẩy mạnh phong trào và khắc sâu nhận thức của người dân về việc trồng cây và lợi ích của trồng cây.

    Ngày nay "các bác" khác cũng trồng cây nhưng chẳng có được ý nghĩa gì sâu rộng, nhạt phèo, thậm chí dơ dáy.
    Thử nhìn lại các bức hình chụp "các bác nay" trồng cây mà xem. Thử nhìn lại các cây mà "các bác nay" trồng mà xem, mà ngẫm cái ý nghĩa của nó.
    Hình như họ không biết rằng họ đã và đang làm xấu đi cái "Tết trồng cây".

    Thật nực cười.

    Trả lờiXóa
  3. Trò hề,giả dối,bênh hoạn,hình thức...không biết còn từ nào để nói nữa không.

    Trả lờiXóa
  4. Các bác ngày nay chỉ được cái mát tay với cây "bốn con chín"thôi vùă trồng nửa nhiệm kỳ là cây đã phổng phao hàng chục người ôm không hết

    Trả lờiXóa
  5. Nhìn cái cây đa to uỵch do công ty công viên dùng xe cẩu nhỏ hạ xuống hố đào sẵn, còn các bác lãnh đạo ta cầm xẻng xúc dăm nhát đất phụ thêm vào, cho các nhiếp ảnh gia chụp để đưa lên các mặt báo, kể cũng ngồ ngộ.
    Người làm lãnh tụ, là người có tầm nhìn chiến lược, đề xuất ra những cái mới mang tầm cỡ quốc tế, quốc gia. Còn lãnh đạo thì chưa hẳn, có khi chỉ " ăn theo, nói leo" mà chưa chắc đã xong. Thế cho nên ngày nay ở nước ta, lãnh đạo thì đầy, nhưng lãnh tụ thì không có !!!

    Trả lờiXóa
  6. em có một bức ảnh về trồng cây, em muốn tặng anh thông nhưng chưa biết cách gửi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu ảnh kỹ thuật số, cho anh xin, gửi vào địa chỉ mail nguyenthong55@yahoo.com. Cám ơn nhé. Thông

      Xóa
  7. Vụ trồng cây của lãnh đạo ngày nay còn có điều hài hước nữa là việc gắn bảng tên các vị lên cây mà các vị trồng. Tôi thấy có nhiều blog châm biếm vụ này. Nhưng cũng có thể các bố ở địa phương,quản lý các khu lưu niệm-di tích-công viên tự ý làm các bảng này và gắn lên. Để làm gì? Lòe bàng dân thiên hạ. Và nhất là NỊNH.
    Có lần lội vào rừng quốc gia Côn Đảo, thấy GIỮA RỪNG một cái cây đeo cái bảng đỏ chữ vàng vinh danh một đồng chí lãnh đạo to chính tay trồng cây trong rừng.... Hết ý kiến luôn!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin làm đàn em, thậm chí là học trò của bác Thông thôi ạ. Em học Tổng hợp TPHCM chung với Hoài Nam em của Trương Nam Hương học trò của bác Thông, sau anh Hương 2 năm.

      Xóa
    2. Học hành vậy thì có thể ngang ngửa Bác Thông ấy chứ , nhưng chắc lá gan nhỏ quá ! Tội nghiệp .

      Xóa
    3. Vâng gan mình nhỏ lắm, nhưng không hèn. Đi đâu làm gì cũng dùng tên thật thôi.
      Kính lão đắc thọ!

      Xóa
  8. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  9. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  10. Cha mẹ tôi là những người nông dân nghèo, chữ nghĩa chẳng có bao nhiêu. Nhưng vì thương yêu và lo lắng cho tương lai con cháu, các cụ đã trồng hàng vạn cây dương liễu (phi lao) trên vùng cát trắng mênh mông nơi quê nhà; trồng từ những năm 60 của thế kỉ trước; trồng một cách tự nhiên nhi nhiên như hít thở, như ăn cơm uống nước, như cấy lúa gieo mè vậy. Có cần ai phát động, khuyên răn, thúc giục gì đâu; có cần biết tới câu "mùa xuân là tết trồng cây" gì đâu; các cụ trồng bất cứ lúc nào có thể...
    Cha mẹ tôi đã về cõi vĩnh hằng gần 20 năm rồi. Rừng dương liễu cha mẹ tôi để lại vẫn xanh tốt ngút ngàn, và có lẽ vẫn xanh như thế hàng trăm năm nữa.
    Trông cái đám quan chức trồng cây, bỗng dưng tôi thấy cha mẹ tôi từ trên cõi cao xanh đang nhìn bọn chúng bằng cái nhìn của ông Phật Di-lặc.
    Tội nghiệp chúng!

    Trả lờiXóa
  11. Lâu rồi mới được bài hay vầy !

    Trả lờiXóa
  12. Trồng một cái cây cụ thể thì dễ ợt. Trồng cái cây Độc lập - Tự do - Hạnh phúc cho vạn thuở Việt Nam như cây Đại Thụ Hiến Pháp mới là cây khó trồng. Người hoặc nhóm người có tâm sáng, tài cao, trí tuệ vượt bậc, chí khí hơn người và thực tâm, thực lòng vì nước thì trồng cây dễ, cây sẽ lên cao tỏa bóng xanh tốt. Kẻ u mê lú lẫn, hèn kém, bảo thủ, vị kỷ thì không bao giờ trồng loại cây thiêng ấy được.

    Trả lờiXóa
  13. Bọn oắt con nó giễu thế này: Hoan hô các cụ trồng cây; Mười cây chết chín còn một cây nó gật gù. Hoan hô các cụ tù mù; Trồng cây cây chết chổng cu lên trời.
    Bố khỉ????

    Trả lờiXóa
  14. Lại bọn oắt xà lai nó giễu: Đó là tình yêu thiên thiên kiểu lâm tặc yêu rừng ... nguyên sinh hoặc vườn quốc gia vậy!!!
    Hi hi.

    Trả lờiXóa
  15. Lại phải nói thêm: Diễn trò trò diễn nực cười. Trẻ thơ nó dại đã đành, đầu hai thứ tóc, óc chật những sách vở mà diễn trò khi thì thật chán mớ đời.

    Trả lờiXóa
  16. tết trồng cây là một phong tục từ rất lâu đời của nhân dân ta từ xưa đến nay. chính Bác Hồ đã nói mùa xuân là tết trông cây /làm cho đất nước càng ngày càng xuân.tết trông cây là 1 hình thức tuy đơn giản nhưng mang 1 ý nghĩa sâu xa .cây là quan trọng trồng cây càng quan trọng hơn. cây giúp ta chống mọi thiên tai,giúp đỗ cũng như bảo vệ sự sống cua chúng ta.

    Trả lờiXóa