Trang

Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

Tin vào những điều mà giới lãnh đạo cấp cao ở Bắc Kinh nói không khác gì chuyện “gửi trứng cho ác”!

Bài dưới đây được đăng trên báo Thanh Niên (xem nguyên xi) với cái tít "Tại sao Trung Quốc đánh chiếm các đảo của Việt Nam vào tháng 3.1988?". Tít trên blog này do Nguyễn Thông đặt, được trích nguyên văn 1 câu trong bài.

Tại sao Trung Quốc đánh chiếm các đảo của Việt Nam vào tháng 3.1988?

(TNO) Từ đầu năm 1988, Trung Quốc đã sử dụng một lực lượng lớn hải quân gồm nhiều tàu chiến chiếm đóng một loạt đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.


Cao trào của hành động xâm lược này diễn ra vào ngày 14.3.1988 khi biên đội gồm 6 tàu chiến, trong đó có 3 tàu hộ vệ có trang bị tên lửa và pháo 100 mm, của Trung Quốc đã bắn chìm và cháy 3 tàu vận tải của Việt Nam tại bãi đá ngầm Gạc Ma trong cụm đảo Sinh Tồn của Việt Nam.
Trong vụ thảm sát này, 64 binh sĩ Việt Nam đã anh dũng hy sinh. Sau đó Trung Quốc còn ngăn chặn không cho tàu mang cờ chữ thập đỏ ra cứu những người bị thương, bị nạn.
Điều phải lưu ý là đây là lần đầu tiên người Trung Quốc (lục địa) đặt chân đến Trường Sa. Trước đó, với tư cách quan phương, Trung Quốc chưa bao giờ có mặt ở vùng biển này.


Tàu HQ505 đã lao lên bãi ngầm ở đảo Cô Lin cắm cờ khẳng định chủ quyền Tổ quốc vào ngày 14.3.1988 - Ảnh: tư liệu
Đã một phần tư thế kỷ trôi qua, từ sự kiện 14.3.1988, có những điều cần phải nói rõ như sau:
Đầu tiên, ngay sau ngày 14.3.1988, thông qua hệ thống tuyên truyền khổng lồ của mình, Trung Quốc đã ngang nhiên bịa đặt trắng trợn với dư luận trong nước và quốc tế rằng: Các tàu Trung Quốc đang thả neo để yểm trợ cho tàu chở đoàn các nhà khoa học Liên Hiệp Quốc (LHQ) đi khảo sát khoa học tại Trường Sa thì bị các tàu chiến của Việt Nam tấn công. Vì thế hải quân Trung Quốc bắt buộc phải đánh trả tự vệ!
Sau đó thông qua người phát ngôn của Tổng thư ký, LHQ đã nói rõ: không hề có tàu của LHQ tổ chức khảo sát khoa học ở Trường Sa vào 3.1988!
Rõ là “cháy nhà ra mặt chuột” và chính quyền Trung Quốc đã “lấy thúng úp voi”, đã “lấy thịt đè người” lại còn muốn lấy tay che mặt trời!
Đã không có tàu khảo sát khoa học của LHQ thì chắc chắn không có việc tàu chiến Việt Nam tấn công tàu Trung Quốc. Điều mà nhiều người đều biết đó là chuyện “ngậm máu phun người” là sở trường của các nhà cầm quyền Trung Quốc.
Trước đó, năm 1962 Trung Quốc phát động chiến tranh biên giới với Ấn Độ và chiếm của Ấn Độ hàng nghìn km2 nhưng lại vu cáo Ấn Độ xâm lược Trung Quốc. Năm 1979, Trung Quốc tiếp tục đem 60 vạn quân xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới Bắc. Sự việc rõ ràng như vậy nhưng cũng được họ tuyên truyền là “phản kích tự vệ quân Việt Nam xâm lược”!

Lễ tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh ngày 14.3.1988 tại Cam Ranh (Khánh Hòa) - Ảnh: tư liệu
Thứ hai, có một câu hỏi cần đặt ra là, tại sao Trung Quốc lại tiến hành đánh chiếm các đảo của Việt Nam tại Trường Sa vào tháng 3.1988?
Cuối 1987 đầu 1988 là thời kỳ Việt Nam rơi xuống điểm thấp nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội. Tình hình trong nước chồng chất khó khăn: kinh tế đình đốn, đời sống của đại đa số người dân cực kỳ vất vả.
Cũng trong thời điểm đó, Liên Xô cũng bắt đầu lâm vào khủng hoảng chính trị - xã hội. Bắc Kinh cúi mình trước Washington, tự nhận là “NATO phương Đông” để nhận được nguồn tài chính và công nghệ, kỹ thuật từ Mỹ và phương Tây để phục vụ cho mục tiêu hiện đại hóa. Trong bối cảnh ấy, Trung Quốc cũng đã câu kết với Mỹ và hầu hết các nước trong khu vực (trừ Lào và Campuchia) siết chặt vòng bao vây, cấm vận đối với Việt Nam.
Lợi dụng tình thế khó khăn đó của Việt Nam, Trung Quốc đánh chiếm một số đảo của Việt Nam tại Trường Sa phục vụ cho ý đồ lâu dài.
Trung Quốc cũng là bậc thầy trong việc lợi dụng thời điểm. Mặc dù đã đưa lực lượng ra Trường Sa và có những hoạt động đe dọa từ đầu năm 1988, nhưng thời điểm được Trung Quốc lựa chọn nổ súng rơi đúng vào 14.3.1988 cũng là thời điểm lễ tang Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng được tổ chức tại Hà Nội! Một khi họ đã có dã tâm thì chuyện “tang gia bối rối” lại trở thành điều có thể lợi dụng được!

Độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là tài sản lớn nhất, quý giá và quan trọng nhất của cả dân tộc - Ảnh: Chiến sĩ canh gác trên đảo Len Đao (quần đảo Trường Sa) - Ảnh: D.Đ.Minh
Câu chuyện xảy ra ngày 14.3.1988 tại Trường Sa đến nay vẫn còn nguyên ý nghĩa thời sự. Sự hy sinh của những người lính Việt Nam 25 năm trước là một lời nhắc nhở tới 90 triệu người đồng bào hôm nay, trước hết là những người có trọng trách với dân tộc, không bao giờ được quên 3 điều:
Một là, lòng tin phải được đặt đúng chỗ. Đối với Trung Quốc, điều quan trọng không phải là lời nói mà là hành động. Các đấng quân vương Trung Hoa từ xưa đến nay và từ nay về sau đều là những bậc thầy về nghệ thuật “nói một đàng làm một nẻo”. Tin vào những điều mà giới lãnh đạo cấp cao ở Bắc Kinh nói không khác gì chuyện “gửi trứng cho ác”!
Hai là, cần phải hiểu về con đường mà Trung Quốc lựa chọn. Những toan tính và hành động của Trung Quốc liệu có phải là một quốc gia cộng sản đồng chí như họ từng miêu tả hay thực tế là chính sách dân tộc nước lớn vị kỷ?
Việc vô cớ đem quân đánh chiếm các đảo của một quốc gia láng giềng, bất kể quốc gia đó phát triển theo đường lối nào cũng là đi ngược lại những nguyên tắc sơ đẳng trong quan hệ quốc tế và phản bội đối với chủ nghĩa Marx - Lênin mà Trung Quốc từng sử dụng như một chiêu bài.
Láng giềng là vĩnh viễn và không bao giờ thay đổi, trừ phi có một trận siêu động đất đẩy hai quốc gia ra xa nhau!
Việt Nam cần và mong muốn có một mối quan hệ hữu nghị, ổn định, lâu dài với Trung Quốc. Tuy nhiên quan hệ ấy cần được đặt trong sự tôn trọng lẫn nhau về nhiều mặt, đặc biệt là vấn đề “bất biến” là chủ quyền quốc gia, lợi ích dân tộc. Không tỉnh táo nhận thức được điều này, lệ thuộc vào những yếu tố “ứng vạn biến” như “mười sáu chữ”, “bốn tốt” có thể dẫn đến những bước đi sai lầm mang lại hậu quả lớn cho quốc gia, dân tộc!
Chúng ta đã có được bài học đắt giá khi rơi vào cảnh bị cô lập trên trường quốc tế từ 1979-1990. Bài học ấy cùng với sự kiện 14.3.1988 mách bảo chúng ta rằng bị cô lập không đồng nghĩa với có độc lập, mà ngược lại, bị cô lập sẽ dẫn đến thảm họa, thậm chí mất cả độc lập và chủ quyền quốc gia.
Các nhà sử học Việt Nam chân chính và những người Việt có lương tâm trong sáng sẽ còn mất nhiều thời gian và công sức nghiên cứu, mổ xẻ, soi xét sự kiện 14.3.1988 một cách khách quan để rút ra bài học bổ ích cho những người Việt hiện nay và các thế hệ mai sau.
Độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc không thuộc sở hữu riêng của riêng ai. Nó là tài sản lớn nhất, quý giá và quan trọng nhất của cả dân tộc.

10 nhận xét:

  1. Là nước nông nghiệp, nên không có gì là lạ khi các giống vật nuôi, gia súc, đại gia súc, trâu, bò, chó, lợn... và các giống lai - mà nhờ có sự "sáng suốt" của khoa học, kỹ thuật, công nghệ đã tạo ra ngày càng nhiều ở nước ta. Ví như giống lai giữa trâu với bò, rồi bò với chó chẳng hạn... vưn vưn và vưn vưn... ngày càng không ngừng gia tăng, trở nên có nhiều và phổ biến tại nước ta. Với tư cách - là cái giống gia súc, đại gia súc, trâu bò chó lợn lai các loại đó - tớ/tao/tôi cực lực phản đối những gì phương hại đến tình hữu nghị 16 + 4 mà hai bên đã dày công vun đắp. Bắt nhốt ngay TBT báo Thanh niên lại! Bắt ngay! quân bay đâu? Bắt ngay! Bắt ngay cho ông! Nói xấu "tình yêu" của ông! Suy thoái! suy thoái! suy thoái quá! Bắt! bắn! Bắt! bắn! Bắt! bắn! Ngay! ngay!

    Trả lờiXóa
  2. TNO và TTO là hai tờ báo đã có những bài "bất tuân thượng lệnh". Họ dũng cảm hơn các bậc đại trưởng lão trong làng báo lề phải. Hoan nghênh hai tờ báo đó.

    Trả lờiXóa
  3. Đọc hai bài này mới thấy xấu hổ thay cho báo Đại Đoàn Kết. Ko dám viết và chỉ viết bậy thôi. Thằng Đinh Đức Lập bằng giả làm báo để kiếm chác và điếm chính trị thôi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn PV này, Vừa qua, chi bộ báo Đại Đoàn Kết lại có bài vè thế này:

      Vè chi bộ báo Đại đoàn kết
      Hoan hô chi bộ đảng ta
      Tưởng là nhất trí hóa ra lắm điều
      Kết luận là Lập làm liều
      Thủy già còn cãi ra chiều oan sai
      Bọn kiện từ năm mười hai (2012)
      Phương bảo đem xử ngày mai cho rồi
      Thúy, Đang, Trọng Nghĩa bồi hồi
      Tráo trâng xin bỏ lỗi tồi Lập gây
      Bởi vì bọn chúng một bầy
      Chung tay cắn xé phần dày Lập ban
      Nỏ mồm thêm em Mai Loan
      Cộng Thu Hà nữa gian ngoan cãi cùn
      Tiến Cường mưu trí thấp lùn
      Bỏ Khánh theo Lập ăn bùn đến nơi
      Lê Nam Thanh Hóa ai ơi
      Lặn lội giúp Lập tả tơi cút về
      Ngọc Tuyền nhục nhã ê chề
      Chuyên ăn vỏ ốc trò hề tâng công
      Khá khen Long ảnh công công
      Ngô Quang Chính nữa bút không điền bừa
      Trần Hà bị mắng không chừa
      Lặng im vung bút còn thừa mối căm
      Bí thư Quốc Khánh nhăm nhăm
      Hạch xong tội Lập là phăm chém liền
      Bá Tân đạo mạo cười hiền
      Tội Lập lớn thế rõ phiền đến nơi
      Thanh Tâm chung sức dám chơi
      6 người gộp lại tan đời lũ sâu
      Thử xem 9 đứa sủa gâu

      Xóa
  4. Theo tôi, giới lãnh đạo ĐCS Trung Quốc đang hành động đúng với bản chất của mình. Đó là: Nói một đàng, làm một nẻo. Có như vậy mới đúng là bản chất của CNCS chứ.Những ai ngây thơ để tin vào họ, hoặc vì hèn nhát mà không dám làm trái ý họ, mới là điều đáng nói.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ĐCS đâu mà chẳng thế !
      Có gã tướng leo lẻo "bạn cam kết, bạn cam kết...". Trong khi ta cam kết gì ? Không được nếu lũ giắc đã xâm lược biên giới 1979 ? thàm sát hải quân 14.3.1988. Nếu bạn không xẻ băng thì chẳng ai biết chúng nó dùng pháo bắn thẳng vào những người lính. Bạn đấy ư ? Di sản í thức hệ quý báu thế ư ?

      Xóa
  5. Để giữ biển đảo của tổ quốc, các chiến sĩ anh hùng của chúng ta đã đem tính mạng của mình để giữ từng hòn đảo nhỏ trong quần đảo Trường sa.
    Nếu các người lính ngày ấy không đem xương máu của mình quyết tâm giữ đảo thì quần đảo Trường sa của chúng ta liệu mất hay còn ? chắc Trường sa đã bị Trung quốc chiếm giữ từ năm 1988.
    Bản chất xâm lược bành trướng, bá quyền của nhà cầm quyền tại Bắc kinh không bao giờ thay đổi ! Từ muôn đời cha ông họ cho đến hôm nay, chưa lúc nào họ từ bỏ dã tâm xâm lược Việt nam. Đó là 1 điều lịch sử đã khẳng định !
    Dân tộc Việt nam ta đã có những trang sử oai hùng nhiều lần đánh bại quân xâm lược phương Bắc. Song lịch sử nước nhà cũng có những trang bi thương ghi lại những lần bị bọn giặc phương Bắc xâm lược và đô hộ.
    Bọn xâm lược Trung quốc chúng chỉ dám đem quân tiến đánh VN, khi thế nước của ta nghiêng ngả.
    Chính vào thời điểm này là lúc đất nước ta đang ở thế yếu:
    - Nội bộ lãnh đạo đất nước bị chia rẽ mất đoàn kết, tham nhũng trở thành căn bệnh ung thư đã di căn. Có Lãnh đạo nhưng thiếu đi 1 Lãnh tụ đủ sức tập hợp sức mạnh tổng hợp của toàn dân.
    - Kinh tế suy sụp (nợ công , nợ xấu chất chồng ...)
    - Điều nguy hại nhất là lòng người li tán ( dân mất lòng tin vào lãnh đạo đất nước, còn lãnh đạo đất nước ngày càng cậy quyền cậy thế áp bức dân lành )
    - Người của TQ đã cài cắm ở mọi nơi, ở mọi cấp chính quyền.
    - Tướng tá của Quân đội chểnh mảng việc rèn luyện quân sĩ , còn binh sĩ cũng ngày càng thiếu lòng tin và bất mãn với các cấp chỉ huy và lãnh đạo đất nước.
    Lúc này Nội xâm đã thống trị đất nước và họa ngoại xâm đang đến rất gần!
    Là con dân nước Việt chúng ta phải làm gì để diệt nội xâm và sẵn sàng chống giặc ngoại xâm ???

    Trả lờiXóa
  6. "Mưa Gió"!Mi là ai?
    Bày đặt nói dông dài...
    Chia rẽ người nước Việt.
    Nói để cho mi biết:
    Đồng bào đất nước ta
    Nội bộ dù bất hoà
    Cũng không tha lũ cướp
    Gây chiến tranh xâm lược!
    Đã hàng ngàn năm nay
    Mảnh đất anh hùng này
    Chôn vùi quân phương Bắc
    Mi là Trần Ich Tắc?
    Định bán nước cầu vinh
    Ôm chân lũ Bắc Kinh?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dân Việt hiểu nhầm ý của"Mưa Gió" rồi.Anh em nhà mình cả ấy mà!

      Xóa
  7. Hãy nhìn thẳng vào sự thật của đất nước để thấy được " mình là ai" ? Hãy nhìn TQ gần đây hành xử tại biển đông thế nào ?
    Biết địch biết ta " trăm trận không thua "!
    Nếu cứ như kẻ đi ăn trộm chuông chùa, tự mình lấy bông nút lỗ tai mình lại để khỏi nghe thấy tiếng chuông thì chẳng đáng nực cười lắm sao?
    Kinh nghiệm 17/2/1979 còn đó: chúng ta không tin TQ đánh VN vì cùng là " phe XHCN". Quân đội phòng thủ tại biên giới đang báo động cấp 3 lại rút xuống cấp 1, Sao lại thu hồi súng của dân quân tự vệ cất vào kho? Khi quân xâm lược TQ tiến vào đất Việt lại cứ tưởng là bộ đội của ta, đến khi chúng bắn vào mình mới biết là giặc. Lực lượng phòng thủ của ta có bao nhiêu cho cả dải biên giới này khi đó?
    Bạn hãy nhìn vào LĐ đất nước xem: chính các ông LĐ nói ra chứ có phải tôi hay các bạn nói đâu, đây nhá : " cả 1 bầy sâu, ăn hết của dân" !
    " có kẻ cõng rắn về cắn gà nhà " ,Hay dân hỏi 1 đ/c UVBCT vi phạm là ai, trả lời là : " đ/c X " - ai nói chắc tôi khỏi phải nhắc lại tên.
    Còn ai nói: " một bộ phận không nhỏ trong đảng bị thoái hóa biến chất là nguy cơ đến sự tồn vong của chế độ ", tiếp nữa sau hội nghị TW6 : " nếu có khuyết điểm mà kỉ luật, nếu không tính kĩ sẽ gây ra oán thù , sẽ rối "! Còn nữa, khi phát biểu tại đảng bộ vĩnh phúc thế nào chắc nhiều người còn nhớ ? đoạn cuối
    " đề nghị phải xử lí "! Dân vừa mở mồm góp ý sửa đổi HP mà bị bịt lại ngay.
    Vậy tôi xin hỏi: cái nguy cơ tham nhũng đã giải quyết đến đâu? kết quả sau hội nghị TƯ 6: Không kỉ luật 1 ai, hòa cả làng!
    Nếu dân tin vào LĐ nhà nước sao kéo nhau khiếu kiện khắp nơi. Dân mất đất mất kế sinh nhai, liệu họ còn tin ai đây?
    còn QĐ : tướng vịnh, đại tá Trần đăng Thanh nói gì chắc ai để ý đều biết. Làm tướng tá quân đội không đi rèn quân sẵn sàng chiến đấu mà đi nói để ru ngủ QĐ như vậy thì binh sĩ tin họ sao?
    Để tưởng niệm hàng vạn chiến sĩ chúng ta đã hi sinh chống TQ xâm lược, ngày 17/2 vừa qua, ai ngăn cấm tướng Vĩnh và các nhân sĩ mang hoa viếng tại đài liệt sĩ . Các bạn chờ xem ngày 18/3 nhà nước có tổ chức kỉ niệm: ngày quân dân ta đánh bại cuộc xâm lược tại biên giới phía bắc không nhé ?
    Vậy tôi có mấy lời góp trên, các bạn nghĩ tôi là kẻ ôm chân , liếm gót giày cho bọn giặc tàu sao?
    Không ! ngàn lần không ! nếu kẻ thù xâm lược đến tôi sẽ cùng toàn dân chiến đấu !

    Trả lờiXóa