Tôi nhớ, vào năm 1974, từ chiến trường Nam bộ, tôi đã nghe và đã hát bài Nối vòng tay lớn của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Lúc bấy giờ, chiến tranh chưa kết thúc, và ngày thống nhất cũng chưa tới. Nhưng bài hát của Trịnh Công Sơn thì đã tới với những người lính từ cả hai chiến tuyến.
Một bài hát về khát vọng thống nhất đất nước. Một khát vọng
mãnh liệt, bỏng cháy.
Bây giờ, 38 năm sau ngày thống nhất, nghe lại bài Nối vòng
tay lớn, tôi nhận ra một điều: Đây là bài hát hay nhất về ngày thống nhất, và
đặc biệt, nó được viết ra, hát lên khi cái ngày mà toàn dân tộc Việt Nam mong
mỏi vẫn chưa tới. Đó mới là những dự cảm về ngày thống nhất. Và là những dự cảm
chính xác, đầy tình cảm, đầy xúc cảm và lòng nhân ái.
Có rất ít nhạc sĩ viết được những tác phẩm mang tính dự cảm
như thế. Trước Trịnh Công Sơn chỉ có nhạc sĩ Văn Cao với hàng loạt tác phẩm âm nhạc
viết ngay sau Cách mạng Tháng Tám và mở đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, những
bài hát về Không quân Việt Nam, Hải quân Việt Nam, bài hát Tiến về Hà Nội được
viết năm 1948, trước ngày 10.10.1954 tới... 6 năm.
Với Nối vòng tay lớn - bài hát bây giờ đã thành bài hát tập
thể của thanh niên Việt Nam,
ngày thống nhất được cảm nhận tận chiều sâu thẳm của nó. Nhưng, đó vẫn là những
dự cảm ngay cả khi ngày thống nhất đã tới, thực sự nước Việt Nam đã thống nhất,
vậy mà lòng người Việt vẫn chưa thật thống nhất, và những cuộc ly tán đầy số
phận, kể cả trong đau đớn, đã diễn ra. Hàng triệu người Việt, bằng nhiều con
đường khác nhau, đã ra đi và định cư ở nước ngoài.
38 năm trôi qua. Rất nhiều vết thương đã lên da non, đã
thành sẹo. Lòng người Việt ở trong nước và ở nước ngoài hơn lúc nào hết cần sự thống
nhất đoàn kết một lòng, vượt trên những nỗi đau do quá khứ để lại.
Nhìn thẳng vào nỗi đau ấy, tìm những con đường để kết nối
lại lòng người, để đoàn kết và hòa hợp dân tộc, là việc mà mọi người Việt Nam phải làm,
phải có trách nhiệm làm.
Ngày còn chiến tranh, khi còn là một nhà báo viết cho buổi
phát thanh Binh vận của Đài phát thanh Giải phóng và Đài tiếng nói Việt Nam,
tôi đã có rất nhiều bài viết về chủ đề hòa giải và hòa hợp dân tộc. Thật không
dễ dàng để đạt được trọn vẹn những điều này. Nhưng quả thật, không có con đường
nào khác ngoài con đường hòa hợp dân tộc, nếu người Việt Nam còn muốn mình là
người Việt, và đất nước Việt Nam thống nhất là Tổ quốc chung của mình.
Con đường hòa hợp dân tộc có thể còn lâu dài, còn khó khăn,
cần nhiều nỗ lực, thiện chí, quyết tâm từ hai phía, nhưng giờ đây người Việt đã
biết, chỉ có “Nối vòng tay lớn” thì dân tộc mình, đất nước mình mới giữ vững
được chủ quyền, mới đủ sức mạnh xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Thanh Thảo (nhà thơ)
Nhà thơ Thanh Thảo đã viết một bài viết hay, giàu lòng vị tha, mang tính nhân văn nhưng chưa đủ.Hòa hợp dân tộc-Đó là sự mở lòng của Mẹ Việt Nam đón những người con xa xứ vì những lý do khác nhau mà không phân biệt.Hòa hợp dân tộc-Đó là sự hướng thiện của kiều bào Việt nam ở nước ngoài hướng về với quốc gia dân tộc đồng bào.
Trả lờiXóaNhưng đó không phải là sự xóa nhòa lịch sử , đánh đồng những giá trị vĩnh hằng.
Đọc một bài viết của một nhà báo ít nhiều có tiếng tăm trong giới blog-Ông HNC- tôi thấy thất vọng.Tại sao một trí thức ít nhất cũng được trải nghiệm cùng lịch sử theo thời gian lại có thể hồ đồ đến vậy.Tiếc thay lúc này hiện tượng đó không phải là đơn lẻ.
Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc , thống nhất non sông bắt đầu từ tiếng súng thần công của quân phòng thủ triều Nguyễn tại Đà nẵng chống thực dân Pháp, đã phải trải qua nhiều giai đoạn với vô số thử nghiệm đầy máu và nước mắt từ các bậc tiên liệt đến thế hệ chúng ta :Cần vương, Văn Thân, Đông du,....Khởi nghĩa Nam Kỳ, Xô viết nghệ tĩnh...mới đúc kết thành chiến thắng Điện biên Phủ-giành độc lập dân tộc, mới khai hoa kết trái thành chiến thắng 30\4\1975 thống nhất đất nước lại có thể hiểu thành cuộc chiến ý thức hệ giữa lý tưởng cộng sản và lý tưởng dân chủ cộng hòa{trích từ huỳnh ngọc chênh-Lan man về cuộc chiến đã xa}?
Lấy ý kiến chập cheng của một nhân vật phan đắc lu tự mệnh danh là cán bộ" của bên thắng cuộc" để hóa cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm thành cuộc nội chiến, biến những thầy cai khố đỏ, khố xanh , những quan cai trị chạy theo thực dân pháp vào nam , bán nước lần hai cho Mỹ thành những con người có lý tưởng dân chủ cộng hòa thì các nhà trí thức như ông HNC thật là đáng khinh , đáng giận.
Việt Nam dang tay đón tất cả người con tộc Việt về đất Mẹ nhưng không cho phép sự phỉ nhổ lên lịch sử.Cố nhạc sĩ Trịnh công Sơn cũng yêu cầu điều đó.
My mua VN hoi nao, ai ban cho My, dung vu oan cho ho chu.Chung ta deu biet ai la ke dang ban nuoc.
Trả lờiXóaTôi cũng thích nhạc Trịnh Công Sơn. Nhưng về sau người ta a dua gọi là “nhạc Trịnh” thì tôi thấy thật vớ vẩn, sến. Thế nhạc Phạm Duy gọi là nhạc Phạm chăng, Văn Cao - nhạc Văn? Trịnh nên hiểu là đối lập với Nguyễn (triều Nguyễn). Cũng như nói về nhạc Lý Trần (đời Lý, đời Trần). Trịnh Công Sơn là Trịnh Công Sơn. Gọi đúng tên mới thực là tôn trọng tác giả.
Trả lờiXóađấu tố địa chủ, xóa bỏ tư sản, thực hiện đường lối XHCN tức ngược lại nguyện vọng cả triệu người VN khác với ý thực hệ của mình. Tôi tự nguyện theo đường lối này mấy mươi năm nay. Có đấu tranh giai cấp là có xung đột ý thức hệ. Cuộc chiến 1954-1975 đánh Mỹ tư bản xâm lược vì VN XHCN; tự nó đã bao trùm chiến tranh ý thức hệ! cãi chày cãi cối làm gì? VN CSCN đánh nhau với VN TBCN là sự that! Mỹ đã thấy sai chiến thuật, bỏ chết Thiệu để thắng Liên Xô bang cách nắm tay Trung Cộng. 1979 CSVN đánh CSTQ mới thuần túy là chiến tranh giữ nước! Đúng ko?
Trả lờiXóaBác Nd 10:02 mới là kẻ chày cối.Cái gì chứng minh là bác đi theo đường lối XHCN mấy mươi năm nay khi mà bác nói về vấn đề này một cách ngớ ngẩn đon giản như vậy.I như người Pháp nói"đơn giản là những thằng ngu'Nhưng dù gì chăng nữa bác cũng có đôi phần thông minh hơn bác Chênh khi thấy rằng cuộc chiến 1954-1975 là cuộc chiến tranh giữa Việt Nam với Mỹ, chứ không phải nội chiến Bắc -Nam.Bác có phần khá khi nhận thấy rằng đây là cuộc chiến chống ngoại xâm của người Việt Nam và phía bên Thiệu là bọn bán nước bị chủ Mỹ bỏ rơi.phần còn lại nhận thức của bác chưa được đầy đủ .Cần cố gắng.
Xóa