Trang

Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

Mất trí giác là mất cái gì?


Chính phủ vừa ban hành Nghị định 47/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2011/NĐ-CP- ngày 16.9.2011 quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc. Nghị định 74 sẽ có hiệu lực từ ngày 27.6.2013. Sau khi nhận được thông tin này từ Văn phòng chính phủ, báo chí truyền thông đã đồng loạt đăng, công bố cho bàn dân thiên hạ biết, thậm chí có tờ báo còn dự đoán người đầu tiên thụ hình bằng thuốc độc sẽ là tử tù Nguyễn Đức Nghĩa, kẻ đã giết người yêu và chặt ra nhiều khúc, lý ra đã bị thi hành án từ năm 2011 nhưng do không có thuốc độc nên phải dây dưa hoãn lại.

Hầu như tất cả báo in (chỉ trừ tờ Lao Động đã dùng từ khác cho chính xác hơn, còn tờ Tuổi Trẻ lờ đi chi tiết sai) đều ghi rõ "thuốc tiêm để sử dụng cho thi hành án tử hình gồm 3 loại: thuốc làm mất trí giác; thuốc làm liệt hệ vận động; thuốc làm ngừng hoạt động của tim. Một liều  thuốc gồm 3 loại thuốc nêu trên và dùng cho một người". Sẽ không có gì đáng nói nếu không có từ "trí giác" trong văn bản được đề cập.

Mặc dù biết mười mươi rằng họ đã sai nhưng tôi vẫn lấy làm nghi ngờ sự hiểu biết của mình. Tôi vội lật giở mấy cuốn từ điển (do tính chất công việc hằng ngày nên tôi rất sẵn loại sách quan trọng này) để kiểm tra. Trong cả hai cuốn từ điển tiếng Việt do Viện Ngôn ngữ và Trung tâm Từ điển biên soạn đều chỉ có mục từ "tri giác" với nghĩa "hình thức của nhận thức cao hơn cảm giác, phản ánh trực tiếp và trọn vẹn sự vật, hiện tượng bên ngoài với đầy đủ đặc tính của nó". Hoàn toàn không có từ "trí giác". Cẩn thận hơn, tôi giở cuốn Từ điển Hán Việt của cụ Đào Duy Anh thì các từ "tri", "giác" đều có nghĩa là nhận biết, biết, tỉnh; còn "tri giác" được cụ giải nghĩa là dạng nhận biết rõ ràng, cụ thể, ví dụ gần lửa thì biết nóng, gần nước biết lạnh, ngửi hoa mà biết thơm, thấy sắc mà biết đẹp. Và cũng như những cuốn từ điển của hậu sinh, từ điển do cụ Đào tiên sinh soạn hoàn toàn không có mục từ "trí giác" mặc dù "từ" này có vẻ Hán Việt.

Thế là rõ. Một văn bản quan trọng của chính phủ, liên quan đến nhiều bộ ngành (ít nhất là các bộ Tư pháp, Công an, Tòa án, Viện KSND tối cao), trải qua rất nhiều cửa, lên đến cả cấp cao nhất của chính phủ, nhưng lại lọt một cái lỗi sơ đẳng, đến đứa học trò cấp 2 loại trung bình cũng phải biết, cũng phân biệt được đúng sai. Xưa nay tôi cứ nghĩ đã làm đến cán bộ, quan chức chính phủ, trung ương là ghê lắm, toàn vẹn lắm, cẩn trọng lắm, khó mà bắt lỗi họ được. Thì cũng có thời đã xa xôi gì cho cam, những văn bản, công văn, chỉ thị, nghị định... của nhà nước từ ngữ vô cùng chính xác, câu cú chuẩn mực, văn phong giản dị, diễn đạt rõ ràng. Ấy là khi người nhà nước thực sự hiểu công việc của mình, và trước hết họ là người có tài, họ giỏi thực sự. Một chế độ chính sách có liên quan tới hàng triệu người thể hiện thông qua văn bản thì không thể ẩu tả, tùy tiện được. Nhưng cái thời ấy, những con người như thế qua lâu rồi. Giờ thì cấp dưới đã không hết lòng với công việc, chỉ cốt qua loa cho xong, sai đúng đâu mặc kệ, còn cấp trên cứ nhắm mắt ký bừa, tội vạ đâu đã có đám lâu la sai nha gánh chịu. Và tất cả họ, quan lẫn sai nha, ngồi ở ghế cầm cân nẩy mực, cai trị đám đông nhưng hình như thiếu một thứ rất quan trọng: cái tài, cái kiến thức tương xứng với chỗ ngồi.

Ai ký cái văn bản nói trên, tôi nghĩ không quan trọng bởi sai có tính hệ thống, từ trên xuống dưới, đâu chỉ do một người.

Cũng lạ thêm ở chỗ những tờ báo chính thống của nhà nước cứ nhắm mắt nhắm mũi mà đăng. Biết sai lè lè nhưng không dám sửa, bởi văn bản của chính phủ, sai đã có chính phủ chịu. Tôi than phiền với những bạn đồng nghiệp, sao lại làm thế, họ chỉ biết lắc đầu giơ tay. Khổ nỗi, trên đe dưới búa, có dám làm gì. Họ sợ.

Tôi ngẫm, chỉ một chữ thôi, nhưng biết nó sai, mình phải lên tiếng. Ai cũng ngậm miệng họ sẽ tưởng họ là nhất, làm gì cũng đúng. Điều nguy hiểm là tâm lý cứ chấp nhận cái sai, biến nó thành cái được thừa nhận thì không hiểu rồi xã hội này sẽ đi đến đâu.

16.5.2013
Nguyễn Thông


20 nhận xét:

  1. Ông thủ tướng còn viết sai chính tả, cứ vật ngửa các dấu ra ,nói ngọng,Khi đăng đàn diễn thuyết toàn đệm :hể , hể...Lên TV thì cái mặt cơn cơn, cái ngực ưỡn ưỡn , đi đứng như thằng sa đì.
    Cầm đầu chính phủ còn thế hỏi gì đến thành viên , cán bộ nhân viên?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lỗi tại cậu đánh máy à nha.Tôi hàng ngày vẫn làm việc với các trí thức đấy(có bằng đại học).

      Xóa
  2. Từ trước đến nay, mọi người thường nói đến 5 giác quan là: thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác, vị giác. Còn cái món "trí giác" thì em chưa nghe thấy bao giờ, chắc nó cũng gần giống với . . . trí thức!!!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. hinh nhu anh co nghe doi ba lan la minh thuong noi giac quan thu sau sao em thi giac quan thu sau la tri giac (chu khong phai tri' giac dau nhe')


      Xóa
  3. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Triệu lương dân nguyễn hữu viện là thằng chó phản quốc

      Xóa
  4. Bài viết thể hiện tinh thần rận chó bới móc xuyên tạc chống đối nhà nước việt nam. đọc bài viết mà thấy tác giả không biết trình độ hiểu biết tới đâu mà có thể viết được những câu như thế

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đừng nói láo Nam Hoang.Tinh thần "rận chó" phải đặt cho ông mới đúng.Trình độ hiểu biết của tác giả bài viết này đáng là thày dạy của ông về trách nhiệm với chế độ, với nhân dân.Còn học lấy phong bì, gợi ý đút lót, làm ăn tắc trách cẩu thả , phí phạm tiền thuế của dân thì ông lên văn phòng chính phủ hỏi" thầy" nào soạn cái nghị định "trí giác " này .Hiểu chưa?không phải cứ xăm xắn là trung thành với chế độ đâu.có khi còn là thằng hủy hoại chế độ đấy.

      Xóa
    2. Dạo này blog bác Thông có thêm một số khách Nam Hoang,Luc Hoang,...Con hoang gì đấy, trình độ thì kém, văn hóa thấp, chịu khó phát biểu.Tôi không nói theo kiểu ăn ốc nói mò khoác cho các còm sĩ này là dư luận viên hay không?Nhưng các vị này có vẻ không hợp với không khí thảo luận ở đây.Các vị nên đi chỗ khác chơi ,tìm chỗ hợp với các vị.

      Xóa
    3. Sao anh (chị) Nam Hoang không phân tích vào việc tôi viết đúng hay sai mà lúc nào cũng chỉ chăm chăm miệt thị, chụp mũ tôi thế. Dù sao tôi cũng tôn trọng sự trung thành của anh (chị). Thông.

      Xóa
    4. Mọi chuyện đã có đảng và nhà nước lo rồi nhỉ. Kệ cha-mẹ chúng nó, cú ngậm miệng ăn tiền Hoang Nam nhỉ ?
      Theo Hoang Nam, bác Thông cào dính khoản mấy của điều 88 ?

      Xóa
  5. Thương 2 đứa trẻ"ngu lâu"
    "Bốc cứt gà xát" cắm đầu đấu tranh
    Đang yên ăn,học hiền lành
    Tham tiền mù quáng...nay đành dở dang

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Là người ai nỡ lòng nào phát biểu câu như thế về hai em Kha và Uyên trong lúc này? Bạn có con hay em không hả bạn?


      Xóa
    2. Gửi @Đổ Vỡ Thình!
      Sao lại nói câu tham tiền ở đây hả "cụ"?! phải nói tham tiền là LŨ THAM QUAN - THAM NHŨNG mới đích thực chứ?
      Lại còn "mù quáng" nữa? Ai mù và quáng hơn Ai?!

      Xóa
    3. Đừng xúc phạm 2 em ấy! Nhân cách của 2 em ấy lớn hơn rất nhiều các bác các chú ở bộ nọ bộ kia đấy!

      Xóa
  6. Mày không có việc gì làm ngoài việc nói xấu bé Phương uyên và em Đinh kha hả thằng mẹ mìn Đổ vỡ thình.chó má cái nhân cách của mày.

    Trả lờiXóa
  7. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  8. "Ai cũng ngậm miệng họ sẽ tưởng họ là nhất, làm gì cũng đúng. Điều nguy hiểm là tâm lý cứ chấp nhận cái sai, biến nó thành cái được thừa nhận thì không hiểu rồi xã hội này sẽ đi đến đâu."

    Thế mà em cứ tưởng thế hệ của bác quen ngậm miệng nên chúng ta mới có được ngày hôm nay .

    Trả lờiXóa
  9. Tôi rất thích việc bác Thông để ý đến việc sửa lỗi ngôn ngữ của báo chí hay truyền thông nói chung, mặc dù biết rằng nói chả ai nghe. Bằng chứng là sau phê bình của bác người ta vẫn thản nhiên sử dụng cụm từ vô nghĩa “đấu thầu vàng”, chả báo nào thèm đem phản biện của bác ra để thảo luận
    Không biết bác có nghĩ nguyên nhân trực tiếp của việc quan chức ngu dốt như vậy là do tệ nạn con ông cháu cha không? Con cháu các cụ không cần học cũng thi đỗ, tốt nghiệp loại xoàng cũng được bố trí vào các vị trí quan trọng và nhanh chóng leo lên đến cấp cao. Bác làm nghề báo thì thử nhìn xem trong ngành mình có thế không. Thử hỏi tại sao báo chí bây giờ (kể cả Nhân Dân) nhan nhản lỗi chính tả và ngữ pháp, chưa kể lỗi kiến thức. Còn dịch thuật thì thôi rồi, nào là “xây dựng” tàu (xin lỗi, ship building tiếng Việt gọi là đóng tàu ạ, tàu chứ có phải cái nhà đâu mà xây), nào là xe “lưỡng cư” (xin lỗi, amphibious vehicle tiếng Việt gọi là xe lội nước ạ, nó có phải là ếch nhái đâu mà “lưỡng cư”).
    Ngày trước còn có cán bộ giỏi và có tư cách là vì còn có nhiều người được hưởng nền giáo dục của thực dân Pháp sót lại. Hơn nữa tệ con ông cháu cha chưa đến mức trắng trợn như bây giờ.

    Trả lờiXóa
  10. Trong tôn giáo,Phật Giáo và Cao Đài Giáo có sử dụng từ Trí Giác khi cắt nghĩa về Tuệ Giác.Trí Giác là sự nhận biết.Tuệ Giác là sự thấu hiểu nghiêng về giải thoát.Nghe đâu ở Tây Ninh,có hẳn một Cung gọi là Cung Trí Giác và một
    Cung gọi là Cung Tuệ Giác cùng tồn tại.Nói vậy,để thật khách quan,từ Trí Giác,trong triết học tôn giáo, có xuất hiện và được sử dụng.
    Có thể Nghị Định 74 dùng từ Trí Giác trong nội hàm sinh hóa dược chăng?Dù sao,mình cũng đồng ý với tác giả nên dùng từ Tri Giác là phổ biến và đúng với kho từ vựng trong
    từ điển đang lưu hành.

    Trả lờiXóa