Mấy ngày vừa qua, đồng chí Hồ Đức Việt
nguyên Ủy viên Bộ Chính trị mệt nặng, có khả năng được Hồ Chủ tịch triệu
đi gặp cụ Mác – Lê. Thân thế và sự nghiệp của đồng chí thì nhiều người
đã biết… Tuy nhiên, đồng chí còn một người anh trai cũng khá nổi tiếng
nữa thì vẫn chưa nhiều người tường tận. Hai anh em nhà họ Hồ có nhiều
điểm chung và khác biệt rất thú vị với vùng quê và dòng họ Hồ giàu
truyền thống.
Hai đồng chí Hồ Đức Việt và Hồ Anh Dũng
là anh em ruột và là cháu đích tôn nhà cách mạng tiền bối Hồ Tùng Mậu.
Sinh trưởng tại vùng quê bất khuất, giàu truyền thống (làng Quỳnh Đôi,
Quỳnh Lưu, Nghệ An). Tuy sinh trưởng trong cùng gia đình nhưng tính cách
hai đồng chí từ nhỏ đã khác biệt. Đồng chí Dũng thì giỏi thơ văn, xã
hội. Đồng chí Việt thì thích các môn tự nhiên. Về sau, đồng chí Dũng
được Đảng và Nhà nước cho đi học văn ở ĐH Tổng hợp Lomonosov. Đ/c Việt
thì học chuyên Toán. Sau này, khi đã giữ trọng trách trong công tác
Đoàn, đồng chí Việt lại được Đảng cho đi học 3 năm tại Paris năm 1980
(hồi này được đi học ở tư bản là khủng khiếp lắm).
Tuy khác biệt như vậy, hai anh em đồng
chí có điểm chung là đều trưởng thành và đi lên từ công tác Đoàn. Cả hai
đều từng giữ cương vị Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh.
Trong sinh hoạt chính trị, đồng chí anh
thì thâm trầm, ít nói, chắc chắn. Đồng chí em thì sôi nổi quyết đoán
nhưng có phần bộp chộp.
Tại đại hội Đảng 8 tháng 6/1996, cả hai
anh em nhà họ Hồ đều được giới thiệu vào Ban Chấp hành Trung ương. Lúc
đó, đồng chí Hồ Đức Việt mới ở giai đoạn đầu của hoạt độngchính trị. Còn
đồng chí Hồ Anh Dũng đã kinh qua Phó ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương,
Tổng Giám đốc Đài truyền hình Việt Nam. Trong cơ cấu lúc đó, Tổng GĐ TH
VN chưa phải Ủy viên Trung ương. Đ/c Dũng trước ĐH 8 nổi như cồn bởi vừa
hoàn thành sự nghiệp phủ sóng VTV toàn quốc mà dấu ấn lớn nhất là xây
cho mỗi tỉnh trên cả nước một đài truyền hình cùng một số đài khu vực …
mà không ai bị ra tòa. Ngay công trình 500 KV do đích thân cụ Kiệt quán
xuyến mà khi xong cũng phải gửi vài anh vào tù thì mới hiểu đ/c Dũng đã
thành công tới mức nào.
Ngay trước khi khai mạc ĐH Đảng 8, đồng
chí Dũng xin rút, không tham gia Trung ương trong sự ngỡ ngàng của rất
nhiều người và của ngay cả Tiểu ban Nhân sự do chính Tổng Bí thư Đỗ Mười
làm trưởng. Không ít người còn nghi kỵ là đ/c Dũng có vấn đề gì chăng?
Suất Trung ương ngon thế cơ mà. Khối anh chạy tiền tỉ mà không vào nổi?
Cùng thời gian này lại có chuyện toàn bộ Đảng bộ một tỉnh nọ phía Nam
(gồm cả Bí thư tỉnh ủy) đi xả stress tại Quảng Bá bị Công an Tây Hồ bắt
tại trận cùng nhiều gái mại dâm. Không ít kẻ độc miệng đồn đại, đơm đặt.
Ngay lập tức Hữu Thọ được nhặt vào Trung ương để trám chỗ trống. Giống
như đ/c Vũ Mão, đồng chí Thọ này có nhược điểm là hễ nói chuyện thì bọt
mép sùi ra đầy mồm. Hôm gặp đ/c Mười lần cuối để quyết cho vào Trung
ương, đ/c Mười nhận xét là “tay sùi bọt mép” này ấn tượng nhất là cái
mồm (cũng có ý rằng quá xôi thịt). Về sau đ/c Thọ ở dịt trên ghế không
thôi, ra khỏi Trung ương rồi vẫn cố đấm ăn xôi xin làm “trợ lý” Tổng bí
thư cho anh Mạnh cùng đ/c Hồ Tiến Nghị. Đến khi anh Mạnh đi công cán
Quảng Nam, xe tùy tùng chở đ/c Thọ đâm vào con trâu chạy qua đường, đ/c
Thọ bị gãy chân. Thế là anh Mạnh có dịp tốt cho đ/c Thọ nghỉ hẳn. Từ
bấy, hễ có dịp là đ/c Thọ quay ra chỉ trích đường lối.
Sau ĐH Đảng 8, đ/c Việt vùn vụt đi lên
như ngôi sao sáng trên bầu trời chính trị nước Việt: trẻ, năng động, có
trình độ, có bản lĩnh chính trị vững vàng, gia đình giàu truyền thống
cách mạng. Đ/c Dũng thì lui về hậu trường, làm công tác hữu nghị, đối
ngoại nhân dân do Đảng giao phó. Con trai đ/c Dũng là đ/c Hồ Kiên, tuổi
còn trẻ mà sớm nối được chí cha, làm lãnh đạo trong đài Truyền hình
Trung ương. Nghe nói, nếu ĐH 11 vừa qua mà đ/c Việt hanh thông lên Tổng
Bí thư thì cháu ruột Hồ Kiên chắc suất lên Phó ban của Đảng hoặc Phó văn
phòng Trung ương để dọn đường khóa tới vào Ban chấp hành.
Ngày còn chức vụ, đ/c Việt khá sính cái
món tâm linh. Sắp đại hội 11, có tay thày nổi tiếng Hà Thành, sau khi
xem xong cho đ/c Việt bèn thất sắc đứng dậy cắp túi ra đi, bỏ lại đằng
sau sấp tiền thù lao. Người nhà giữ lại gặng hỏi. Tay thày chỉ buông
thõng một câu “lên Yên Ngựa, xuống Tàn non, tín chủ phải hết sức giữ
gìn”. Nguyên làng Quỳnh Đôi quê đ/c Việt được coi là đất ”địa linh nhân
kìệt”. Làng có một ngôi đình lớn trông về hướng Nam.Trước mặt là lèn Mục
tức lèn Yên Ngựa (Mã Yên Sơn) sau lưng là lèn Tàn (Trụ Hải) trông như
cái tàn che cho ngôi đình. Không ngờ, tại ĐH 11, đ/c Việt gặp nạn.
Đến hôm nay, đ/c Việt mệt nặng, có khả
năng được Hồ Chủ tịch cho triệu đi gặp cụ Mác – Lê. Viết những dòng này
mà thấy tiếc cho đ/c Hồ Đức Việt. Giá như đ/c Việt có được sự chín chắn
của đ/c Dũng thì …
———–
Cụ nội của đ/c Hồ Đức Việt, Hồ Anh
Dũng là án sát Nam Định cụ Hồ Bá Ôn cùng đề đốc Lê Văn Điếm quyết tử,
giữ thành chống Pháp. Cụ bị đạn giặc bắn sổ ruột còn dùng dây lưng buộc
bụng lại đánh đến cùng.. Trong phong trào chống Pháp sau đó ít lâu nổi
bật lên những gương mặt khí tiết của người Quỳnh Đôi như bà Lụa (Trần
Thị Trâm), vợ ông Hồ Bá Trị, em ruột án sát Hồ Bá Ôn. Chồng bà hy sinh
trong phong trào Cần Vương, bà ở vậy thờ chồng, nuôi con. Con bà chính
là ông Hồ Học Lãm, một người yêu nước ở hải ngoại đã có công lao trong
phong trào cách mạng. Bà Lụa đã bôn ba từ Việt Nam sang Xiêm mua vũ khí
cho nghĩa quân Phan Đình Phùng, Nguyễn Xuân Ôn… và làm liên lạc cho các
chí sĩ cách mạng. Bà bị giặc bắt, dụ dỗ, tra tấn song không hé răng một
lời. Chồng bà là bà con ruột thịt với cụ Hồ Bá Kiện, thân sinh ra cụ Hồ
Tùng Mậu. Cụ Hồ Bá Kiện hoạt động trong phong trào Duy Tân, bị bắt ở Sơn
Tây đày đi Lao Bảo, tổ chức cướp nhà tù bại lộ, bị giặc Pháp bao vây
khi rút vào rừng, cuối cùng giặc đã giết hại cụ.
Họ Hồ tại Quỳnh Đôi còn có Hồ Sĩ Tư
(ông nội của Hồ Viết Thắng - Ủy viên Trung ương bị kỷ luật sau Cải cách
ruộng đất)... Người Quỳnh Đôi còn có nữ sĩ Hồ
Xuân Hương, GS Văn Như Cương, GS Phan Cự Đệ …
Quỳnh Đôi còn là quê của Hoàng Văn Hoan, Hồ Quang Lợi.
(theo blog Caunhattan)
Bác đang tiếp tay cho bạn phản động bằng cách lan truyền thông tin không chính thống đấy nhá!
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaAnh Hồ Đức Việt học trường huyện , không học trường chuyên,vì lúc đó hệ thống trường chuyên chưa thành lập. Sau đó anh đi học đại học và bảo vệ luận án phó tiến sĩ tại Tiệp Khắc
Trả lờiXóaTrong Đại hội 8, anh Hồ Anh Dũng không tham gia ban chấp hành trung ương , nhường cho người khác, vì đã có người em là Hồ Đức Việt, tham gia BCHTU
Các anh là hậu duệ của dòng họ Hồ làng Quỳnh Đôi , hiếu học , có nhiều khoa bảng và yêu nước
Hiếu học. Tài danh. Trung kiên... Tất cả đều có nhưng ra đến Hà Nội thì sẽ bị tha hóa ngay thôi. Hà Nội là trung tâm của miền bắc, nổi tiếng bảo thủ, nổi danh hủ bại, nổi đình nổi đám về những trò gian manh xảo trá.
Trả lờiXóaTiếc thay cho anh em họ Hồ.
Sao Ho quang Loi lai dung sau Hoang van Hoan ?
Trả lờiXóaỏe xứ nghệ gia vàng như nghệ
Trả lờiXóaở gần vinh mà chẳng được vinh
khi nào cũng có kẻ rình
dâm ngang xọc dọc nặng tình oán ân
ai rằng cũng bảo vì dân
,nhưng mà phải lận đụng quần dùi cui
Anh Thông không nên cho đăng những cái còm như của Triệu Lương Dân. Thô bỉ và thiếu văn hóa quá.
Trả lờiXóaThân!Bạn đồng tuế và suýt đồng môn.
Thông cho đăng các loại truyện kiểu Thâm cung bí sử như thế này đọc nghe vui! he!he! TQT.
Trả lờiXóaDù gì thì ông Việt cũng gần về với "bề trên", người đời nói:"chết là hết" tôi nghĩ không nên luận bàn và châm chọc nữa.Sống là biết tha thứ sẽ thấy lòng thanh thản hơn. Dừng lại đi hỡi các bạn
Trả lờiXóaMình tán đồng ý kiến hết sức nhân văn,hộ đạo của gttl
XóaXin lỗi:hợp đạo.
Xóa..."Ngay lập tức Hữu Thọ được nhặt vào Trung ương để trám chỗ trống. Giống như đ/c Vũ Mão, đồng chí Thọ này có nhược điểm là hễ nói chuyện thì bọt mép sùi ra đầy mồm. Hôm gặp đ/c Mười lần cuối để quyết cho vào Trung ương, đ/c Mười nhận xét là “tay sùi bọt mép” này ấn tượng nhất là cái mồm (cũng có ý rằng quá xôi thịt)"... Ấy ấy, cái đó gọi là món "kem cốc" tràn trề bên khóe mép!
Trả lờiXóaChet khong co nghia la het . Vói nguoi co cong can duoc ca ngoi ,voi ke co toi can phe phan
Trả lờiXóaVào trong bảo tàng cách mạng mà xem hồ sơ lưu từ thời Pháp của Hồ Trùng Mậu thì sẽ thấy những chuyện trên chỉ là phọt phẹt.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaDân tộc và Đồng bào giữa 2 Lựa chọn chua chát : Dịch tả HAY Dịch hạch !
***********************************
Dịch tả HAY Dịch hạch đau đớn sao ! ! !
Chỉ còn 2 Lựa chọn chẳng còn cái nào ! .. ..
Giữa « bọn lợi ích » và « bầy bảo thủ »
Chọn cảnh mất Nước hay chịu tham nhũng cao ?
Bọn đầu trộm đuôi cướp vẫn hơn lũ cướp Nước !!!
Thôi đành chọn Siêu Sâu bự đã ăn đủ cào
Còn hơn trước bọn vừa thủ cựu + lợi ích
Nay bớt một bệnh nan y tránh được nào
Bọn lưỡi gỗ óc bã đậu đề cao Ý hệ
Đã vứt sọt rác nơi Liên Xô cũ không thấy sao ?
Óc như hố phân Sân bay NỘI BÀI bể phốt
Không khéo như LÊ CHIÊU THỐNG bay cao
Qua Tàu lạy xin chống lưng bởi Lão TẬP
Tầu bay tầu bò tầu biển Khựa tràn Biển Đông vào
TRỌNG « lú » cùng Ba Ếch y tá vườn phải gió
Trước Vành móng ngựa rồi Nhà tù tống vào
Con đường Dân chủ còn dài còn vất vả
Bọn cơ hội hoạt đầu dzân chủ cuội núp kín cao .. ..
Gián điệp nhị trùng này cực kỳ gian manh nguy hiểm
Bằng ngàn vạn thằng Tàu Khựa trước chiến hào ! .. .
TRIỆU LƯƠNG DÂN
Cào ơi bạn nói dành Blog này cho K17 cơ mà sao để cho bon giở hơi bới móc linh tinh vô trách nhiệm vậy. có gì xui xẻo chủ nhân Blog gánh đủ đó nghe. Tớ ghét nhất bọn đặt điếu, bôi nhọ người khac. Cào không phải người như vậy nên cho bọn nó biến đi
Xóa
Trả lờiXóaNgười Buôn Gió khách mời bên ĐỨC còn hơn Giáo sư Tàu bị bịt miệng rên bục giảng đường
*******************************************************
Còn thua cả khách mời Người Buôn Gió
Tiến sĩ Giáo sư Tàu bị cấm nói đến Tự do
Giảng đường trí ngủ Chệt bịt miệng như chó
Giấc mơ Trung Quốc bé tí tưởng mình to !
Ông thị trưởng chủ nhà mời Gió còn bảo
« Anh yên tâm viết bất cứ điều gì muốn cho
Kể cả viết rằng tôi là thằng khốn nạn
Chính sách nước Đức tồi tệ như bo bo .. . »
Thương hại Giáo sư Tàu đang làm HÀN TÍN !
Mừng Tay Lái Gió hết vựơt Tường lửa đang Tự do
TRIỆU LƯƠNG DÂN
Giáo sư Trung Quốc bị cấm nói đến tự do hay dân chủ
RFI
Thứ hai 13 Tháng Năm 2013
Các giáo sư đại học tại Trung Quốc nhận được “từ cấp trên” một danh sách dài quy định những điều “được nói” và “không được nói”. Những từ ngữ bị cấm là “tự do báo chí, nhân quyền, xã hội công dân, độc tài đảng trị, tư pháp độc lập”.
Giáo sư triết học Vương Giang Tùng, đại học Bắc Kinh cho biết ông được “khuyến cáo là với tư cách một nhà giáo ông phải thận trọng trong lời nói với sinh viên”. Một giảng viên ở Thượng Hải xác nhận có nhận được danh sách các chủ đề bị cấm
Blogger Người Buôn Gió từ trời Tây nghĩ về Việt Nam
13.05.2013
VOA
Blogger Người Buôn Gió:
Họ đối xử với tôi rất tốt. Tôi rất cảm động. Một dân tộc với những con người tốt như thế này mà trước kia từng xâm lược và tiêu diệt người Do Thái. Tôi ngẫm nghĩ rằng vẫn là con người đấy thôi nhưng cái tư tưởng, chủ nghĩa họ theo đuổi sẽ biến họ thành con người tồi tệ hay tốt đẹp. Đó là điều tôi cảm thấy rất sâu sắc. Ở đây, họ cấp cho tôi căn hộ riêng đầy đủ tiện nghi từ máy tính đến điện thọai. Họ mua bảo hiểm sức khỏe cho tôi và cả bảo hiểm cho tôi nếu tôi ra đường làm hỏng gì của ai thì bảo hiểm sẽ đền cho tôi. Họ chu đáo đến độ như vậy.
XóaÔng thị trưởng nói với tôi rằng ở đây tôi yên tâm có thể viết bất cứ điều gì tôi muốn, kể cả tôi viết rằng ông ta là một thằng khốn nạn hoặc chính sách của đất nước này là tồi tệ. Ông nói tôi cứ viết thoải mái, không ai làm khó khăn hay bắt bớ tôi vì chuyện đấy cả. Đến đây, vừa ngồi vào máy tính tôi cũng định thao tác vượt tường lửa, nhưng chợt nghĩ lại thấy buồn cười vì tôi đang ở một đất nước làm gì có tường lửa để mà vượt. Nó đã trở thành bản năng khi tôi ngồi vào máy. Lời nói của người lãnh đạo cao cấp nhất thành phố này và thực tế khi tôi ngồi vào máy tính ở đây không phải vựơt tường lửa đã nói lên tất cả về tự do ngôn luận, tự do thông tin ở đây.
Từ khi sang đây, tôi chưa nhìn thấy bóng cảnh sát hay tổ trưởng dân phố hay dân phòng nào đến cả. Còn ở bên Việt Nam, ngay trước cửa nhà tôi người ta dựng lên trạm dân phòng để quan sát và bắt khai báo. Ở đây người ta không có chuyện đấy.
Đi trên đường, nhìn gương mặt của người Đức và người Việt Nam khác nhau rất nhiều. Gương mặt người dân ở đây thoát lên sự thanh thản, không lo âu, toan tính hay nhọc nhằn, rất yên bình, vui vẻ. Họ không phải lo lắng, lo sợ hay sợ hãi. Còn ở Việt Nam, gương mặt người dân toát lên những lo âu, trằn trọc, trăn trở, những khó khăn. Tôi không nói về mặt vật chất vì khác biệt rất rõ ràng ai cũng thấy. Đời sống vật chất các thứ ở đây hơn hẳn đất nước Việt Nam đến bao nhiêu lần. Tôi nghĩ những gương mặt đó nói lên tất cả về đời sống, chính trị, kinh tế.
Tôi nghĩ rất là khó ứng dụng tư duy và đời sống ở đây vào Việt Nam vì đất nước chúng ta là một đất nước kỳ quặc như trong tác phẩm tâm huyết nhất của tôi Đại Vệ Chí Dị đã viết, kỳ quặc, kỳ quái, một đất nước kỳ quái, không thể nào áp dụng một lối sống ở nơi văn minh vào đấy được. Nó có những luật lệ và ngoắc ngoéo, thông lệ ước ngầm riêng, hoàn toàn khác. Tôi sang đây, tôi thấy biểu tình mà không hề thấy bóng cảnh sát hay dân phòng. Ở Việt Nam, chúng tôi vừa chớm căng băng rôn thì lập tức công an đến hốt cổ về tội ‘gây rối trật tự công cộng. Tôi từng bị như thế. Ở đây, tôi thấy các quan chức nhà nước rất dễ dàng và thân thiện. Ở Việt Nam, dân không dễ dàng vào thăm trụ sở hội đồng nhân dân phường. Còn ở đây, tôi vào xem tòa nhà quốc hội dễ dàng. Họ rất thân thiện.
Tôi chẳng thấy điều đó. Có hôm tôi gặp ông thị trưởng đi bộ trên phố, ông đến bắt tay, vỗ vai tôi rồi hòa vào dòng người đi bộ. Ở Việt Nam mấy khi nhìn thấy một ông quận trưởng. Chủ tịch một quận thôi thì cũng phải xe con đưa rước rồi.