Một hôm tháng 4, ông Choi gọi tôi lên phòng ông ấy. Đóng cửa xong, ông nghiêm mặt, nói: Tôi chán cái nhà nước của các anh quá, nó hành đám đầu tư nước ngoài chúng tôi khổ sở vất vả trăm bề. Chịu không nổi thì tôi sẽ rút sang Thái Lan. Tôi hỏi ông có chuyện gì vậy, ông bảo xứ anh lắm lễ quá, đủ thứ lễ lạt, bày vẽ đủ kiểu, biến thành luật, bắt chúng tôi phải thực hiện. Tết nhất đã đành một nhẽ, đằng này nào là 3 tháng 2, 8 tháng 3, 30 tháng 4, 1 tháng 5, 1 tháng 6, 19 tháng 8, 2 tháng 9, 20 tháng 10... đụng vào là tiền, là phải cho công nhân nghỉ. Đơn hàng cần làm gấp, nhưng không cho công nhân nghỉ lễ thì sinh chuyện, rồi họ lại tố chúng tôi bóc lột, đày đọa công nhân. Tôi sợ lắm. Bên Thái Lan chúng tôi chỉ sợ một nhà vua, còn bên này ông bà nào cũng là vua.
Năm 1995 do công ty bị dời từ Q.1 ra khu chế xuất Linh Trung, Thủ Đức nên tôi đành chia tay ông. Sau thỉnh thoảng vẫn gặp nhau, ông Choi càng bi quan về
triển vọng làm ăn tại VN, làm thêm vài năm nữa, đến năm 2002 ông về Hồng
Kông, từ bấy không liên lạc được. Vừa rồi có nghe ông bị bệnh nặng kéo
dài, chả biết có còn sống hay không.
Nguyễn Thông
Nguyễn Thông
Tôi có người cháu họ, gọi tôi bằng bác. Nó là giám đốc trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện, về hưu chừng 6 tháng nay. Ít thấy nó đi chơi, giao du như hồi còn làm việc. Tôi hỏi lý do. Nó thật thà thưa với tôi, suốt ngày bận chăn và chăm cặp bò. Tôi mắng nó sao không làm cái nghề gì khác cho nhàn nhã và dễ coi hơn. Nó bảo ngoài cái chính trị ra, nó không biết làm một việc gì cả, thậm chí trồng trọt, buôn bán nhỏ. Số người đang bu sống xung quanh chính trị không nhỏ, nên món kỷ niệm các ngày lễ gối tiếp quanh năm, nghĩ cho cùng, thiếu vắng nó, họ sẽ thất nghiệp. Một thực tế mà ai tinh ý đều thấy: vùng miền nào, tỉnh thành nào, ít cái chính chị chính em, đời sống nhân dân khá. Ngược lại, đói meo năm này qua năm khác.
Trả lờiXóaĐúng quá bác ạ, xứ này có rất nhiều người tách ra khỏi chính trị thì đói nhăn răng. Họ phải cố sống cố chết làm chính trị để có miếng ăn.
Xóa