NGUYỄN MINH NHỊ (nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang)
Bài này là nỗi buồn nặng trĩu tâm tư của người
viết vì đã có đủ thời gian nếm trải. Tự hào là vì ông cha ta khôn ngoan
mở mang bờ cõi về phương Nam, để lại cho con cháu làm chủ cánh đồng lúa
nước rộng lớn và tốt thuộc hàng đầu Đông Nam Á. Còn nỗi buồn hay nói
đúng ra là lời tự thán là ta đi 40 năm mà chưa thoát ra khỏi "cánh đồng
nông nghiệp" và vẫn là nước nghèo, đang phát triển!
Tư duy tầm thế kỷ 19-20
Cách
đây ít lâu, tôi đọc báo Tuổi Trẻ, Lao Động, Người Lao động...thấy đăng
phát biểu của Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh,
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan
Trung Lý...về tình hình kinh tế đất nước nói chung, nông nghiệp nói
riêng thấy gần đúng với… sự thật. Gần đúng vì theo tôi, là một người
gần như suốt cuộc đời “bám” sản xuất nông nghiệp, đời sống nông dân, tôi
thấy bức tranh nông nghiệp nông thôn còn không ít gam xám.
Như
Chủ nhiệm Ủy ban An ninh quốc phòng Nguyễn Kim Khoa nói "Chúng ta cứ vẽ
bức tranh đẹp quá mà thực ra QH hay nhà nước đều cần bức tranh tả chân".
“Muốn đánh giá đúng tình hình phải xuống nông thôn xem đồng bào sống
thế nào" - như ông vừa mới đi xuống 17 tỉnh, 3 quân khu mới trở về.
Việc
Đoàn thanh niên cách đây ít lâu đi bán "giải cứu" dưa hấu, hành tím cho
dân là câu chuyện thật rất nhân văn nhưng cũng đượm u buồn. Bộ trưởng
Kế hoạch & Đầu tư nói: "Các nước tái cơ cấu cao, còn ta thì chậm,
cho nên 6 tháng cuối năm 2015 gặp nhiều thách thức, khó duy trì mức
6,5% nếu không có giải pháp đột phá". Vậy mà hàng ngày đọc báo nghe
đài, thấy hội nghị nào từ các Bộ xuống tỉnh, huyện, xã cũng nói "tái cơ
cấu" rất hay, bây giờ vậy là sao? Chính phủ và các Bộ đang "bàn chuyện
giải cứu nông sản" thì giải cứu sao đây?
Bởi đây là vấn đề tích tụ
dài lâu từ cơ chế quản lý chứ không phải do một cá nhân nào, cho dù là
những người đứng đầu của hệ thống chính trị đất nước tài ba lỗi lạc đi
nữa.
10 năm (1975-1985) ta phải "dò đường", đi trên ruộng nhà mà
đói là do chúng ta luẩn quẩn chưa thoát ra khỏi tư duy bao cấp. 30 năm
đổi mới, cả nước đi trên hai chân mà ta tự hào là "tam nông", nghĩa là
nông dân làm nông nghiệp và xây dựng nông thôn. Đây là đường lối xuyên
suốt qua tất cả các kỳ đại hội và trong các báo cáo về kinh tế xã hội
bao giờ cũng bắt đầu từ "sản xuất nông nghiệp".
Từng thời kỳ,
nhất là những kế hoạch 5 năm sau đổi mới, chọn nông nghiệp làm đột phá
vì nông nghiệp luôn luôn là nền tảng kinh tế. Nhưng điều đáng nói, nó
hình thành cái nếp tư duy bất biến "nông nghiệp" theo truyền thống
“trọng nông”. Giai cấp thì coi trọng cố nông- bần nông, kinh tế thì hạn
điền và hộ sản xuất, văn hóa thì làng xã, hành chính là hộ khẩu, nhân
tài - cán bộ là huyết thống... Nghĩa là tư duy và cách làm vẫn ở tầm thế
kỷ 19 - 20.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 11 là "đến năm 2020
nước ta phải trở thành nước có thu nhập trung bình và cơ bản trở thành
một nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại". Chỉ còn 5 năm nữa thôi,
nhưng hiện nay ta chỉ mới đạt 2.000 USD/ người, trong khi những nước đạt
5.000 USD/ người, các nhà kinh tế vẫn cho là chưa thoát cái "bẫy thu
nhập trung bình".
Công nghiệp ôtô, ta đã bỏ qua chiếc La Dalat
những năm trước 1975 và chiếc Mê Công những năm 1990 đã tự sản xuất để
đi làm thợ lắp ráp cho Toyota, Hyundai... Ngay như công tác xóa đói giảm
nghèo sau 30 năm thừa gạo, dư cá mà vẫn còn chương trình "xóa đói giảm
nghèo" và tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng vẫn còn cao. Nhất là ở ngay vựa
lúa-cá Đồng bằng Cửu Long mà chỉ sánh bằng với Tây Nguyên.
Và
năm nào cũng vậy, kể cả 2014 vừa rồi tuy không có thiên tai lớn như các
năm trước nhà nước vẫn phải cứu đói cả vạn tấn gạo cho các tỉnh miền
ngoài. Ông Ksor Phước còn chỉ cách thống kê: "Các đồng chí thử lấy lượng
gạo Thủ tướng quyết định cứu đói hàng năm chia ra xem bao nhiêu hộ đang
trong tình trạng phải chờ cứu".
Dân là gốc
Cái gì cũng có giới hạn: Ở lâu
trong tối dễ mờ mắt, trong ánh sáng chói lâu cũng dễ bị lòa mắt. Từ
thiếu đói vụt cái VN ta xuất khẩu gạo, rồi cá tra, cà phê, cao su, hồ
tiêu, hạt điều... đều vào loại tốp đầu thế giới. Việc đầu tư xây dựng
điện đường trường trạm, nhà ở mái ngói mái bằng, xe máy, ô tô... cho đến
đầu những năm 2000 đem lại sự đổi đời thấy rõ. Chúng ta có quyền tự
hào về sự đổi thay diện mạo cuộc sống đó.
Tự hào là chính đáng,
nhưng tự hào mà quên mất những khiếm khuyết của cơ chế quản lý, cùng
những bất cập, non kém của ngành nông nghiệp nên mới dẫn đến không ít hệ
lụy. Ông Lý Quang Diệu ngay ngày đầu lập quốc đã thấy viễn cảnh không
xa Hồng Công sẽ về Trung Quốc nên âm thầm xây dựng Singapore thay vị trí
ấy của Hồng Công.
Ông thành công, nhưng ông cũng thấy trước vai
trò trung chuyển các dịch vụ tài chính, hàng hải của Singapore sắp giảm,
ông chuyển qua thu hút giáo dục, y tế... Những chuyến đi sau khi thôi
chức Thủ tướng, cho đến trước khi qua đời không lâu ông vẫn còn làm việc
này cho đảo quốc. Đó là tấm gương có tầm nhìn xa và không thỏa mãn
thành quả.
Muốn tái cơ cấu kinh tế, trước hết phải tái cấu trúc mô hình hệ thống quản trị trên tinh thần dân chủ, lấy “dân là gốc".
Nguyên
phó Thủ tướng Vũ Khoan có lần đã nói, đại ý: "Suy thoái kinh tế thế
giới thì đâu cũng bị ảnh hưởng, nhưng tại sao Lào và Campuchia không khó
khăn như ta".
Bốn mươi năm thống nhất đất nước, 30 năm đổi mới
cơ chế quản lý, mà chúng ta đi không qua khỏi cánh đồng là do tư duy và
nền quản trị quốc gia có những vấn đề chưa tương thích?
Còn nguyên
nhân kinh tế trực tiếp là do con đường huyết mạch xuyên Việt (QL 1A)
chưa xong và cảng cho cánh đồng "vựa lúa" chưa có cho tàu một vạn tấn
thì làm sao cả nước thoát nghèo? Người viết đã kinh qua từ xã đến tỉnh
suốt 40 năm làm nông nghiệp và sống với nông dân để viết ra ra những lời
tâm huyết này.
Nguyễn Minh Nhị (nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang)
Nguồn: Tuần Việt Nam/Vietnamnet
Không sao.Phàm bất cứ cái gì càng hiếm thì càng quý.Gần hai trăm quốc gia chỉ còn vài thằng tồn tại một kiểu thể chế CT riêng biệt thì chắc chắn trở thành của"độc..." thiên hạ tha hồ mà lác mắt nhé."Ơn"quá các ngài
Trả lờiXóachắc chắn trở thành của"độc..."
XóaPhần ... có phải để cho chữ "tài"?
Trả lời TMĐ
Tại sao lại gọi là "thống nhất đất nước"? Bản chất là giải phóng miền Nam khỏi sự kềm kẹp của chế độ dân chủ tư bẩn, và đưa nước ta vào chế độ độc tài, độc đảng & toàn trị dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản muh!
Bác nói thế là gian lận trí thức bằng cách đánh tráo khái niệm rồi
"Vàng, đỏ chẳng để làm cái gì"
Lại gian lận tri thức nữa rồi!
Nghe lời ông thầy trả lời Phạm Lê Vương Các đây
“Ai cũng có lý tưởng của riêng mình, em có lý tưởng tự do dân chủ, còn chúng tôi có lý tưởng cộng sản. Trường này do những người cộng sản lập ra, và sẽ đào tạo ra những con người thuộc về chế độ chính trị cộng sản này”
Bác Thông là người thế nào, cứ thế mà suy ra bác Thông nhỉ .
Tớ đâu dám khuyên các tay đồ tể tư tưởng chuyên nghiệp của lý tưởng Cộng Sản buông dao đâu . Chỉ nói lên ý nghĩ của mình .
Bài viết của ông quan Cộng Sản Nguyễn Minh Nhị chỉ "dám" nói cái ngọn . Chứ gốc của nó là từ bản chất "Vàng, đỏ chẳng để làm cái gì" thì bố bảo TMĐ cũng chả dám động vào .
Tôi thấy thế này:
Trả lờiXóaQua một bài viết, bài trích đăng, thế nào trong ấy cũng có ít thông tin, ít kiến thức giúp chúng ta nắm bắt hoặc thêm vào lưng vốn sở hiểu của mỗi người. Đơn giản thế thôi. Kẻ theo vàng thì méo móc Anh Thông là đỏ. Người theo đỏ thì cố luận để cho té ra cái Anh Thông này là vàng. Vàng, đỏ chẳng để làm cái gì. Cuộc sống đã qua của Anh Thông đã nói quá rõ về nhân cách, về con người Anh. Bớt đi, thêm vào, dắt lối, dẫn đường một con người đã nếm đủ, trải hết thì không gì ngớ ngẩn bằng. Ví dụ sờ sờ, bài ông Nhị viết về nông nghiệp, về ruộng lúa với những khuyết nhược điểm trong chính sách. Đọc xong, bạn đọc lại đi nói đến ông Hồ. Không hiểu nổi thế là thế nào. Nên đọc suông. Còn khi gõ còm thì chỉ nên chia sẻ suy nghĩ, tình cảm của mình qua chủ đề bài viết. Nết xấu, thói hư ấy phải bỏ, quyết bỏ thì chính chúng ta mới tiến bộ được. Chính chúng ta đang lạc hậu thì làm sao mong mỏi điều tiến bộ ở xã hội, ở cộng đồng. Hết.
Nếu chúng ta bước được qua cánh đồng thì đấy là một nghĩa trang,vì theo Luật DĐ quy định:khu nghĩa trang phải bố trí tập trung,cách xa nơi dân cư.Nguy hiểm quá cái nghĩa trang đưa con người đi tới"thiên đường"xa lắc
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaVà con này chắc chắn là con"lợn viên"(vườn)tởm hơn
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaTự dưng Thông thấy mình như giọt nước tiểu của bà già trên đám cỏ dại, hắn rùng mình lăn trên ngọn cỏ rơi xuống đống tro bếp mà người nông dân đái vào để làm phân
Trả lờiXóa