Có đủ bằng chứng để khẳng định, trong làng báo chí
Việt Nam, không đơn vị nào có “dự án treo” thâm niên dai dẳng như báo Đại Đoàn
Kết.
Đến
thời điểm này, cái dự án treo của báo Đại Đoàn Kết đã di căn sang năm thứ 15.
Trải
qua chặng đường gần 5.470 ngày thoi thóp ngóng đợi, sau nhiều lần khởi động và
tái khởi động, hiện thời dự án mới có le lói ánh sáng ở phía cuối đường hầm.
Cách
đây gần 15 năm, ngày 26.10.2000, báo Đại Đoàn Kết ký hợp đồng (số 10) với Công
ty Kinh doanh phát triển nhà ở Thanh Trì (Hà Nội) về dự án xây dựng nhà ở cho
cán bộ công nhân viên. Địa điểm xây dựng, theo giới thiệu của kiến trúc sư trưởng
Hà Nội, tại xã Đại Kiên, huyện Từ Liêm, nay là phường Định Công, quận Hoàng
Mai. Tiếp đó UBND thành phố Hà Nội có văn bản chấp thuận dự án này.
Năm
2000, khi dự án vừa mới khai mào, số đông người lao động của báo Đại Đoàn Kết
đã sốt sắng nộp tiền đợt đầu tiên, bình quân 12 triệu đồng/người.
Tiếp
đó, từ 2004 cho đến gần đây, những người lao động ở báo Đại Đoàn Kết nhiều lần
nộp tiền và kiên nhẫn theo đuổi dự án treo đã bước sang năm thứ 15.
Không những tạo ra kỷ lục về thời gian bị treo, dự án này còn phát sinh
tiêu cực gây chấn động dư luận. Năm 2013, một số người trong Ban dự án của báo
Đại Đoàn Kết, cầm đầu là Đinh Quang Sơn, nguyên kế toán trưởng cơ quan, cháu ruột
của nguyên Tổng biên tập Đinh Đức Lập, dùng nhiều tỉ đồng do người lao động
đóng góp thực hiện dự án chuyển sang sử dụng theo kiểu “xã hội đen” nhằm vụ lợi
cá nhân. Vụ việc được lôi ra ánh sáng nhờ sự đấu tranh bền bỉ, quyết liệt của một
số phóng viên báo Đại Đoàn Kết.
Không ít người ở báo Đại Đoàn Kết thuộc diện thu nhập thấp, phải gắng gượng
nhiều cách, kể cả vay nóng mới đủ tiền nộp cho Ban quản lý dự án.
Trước
sức ép không có gì cản nổi, “cặp đôi hoàn hảo” chú cháu Lập - Sơn buộc phải nôn ra số tiền của số
đông người lao động báo Đại Đoàn Kết. Riêng Đinh Quang Sơn trả lại hơn 2 tỉ đồng,
sau đó im hơi lặng tiếng cuốn gói khỏi cơ quan, đến nay vẫn chưa trả hết nợ.
Vụ
việc sai phạm nghiêm trọng này trở thành nội dung đơn tố cáo, hơn 10 người thuộc
báo Đại Đoàn Kết cùng ký tên, gửi tới Bộ Công an, Công an Hà Nội, cơ quan chủ
quản báo Đại Đoàn Kết, Ban Tuyên giáo trung ương…
Mang danh là báo Đại Đoàn Kết, nhưng bằng thực tế mắt thấy tai nghe,
không ít người gọi báo Đại Đoàn Kết là … mất đoàn kết. Một trong những cao điểm
mất đoàn kết phải kể đến thời điểm xảy ra vụ việc trắng trợn chiếm đoạt trái
phép khoản tiền xây dựng nhà ở của người lao động báo Đại Đoàn Kết.
Mới
đây nhất, ngày 23.10.2015, những người tham gia dự án lại nhóm họp, kiện toàn
ban dự án, nghe thông tin diễn ra từ thực địa, chuẩn bị nộp thêm tiền. Dự án
này lại thêm một lần khởi động.
Chờ
đợi. Chờ đợi. Và chờ đợi. Người lao động báo Đại Đoàn Kết thấp thỏm chờ đợi dự
án này ngang với thời gian trôi dạt đắng cay của thân phận nàng Kiều.
Bước
sang năm thứ 15 nhưng dự án vẫn tiếp tục bị treo. Bao giờ dự án kết thúc? Mong
mỏi ấy đang là ẩn số, câu trả lời vẫn chửa thấy đâu.
Báo
chí tham gia xóa bỏ tình trạng dự án treo. Tệ nạn này hạn chế là nhờ có phần
đóng góp của báo chí.
Thật
trớ trêu, chung tay tạo ra bản đồng ca xóa bỏ tình trạng dự án treo nhưng báo Đại
Đoàn Kết đang trở thành nạn nhân thâm niên của dự án treo.
Bá Tân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét