Trang

Thứ Ba, 5 tháng 4, 2016

Di cư, tị nạn theo hướng nào?

Không kể những cuộc di cư, tị nạn do chiến tranh (như ở Syria hiện nay hoặc Afganistan những năm trước) chả cần theo hướng nào, miễn cứ thoát khỏi nơi bom đạn chết chóc là được, thì có những cuộc di cư vì quyền sống, quyền làm người. Nói cho cùng, những cuộc di cư, tị nạn ấy phát sinh bởi thể chế chính trị.
 
Điều dễ thấy nhất trong lịch sử gần trăm năm trở lại đây là những dòng người tị nạn, di cư thường xê dịch theo hướng từ những nơi tự coi tốt đẹp, hạnh phúc, đỉnh cao sang những nơi bị lên án là tàn ác, bóc lột, mất quyền con người. Nói một cách văn vẻ, thì từ thiên đường sang địa ngục. Thực tế thì cũng có vài ba trường hợp ngược lại, nhưng dòng chảy thì vẫn theo chiều đã nói. Quái lạ.

Hơn 1 triệu người di cư từ miền Bắc vào miền Nam (VN) năm 1954-1955; gần triệu người chạy từ Đông Đức sang Tây Đức, hàng vạn người chấp nhận có thể chết để trốn từ Triều Tiên sang Hàn Quốc, mấy vạn người Cuba nhào qua Mỹ, gần 3 triệu người VN tự nguyện làm thuyền nhân vượt biển đi Hồng Kông, Philippines, Malaysia, Úc, Mỹ... Chả thấy nói hồi 54-55 dân miền Nam chạy tị nạn, di cư ra miền Bắc (bộ máy tuyên truyền của CS thì bảo rằng dân chúng, nhất là người theo đạo Thiên chúa bị dụ dỗ, lừa gạt vào Nam; vậy sao CS không dụ được người miền Nam nhào ra Bắc mà chỉ đưa được bộ đội, cán bộ tập kết?).


Lịch sử chứng minh rõ thế nhưng rất nhiều kẻ đui mù cứ đòi cầm đuốc dẫn đường cho quốc dân.

Nguyễn Thông

4 nhận xét:

  1. Cái khổ là ai nói sự thật thì đi đứt liền. Số còn lại thì 1 ít biết nhưng sợ. Còn lại thì không biết gì. Thế là loa nhà ta giỏi thật. Mình dân Nam đây mà Đến bây giờ thử cãi đvới lão già mồm lú lẫn kia còn không lại bác ơi!

    Trả lờiXóa
  2. Thực tế rành rành như vậy .Qua tìm hiểu tôi được biết quãng thời gian 1955- 1963 dưới thời ông Ngô Đình Diệm miền Nam rất an bình ,kinh tế phuch hồi và phát triển .Đặc biệt nền giáo dục với các trường ĐH rất quy củ ,tiến bộ .

    Trả lờiXóa
  3. Tại sao trong chiến tranh chống Mỹ, toàn thấy dân chạy về phía Ngụy, họ gọi là "lính Quốc gia", có khi lại gọi là "lính mình"?

    Trả lờiXóa
  4. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa