Đã từ lâu, dân gian có câu: “Tại trên ngồi chẳng chính
ngôi/Để cho kẻ dưới chúng tôi lăng loàn” nhằm nói về sự thiếu gương mẫu, lệch lạc,
sai trái của những người trong bộ máy lãnh đạo, cầm quyền. Những người ấy, ngày
xưa là tầng lớp quan lại, còn bây giờ được gọi chung là cán bộ.
Phải thừa nhận với nhau một điều, quan lại trước kia hay cán
bộ bây giờ là dạng “tinh hoa” của xã hội, đạt được ngôi thứ nhất định trong đời
sống sau cuộc sàng lọc khắt khe về học vấn, kiến thức, tài năng, nhân cách, đường
lối quan điểm… Thời quân chủ, đó là những kỳ thi, tuyển người tài cao học rộng
đỗ đạt cao ra làm quan. Thời nay, ngoài những yếu tố trên, công tác tổ chức cán
bộ còn xem xét, lựa chọn kỹ lưỡng nhiều khía cạnh khác liên quan đến đương sự,
làm sao đảm bảo có được những người “vừa hồng vừa chuyên”.
Nguyên tắc thì như vậy, nhưng thực tế lâu lâu lại bùng nổ những
trường hợp ít ai ngờ, tuy nhiên đó là kết quả không tránh khỏi trong quy trình
còn nhiều chắp vá, lỗ hổng.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác tổ
chức, bồi dưỡng cán bộ. Cụ gọi đó là điều kiện tiên quyết, là yếu tố quyết định
quan trọng nhất đối với chất lượng bộ máy nhà nước. Muốn cống hiến phục vụ thật
nhiều cho đất nước thì cán bộ phải có tài, nhưng để dân tin yêu nể phục thì cán
bộ phải có đức. Cụ Hồ dạy: “Có tài mà không có đức thì là người vô dụng. Có đức
mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” (Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị
quốc gia, 2002). Thật vậy, người bình thường còn cần có đức (đạo đức, nhân
cách) huống chi người lãnh đạo.
Làm quan, hay làm cán bộ, phải gương mẫu, đặt tư cách lên
hàng đầu bởi luôn có sự săm soi của mọi người, “quan trên trông xuống người ta
trông vào”. Phải coi đó là sự hy sinh cần thiết để đánh đổi lấy quyền lực, địa
vị, uy phong, đẳng cấp xã hội. Nếu không chấp nhận luật bất thành văn ấy thì đừng
làm quan, làm cán bộ. Dân chúng đóng thuế, bỏ tiền ra nuôi bộ máy điều hành gồm
những con người như thế thì họ có quyền đòi hỏi cán bộ phải gương mẫu, tận tụy,
quên mình, hy sinh. Địa vị chức vụ càng cao, sự đòi hỏi của dân với cán bộ càng
nhiều, sự hy sinh của cán bộ càng lớn. Công bộc của dân là vậy, không thể nào
khác được.
Người xưa có những bài học quý giá cho đời sau. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, sau khi nối
ngôi cha (1293), vua Trần Anh Tông tuổi còn trẻ vẫn có lúc ham rượu chè, bỏ bê
chính sự. Một lần Thượng hoàng Trần Nhân Tông bắt gặp, liền xuống chiếu đòi về
trị tội, dù kẻ sai phạm đang làm vua. Dẫu Anh Tông đã rập đầu quỳ lạy tạ tội
nhưng Thượng hoàng vẫn cảnh báo “Trẫm tha cho ngươi lần này, nhưng ngươi phải
biết trẫm còn có con khác cũng nối được ngôi, trẫm còn sống mà ngươi dám như thế,
huống chi sau này”.
Không tự soi mình, răn mình, nghiêm khắc với mình, vua cũng
có thể phải thay, huống chi quan lại, cán bộ cấp dưới.
Chuyện ông Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang với chiếc siêu
xe đắt tiền vừa qua đã gây bức bối dư luận, không phải vì người ta ghen tị với
độ giàu sang của ông mà vì những mờ ám, quanh co, lẩn tránh, không rõ ràng, vi
phạm pháp luật quanh chiếc xe ấy. Rồi ông Phó chánh văn phòng Bộ Y tế, những
hành vi thiếu gương mẫu trước dân, say rượu, hung hăng, nói năng hành vi vô văn
hóa, hoàn toàn trái tư cách của người cán bộ, chỉ làm ô nhiễm môi trường cán bộ,
không chỉ ở Bộ Y tế.
Cũng cần nói thêm, ông quan phó tỉnh Hậu Giang Trinh Xuân Thanh có một quá khứ cũng
không lấy gì thơm tho lắm, nếu không nói là rất xấu. Khi làm lãnh đạo doanh nghiệp (Phó tổng giám đốc, rồi Chủ tịch
HĐQT Tổng công ty Xây lắp Dầu khí - PVC) ông đã để lại cho doanh nghiệp nhà nước
này món thua lỗ hơn 2.200 tỉ đồng. Chả những không bị xử lý, ông lại được đá hất
lên giữ chức Phó chánh văn phòng, sau đó là Trưởng ban Chỉ đạo đổi mới doanh
nghiệp Bộ Công Thương. Và tiếp nữa, ông được luân chuyển cán bộ, đưa về làm Phó
chủ tịch tỉnh Hậu Giang, một dạng cán bộ nguồn. Có thể nói, với một người lý lịch
đen như vậy, công tác tổ chức cán bộ của trung ương mà đứng đầu là ông Phạm
Minh Chính không thể không biết, nhưng cứ cố tình hất lên, làm gì mà bộ máy
lãnh đạo của nhà nước này chả càng ngày càng lụn bại. Cứ tưởng bài học Dương
Chí Dũng – Cục trưởng Cục Hàng hải đã làm các nhà chức việc rút kinh nghiệm
xương máu, nhưng ai ngờ sợi dây kinh nghiệm ấy càng rút càng dài, càng tệ.
Làm quan là một nghề, nhưng không phải vị quan nào cũng biết
làm quan. Ngôi không chính thì dưới mắt dân chỉ biến thành thứ tội nợ, tai ách
cho dân cho nước. Lời dạy “Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư” của của cụ Hồ
phải ngấm vào máu các vị công bộc thì mới có thể trở thành tấm gương cho dân
soi được.
Nguyễn Thông
Không đá nó lên cấp cao hơn nó khai ra tùm lum hết thì chết cả đám . Chúng nó có ăn có chịu cả 1 lũ từ trên xuống dưới . Lọ 2200 tỷ đồng là đan lô chu bọn tham quan thì lời to .
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaCó một cái bình, trong bình không phải chuột? mà là tiền + các phe phái. đảng cộng sản việt nam quang vinh chính là cái bình đó!
Trả lờiXóaHiện nay, có rất nhiều cán bộ tư cách đạo đức rất là kém
Trả lờiXóaChịu trách nhiệm chính về tệ nạn đó, chính là mấy ông làm công tác tổ chức
Toàn là những tên ngậm miệng ăn tiền. Đáng ghét
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
XóaQua đó cho thấy rằng cái phong trào học tập và làm theo...đã phá sản và chỉ là hình thức, tốn kém biết bao nhiêu tiền bạc của nhân dân hơn 5 năm qua...
Trả lờiXóaBác không nên bi quan thế . Đảng & Chính phủ đã học được cái này
XóaĐồng thời, Người cũng đề cao tình đoàn kết hữu nghị với các nước, đặc biệt là các nước láng giềng, Người viết: “Quan sơn muôn dặm một nhà. Bốn phương vô sản đều là anh em”
"Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về giải quyết các vấn đề về biên giới, biển đảo quốc gia, chúng ta đã phối hợp với các ban, ngành tham mưu cho Đảng, Nhà nước đàm phán giải quyết với các nước về vấn đề biên giới; ở các địa phương, tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền cấp tỉnh, huyện, xã biên giới, vùng, biển, đảo quan hệ với chính quyền đồng cấp của bạn để trao đổi tình hình, bàn bạc giải quyết các vấn đề thấu tình, đạt lý"
Rồi đây nữa
"Theo đó, quan hệ với Trung Quốc đã dựa vào quan hệ hữu nghị truyền thống và phương châm 16 chữ: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”
"“kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa"... Nắm bắt được tính tất yếu của hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế, sinh thời, Bác Hồ đã dạy: “Sẵn sàng thân thiện, hợp tác chặt chẽ trên nguyên tắc bình đẳng để ủng hộ lẫn nhau trong sự xây đắp và giữ vững nền độc lập”
Thấy chưa, bản công hàm (tiếng là) của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, nhưng thật ra là sự chỉ đạo của Chủ Tịch Hồ Chí Minh vẫn được áp dụng đấy chớ . Rồi sự có mặt của nền kinh tế Trung Quốc trên đất nước Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa yêu dấu của chúng ta cũng là làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh, aka đại tá Hồ Quang . Chỉ thiếu có giàn cố vấn Trung Quốc như ngày xưa là đủ bộ .
Bao giờ cho tới ngày xưa các bác nhỉ . Em mong quá đi mất .
Nói thì hay đấy, nhưng các bác nên biết Đảng xem ai/thế nào là hiền tài của đất nước mà suy ra .
Trả lờiXóaTheo Tạp Chí Cộng Sản, chính mớ dư luận viên mới được xem là "hiền tài của đất nước" và recommend 1 chế độ đãi ngộ tương ứng .
Có nghĩa mấy thứ "(Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến) công tác tổ chức, bồi dưỡng cán bộ" chỉ để đào tạo ra những dư luận viên tốt hơn, miệng lưỡi lươn lẹo hơn để lèo lái dư luận .
Cũng có thể suy ra, bọn dư lợn viên mà được xem là hiền tài của đất nước thì đám trẻ đi tị nạn giáo dục là phải rồi .
Cho các bác thêm hồ hởi, phấn khởi, tớ trích báo Đảng nhá
Trả lờiXóa"Đổi mới, chỉnh đốn Đảng không phải để Đảng xa rời mục tiêu, lý tưởng của mình là chủ nghĩa xã hội, mà là càng khẳng định mục tiêu, lý tưởng ấy; không phải để Đảng xa rời những nguyên tắc của V.I.Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, mà là càng kiên định những nguyên tắc ấy"
Hy vọng tràn trề thế này!
xe điện gấp
Trả lờiXóabơm tự vá oto
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóa