Trang

Thứ Bảy, 20 tháng 5, 2017

Say chiến thắng

TRẦN QUỐC QUÂN (nhà văn)

Ngay từ thời đỉnh cao của chế độ bao cấp, bằng các phương pháp phân tích thống kê, tôi đã phát hiện ra điều gì đó sai sai

Sau khi kết thúc chiến tranh chống Mỹ, cả nước ta sôi lên trong cơn lên đồng tập thể "Đánh Mỹ được thì chả điều gì ta không làm được". Tôi còn nhớ, năm 1976, trước Đại hội đảng lần thứ 4, trợ lí của Bí thư thứ nhất Lê Duẩn (lúc đó chưa có chức danh tổng bí thư) đến nói chuyện tại hội trường trường đại học Kinh tế Quốc dân. Cả hội trường hầm hập hơi người càng trở nên nóng hơn bởi những lời có lửa của ông ấy, rằng trữ lượng dầu của nước ta lớn đến mức, dầu của ta lớn như con voi thì dầu Trung Đông bé như con tem dán lên lưng con voi, rằng chỉ trong vòng 20 năm nữa kinh tế Việt Nam sẽ vượt Pháp, nước có dân số tương đương...

Người hăng hái nhất đẩy đất nước vào cơn lên đồng điên loạn là Tố Hữu với những vần thơ lạc quan cách mạng đầy hoang tưởng. Có lẽ say quyền lực nên những vần thơ của ông vốn đã ít chất lãng mạn, ngày càng mang hơi hướng xã luận chỉ đạo hơn. Tôi còn nhớ bài xã luận của ông chiếm hết 2 trang giữa báo Nhân dân có tít "Nhân rộng điển hình Định Công ra cả nước" đầy những lí lẽ giáo điều kêu gọi đưa phong trào hợp tác hóa nông nghiệp của nước ta lên tầm cao mới với cách thức, chẳng cần đầu tư, làm mẹ gì, chỉ cần sáp nhập nhiều HTX bậc thấp là thành 1 HTX bậc cao. Ấu trĩ nhỉ!

Thời gian này, miền Bắc thí điểm cơ giới hóa nông nghiệp bằng cách mua sắm máy kéo, máy gặt đập liên hợp... từ nguồn tiền viện trợ của Liên Xô và các nước XHCN để xây dựng thí điểm 2 mô hình cơ giới hóa nông nghiệp cấp huyện. Đó là huyện Nam Ninh (Nam Định) và Quỳnh Lưu (Nghệ An). Do không được đầu tư đồng bộ và không có cơ chế quản lí thích hợp, chỉ sau vài năm, hàng trăm đầu máy ở cả 2 huyện thành đống sắt vụn, phụ tùng bị bẻ bán chợ giời.

Thời đó, mỗi khi Nha khí tượng thông báo bão sẽ đổ bộ, cả miền Bắc run cầm cập như giẽ với lời cầu khấn "Bão ơi, đừng vào nhé!" Ai cũng thầm lo "Sắp đói to nữa rồi". Bởi với cơ chế tư liệu sản xuất tập thể, quyền lợi và nghĩa vụ chia đều, cha chung không ai khóc... nên bão tố, mưa giông, nghe tiếng kẻng không ai thèm ra đồng be bờ, tát nước cứu lúa.

Thời đó ở nông thôn miền Bắc, hầu như tư liệu sản xuất cùng đất đai phải tập trung vào HTX, chỉ còn 5% đất được chia cho hộ xã viên để cải thiện thêm đời sống. Thế mà mảnh đất "năm phần trăm" bé tí teo ấy, nhờ được canh tác hợp lí đã trở thành nguồn sống chính của nhiều gia đình xã viên giỏi, mà thường là địa chủ cũ.

Hai năm liền 1978/1979, mùa hè tôi đi thực tập tại tỉnh Ninh Bình. Với các số liệu thu thập được, và bằng phương pháp thống kê toán, tôi đã chứng minh luận đề hiệu quả khai thác đất nông nghiệp cho 3 mô hình kinh tế: tư nhân (đất 5%), hợp tác xã, và nông trường quốc doanh. Kết quả thu được là, mô hình kinh tế XHCN càng tập trung cao độ thì hiệu quả kinh tế càng thấp. Nghĩa là đất 5% của hộ gia đình xã viên canh tác hiệu quả cao nhất, rồi đến HTX bậc thấp, rồi đến HTX bậc cao, cuối cùng là nông trường quốc doanh.

Suốt thời kì bao cấp, nhân dân cả nước luôn thấp thỏm với cái đói, cái nghèo nhưng vẫn phải cắn răng chịu đựng trong không khí hừng hực "Tất cả vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa!"

Năm 1978 khi đang còn say sưa lí tưởng cộng sản, đứng từ xa 3 kilomet, nhìn hàng chữ "Chủ nghĩa Mác - Lênin vô địch muôn năm" quét vôi trắng xóa trên nóc nhà thờ Khánh Nhạc, Kim Sơn, Ninh Bình, tôi bồi hồi tự hỏi "Tại sao lại như thế được nhỉ?".

Trần Quốc Quân
(theo Facebook Trần Quốc Quân, https://www.facebook.com/quanjim/posts/1464451363577975)

4 nhận xét:

  1. Một thời đã qua,những chuyện về chế độ ,về dân sinh nhớ lại nó như hài như hề,chất bi lụy cũng thấm đẫm mất hai phần cuộc đời,có nhắc lại so sánh với bây giờ,cũng na ná như nhau thôi,không còn cái máy kéo để vặt phụ tùng bán,thì hàng bao nhiêu dự án lớn nhỏ không hoạt động,cái hoạt động thì càng làm càng lỗ,và cứ thế kéo dài biết đến bao giờ,các ông chủ thì đi khắp thế giới làm thuê làm mướn,nợ nần ngâp cổ,đất nước chưa bao giờ được như ngày hôm nay,NGƯỜI ĐỌC.

    Trả lờiXóa
  2. Cho đến hết thập niên 90, tất cả các bài diễn văn của lãnh đạo Việt cộng đều kết thúc bằng khẩu hiệu " Chủ nghĩa Mác Lênin vô địch muôn năm". Đến bây giờ, thì chủ nghĩa mác Lê đã muốn nằm rồi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Còn thiếu câu kinh này nữa bác nặc danh 14:01: " Hồ chủ tịt vĩ dại sống mãi trong sự thất nghiệp của chúng ta"

      Xóa
  3. KLQ.

    Tôi muốn tìm cha Hải vertu, để hỏi xem cái độc ác của nó đã gây oán hận biết bao người, tâm can nó có thấy bứt rứt không?

    Dân oán hờn nguyền rủa thằng này chết không nhắm mắt.

    Trả lờiXóa