Điều đáng ghi nhận nhất là gần như không mấy vụ bắt dân (bởi dân có tội gì mà bắt), chỉ bắt cán bộ đảng viên (tội nhiều hơn trúc Lam Sơn). Tức là đã xảy ra cuộc khủng hoảng, suy sụp ở thượng tầng, ở bộ máy cai trị. Bản thân cán bộ từ trung ương tới địa phương bị suy thoái thê thảm, bộ máy lãnh đạo bị mục ruỗng, phe phái đánh nhau, mạnh được yếu thua, kẻ thất cơ lỡ vận, kẻ thừa thắng xông lên, kẻ ôm mối căm hờn, kẻ chờ cơ phục hận, v.v..
Thể chế cai trị như sân khấu kịch, đủ cả bi hài, hỉ nộ ái ố. Dân chúng hằng ngày chứng kiến các vai diễn, lặng lẽ theo dõi, vỗ tay, hỉ hả, nghi ngờ, với tâm trạng của dân làng Vũ Đại "thằng ấy chết, còn thằng khác, chúng mình cũng chả lợi tí gì đâu".
Bi kịch nhất là cả một đất nước, một dân tộc, một khối nhân dân gần trăm triệu người đầy khát khao vươn tới cuộc sống no ấm, hạnh phúc, yên bình lại cứ bị cuốn vào những cuộc tranh giành xôi thịt khốn nạn ấy (với chiêu bài chống tham nhũng), để rồi loay hoay luẩn quẩn trong đói nghèo, cùng quẫn, tội ác. Những thế lực hắc ám cứ ngự trên đầu trên cổ dân không biết đến bao giờ?
Nguyễn Thông
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét