Nhưng tôi cũng từng đi học, đi thi, cũng như mọi sĩ tử đều hiểu rằng sức khỏe và tâm lý tinh thần phải thật thoải mái thì thi mới tốt. Còn không, thì đó là cuộc đánh vật vất vả, cầm chắc thua, nếu đậu cũng chỉ là may mắn kiểu "thi phận".
Tôi nói thế để trình với các vị lãnh đạo Bộ Giáo dục rằng hàng chục nghìn học sinh mấy tỉnh miền núi phía bắc hôm qua và hôm nay, thậm chí cả ngày mai ngày mốt nữa, phải trải qua cảnh thiên tai lũ lụt kinh hoàng, nhà bị cuốn trôi, người thân bị thiệt mạng, đói rách ập tới, tài sản mất sạch, đường sá bị chia cắt, chỉ riêng việc tới được nơi thi cũng đủ khổ trăm bề, mưa trên đầu, nước dưới chân, bụng trống rỗng, chữ nghĩa bị ngoại cảnh tác động có khi quên tiệt cả... Thế thì thi cũng như không.
Các vị cầm trịch việc lớn quốc gia, liên quan đến tương lai sự nghiệp của hàng triệu đứa trẻ đang vào đời, mà bước quyết định là kỳ thi. Vậy tại sao không có vị nào đặt vấn đề, đề nghị nhà nước xét cho những trường hợp đặc biệt, những tỉnh huyện nào đã bị lũ lụt, đang chống chọi thiên tai, thì cho các cháu được chậm lại, tách ra thi riêng khi gió mưa đã ngớt, các cháu đã hoàn hồn, gia đình đã ổn định, tinh thần đã vững vàng trở lại. Và tất nhiên, với đối tượng này, đề thi nên dễ hơn một chút. Chả ai muốn phải thi sau để được dễ, chả ai muốn rơi vào hoàn cảnh đó. Do bị bắt buộc thôi.
Nhưng các vị hình như rất thờ ơ với những điều lợi ích cho dân như vậy.
Nguyễn Thông
Ông Thông đúng là một người thầy ,chỉ tiếc tiếng nói của ông khó đến tới người có quyền..
Trả lờiXóaTớ nghĩ lũ lụt cũng là 1 thứ thi của Đảng cho mọi người trong vùng được xả lũ. Rớt (vào lũ) thì đi gặp Bác Hồ ở thế giới người hiền . Đậu thì kỳ xả lũ sau thi tiếp .
Trả lờiXóaChẳng khác chi đẩy sĩ tử vào con đường chết
Trả lờiXóa+Xác định địa phương nào thực sự chịu tác hại của trận lũ đột xuất. Lên danh sách học sinh là thí sinh kỳ thi tốt nghiệp THPT 2018. Tập trung học bạ các em trong diện về địa điểm qui định. Thành lập Hội đồng xét đặc cách tốt nghiệp THPT. Dĩ nhiên, một số em quá kém, thể hiện qua học bạ, thì không được hưởng đặc cách. Ông Nhạ "nên nàm". Xin ý kiến Chính phủ là xong. Cố "nên"!
Trả lờiXóa+Giữa cõi xô bồ này, một nhà giáo, một nhà báo, một hiền sĩ như Anh Thông, thật hiếm. Nghĩ, viết, đích hướng, Anh đều tìm đến nhân văn, con người, sự thật. Thế mà cũng có, không nhiều, lũ ngợm muốn hoặc xúi, tìm cách bịt mồm Anh. Khốn nạn!
Đúng là chẳng khác chi đẩy sĩ tử vào con đường chết
Trả lờiXóa