Trước hết, trong thời kinh tế thị trường, kinh doanh thế nào mà để nguy cơ lụn bại vậy, tức là những người quản lý rất kém.
Hầm đường bộ xuyên Việt Hải Vân không thể coi là thứ hàng đem ra kinh doanh lời lỗ mà là cơ sở vật chất thiết yếu của quốc gia, liên quan tới rất nhiều lĩnh vực, làm sao có chuyện đóng cửa hầm được. Nhà nước cần phải xắn tay vào vụ này, đâu thể phó mặc cho những doanh nghiệp muốn làm gì thì làm, dù đó là doanh nghiệp nhà nước.
Nhưng không được lấy lý do bù lỗ cho hầm Hải Vân rồi tùy tiện đặt trạm thu phí ở Nam Hải Vân - quốc lộ 1, nơi không liên quan gì tới đường hầm. Đừng nghĩ cứ chỗ nào khó thì chỉ việc lôi dân ra mà hành, móc túi dân để bù lại.
Một đường hầm như hầm Hải Vân rõ ràng là cần thiết. Chui trong núi thì phải dùng điện, tốn chi phí điện là điều bắt buộc. Cần tính đúng tính đủ những chi phí để có mức phí qua hầm hợp với cả đôi bên (nhà đầu tư và người sử dụng), đồng thời nhà nước phải có sự hỗ trợ cho công trình thiết yếu phục vụ sản xuất, dân sinh, quốc phòng-an ninh... này.
Từ vụ hầm Hải Vân nợ tiền điện, sực nhớ cái hầm qua sông Sài Gòn. Nhiều người thích cái hầm hiện đại ấy nhưng tôi cho rằng đó là thất sách. Nhật Bản viện trợ không hoàn lại toàn bộ chi phí làm hầm (chính vì thế xứ ta không được phép lập trạm thu phí lưu thông qua hầm), nhưng quá trình khai thác, sử dụng lại rất tốn kém, độ an toàn cũng không cao. Mỗi ngày tốn biết bao nhiêu là điện cho cái hầm chui sông hoạt động, nào thông gió, nào chiếu sáng, nào máy bơm, nào an ninh, nào vận hành này nọ. Nếu xây một cây cầu, chi phí chắc chắn sẽ ít hơn so với làm hầm, và nhất là quá trình sử dụng sẽ giảm chi phí rất nhiều, bởi gần như suốt ngày từ 6 giờ sáng tới 6 giờ tối không phải chiếu sáng, cũng không phải thông gió (thừa gió trời thì thông cái quái gì), chả cần bơm biếc, mà theo dõi an ninh cũng thuận tiện.
Nói chung, xứ ta cứ thích là nhích, chẳng cần tính chuyện lợi hại, các cụ nhỉ.
Nguyễn Thông
Hay cho câu thích thì nhích :v
Trả lờiXóaLuật IURA