Nước giải cũng là một dạng phân bón. Với người nông dân, chẳng vứt phí phạm bất cứ thứ gì. Người ta còn kể vui rằng có mấy ông thợ cày, mải miết cày, tới gần giấc trưa mót tiểu quá nhưng cố nín, đợi hết buổi cày về nhà mới xả cho tiết kiệm, đỡ hoang phí. Chuyện ấy thì tôi không rõ là có thật không, chứ cảnh ai đó gặp bãi phân trâu trên đường, đang vội đi đâu hoặc gấp gáp việc gì, cũng cố dừng lại nhặt cái que, mấy cọng rạ, khúc tàu lá chuối khô… cắm lên đó đánh dấu xí phần, như thông báo với bàn dân thiên hạ rằng tài sản này đã có chủ, thì tôi chứng kiến hoài. Mà cũng lạ, chỉ cần thế thôi, người tới sau mặc nhiên thừa nhận chủ quyền đã được tuyên bố, không hề xâm phạm, lại mải miết đi tìm bãi phân trâu vô chủ khác. Tôi đồ rằng, thi sĩ Tố Hữu khi viết câu thơ trong “Bài ca xuân 61” rằng “Dọn tí phân rơi, nhặt từng ngọn lá/Mỗi hòn than mẩu sắt cân ngô/Ta nâng niu gom góp dựng cơ đồ” là trên thực tế rất thú vị này.
Có nhẽ điều sau đây cũng cứ nên kể, biết đâu theo năm tháng có ai đó khi dày công tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm sinh hoạt, văn hóa vùng miền sẽ xem như thứ tư liệu. Ở nông thôn miền Bắc, người ta coi chuyện vệ sinh là cái gì đó “khó nói lắm”, nên phải kín đáo, đừng hớ hênh lộ liễu. Ngay cả khi đi vệ sinh mà lỡ gặp nhau cũng thèn thẹn, mắc cỡ, cứ như mình sắp làm điều chi bậy bạ. Theo quy định bất thành văn, nhà xí hoặc chỗ tiểu phải kín đáo, khuất nẻo, đừng để ai thấy. Đó là phổ biến chung, tuy nhiên cũng như mọi thứ trên đời, vẫn có những xé rào, ngoại lệ. Chẳng hạn người ta thỉnh thoảng nhắc chuyện mấy ông tây qua Việt Nam thắc mắc, ai đời nhiều tay bản xứ khi tè đứng ngay bờ hồ Hoàn Kiếm tè giữa ban ngày ban mặt, còn trai gái hôn nhau lại lôi vào nơi thật tối tăm khuất nẻo. Đám tây nó cười, bảo chúng mày tinh làm chuyện ngược đời, hôn thì chỗ tối, đái thì công khai, dân Việt thật kỳ quặc.
Ở miền Nam thì khác. Có lẽ do cách sống phóng khoáng của những người mở đất, cộng thêm được tiếp thu lối sinh hoạt phương tây khá sớm, không bị những đầu óc bảo thủ kìm kẹp nên dân Nam khá tự nhiên, cởi mở, chất phác trong mọi điều, kể cả vệ sinh. Họ không có cảm giác ngượng nghịu mất tự nhiên quá đáng như dân miền ngoài. Cái cầu tiêu bắc trên hồ cá tra chẳng cần khuất nẻo, cứ ngay ven đường, cũng chỉ che nửa người. Nhiều anh chị thậm chí vừa ngồi… ngắm cá vừa hát cải lương, ngó hẳn mặt ra ngoài, kệ ai đi ngang qua. Nhớ hồi lần đầu tôi về quê bà xã ở mãi tuốt hòn cù lao giữa sông Tiền, huyện Chợ Mới (An Giang), đợi tối mịt mới dám hỏi nhỏ đứa em họ, đi tiểu chỗ nào hở mày. Thằng em cười, ối giời, hèn chi thấy suốt từ nãy mặt mũi căng thẳng quá, xin rước ông ra ngay bờ sông kia mà tương xuống chứ làm gì có chỗ. Tôi lí nhí, tao sợ người ta đi ngang qua thấy. Thằng láu cá ấy cười bò lăn ra, thế ông nghĩ họ bắt ông về tội đi đái à.
Lại nhớ cái lần đầu tiên từ Sài Gòn xuống dạy học ở cơ sở 2 của trường, mãi tuốt dưới Tiền Giang. Tôi và thầy Trần Mộng Lang dạy sử ở chung phòng. Hôm mới tới, thầy Lang bảo nhỏ, ông ạ, lúc nào mượn cái cần câu, anh em ta câu cá, tôi thấy cái ao phía sau nhà kia lắm cá lắm, con nào con nấy to nần nẫn, quẫy nước rào rào. Tôi cũng hào hứng, đợi tới chiều anh nhé. Khi hỏi thầy Nghiệp dạy hóa, vốn được phân công ở hẳn dưới này, anh ơi, sao em tìm mãi không thấy cái nhà… toa lét, chỗ đi cầu í, thầy Nghiệp tủm tỉm, chỉ tay, làm gì có nhà, ra ao cá kia ngồi mát, chỗ mấy cái cầu hóng mát đó. Vốn quen lối vệ sinh kín đáo kiểu bắc, tôi phát hoảng, về kể với thầy Lang. Thầy kêu dẹp dẹp, tao biết rồi. Hỏi dẹp gì. Chuyện đi câu chứ còn chuyện gì. (còn tiếp)
Có nhẽ điều sau đây cũng cứ nên kể, biết đâu theo năm tháng có ai đó khi dày công tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm sinh hoạt, văn hóa vùng miền sẽ xem như thứ tư liệu. Ở nông thôn miền Bắc, người ta coi chuyện vệ sinh là cái gì đó “khó nói lắm”, nên phải kín đáo, đừng hớ hênh lộ liễu. Ngay cả khi đi vệ sinh mà lỡ gặp nhau cũng thèn thẹn, mắc cỡ, cứ như mình sắp làm điều chi bậy bạ. Theo quy định bất thành văn, nhà xí hoặc chỗ tiểu phải kín đáo, khuất nẻo, đừng để ai thấy. Đó là phổ biến chung, tuy nhiên cũng như mọi thứ trên đời, vẫn có những xé rào, ngoại lệ. Chẳng hạn người ta thỉnh thoảng nhắc chuyện mấy ông tây qua Việt Nam thắc mắc, ai đời nhiều tay bản xứ khi tè đứng ngay bờ hồ Hoàn Kiếm tè giữa ban ngày ban mặt, còn trai gái hôn nhau lại lôi vào nơi thật tối tăm khuất nẻo. Đám tây nó cười, bảo chúng mày tinh làm chuyện ngược đời, hôn thì chỗ tối, đái thì công khai, dân Việt thật kỳ quặc.
Ở miền Nam thì khác. Có lẽ do cách sống phóng khoáng của những người mở đất, cộng thêm được tiếp thu lối sinh hoạt phương tây khá sớm, không bị những đầu óc bảo thủ kìm kẹp nên dân Nam khá tự nhiên, cởi mở, chất phác trong mọi điều, kể cả vệ sinh. Họ không có cảm giác ngượng nghịu mất tự nhiên quá đáng như dân miền ngoài. Cái cầu tiêu bắc trên hồ cá tra chẳng cần khuất nẻo, cứ ngay ven đường, cũng chỉ che nửa người. Nhiều anh chị thậm chí vừa ngồi… ngắm cá vừa hát cải lương, ngó hẳn mặt ra ngoài, kệ ai đi ngang qua. Nhớ hồi lần đầu tôi về quê bà xã ở mãi tuốt hòn cù lao giữa sông Tiền, huyện Chợ Mới (An Giang), đợi tối mịt mới dám hỏi nhỏ đứa em họ, đi tiểu chỗ nào hở mày. Thằng em cười, ối giời, hèn chi thấy suốt từ nãy mặt mũi căng thẳng quá, xin rước ông ra ngay bờ sông kia mà tương xuống chứ làm gì có chỗ. Tôi lí nhí, tao sợ người ta đi ngang qua thấy. Thằng láu cá ấy cười bò lăn ra, thế ông nghĩ họ bắt ông về tội đi đái à.
Lại nhớ cái lần đầu tiên từ Sài Gòn xuống dạy học ở cơ sở 2 của trường, mãi tuốt dưới Tiền Giang. Tôi và thầy Trần Mộng Lang dạy sử ở chung phòng. Hôm mới tới, thầy Lang bảo nhỏ, ông ạ, lúc nào mượn cái cần câu, anh em ta câu cá, tôi thấy cái ao phía sau nhà kia lắm cá lắm, con nào con nấy to nần nẫn, quẫy nước rào rào. Tôi cũng hào hứng, đợi tới chiều anh nhé. Khi hỏi thầy Nghiệp dạy hóa, vốn được phân công ở hẳn dưới này, anh ơi, sao em tìm mãi không thấy cái nhà… toa lét, chỗ đi cầu í, thầy Nghiệp tủm tỉm, chỉ tay, làm gì có nhà, ra ao cá kia ngồi mát, chỗ mấy cái cầu hóng mát đó. Vốn quen lối vệ sinh kín đáo kiểu bắc, tôi phát hoảng, về kể với thầy Lang. Thầy kêu dẹp dẹp, tao biết rồi. Hỏi dẹp gì. Chuyện đi câu chứ còn chuyện gì. (còn tiếp)
Nguyễn Thông
Nhớ hồi lính,đại đội có cái ao thả cá tăng gia cải thiên,trên bắc cái "cầu tõm",anh em nào"tâm tư"thì ra đấy.Cứ có người ra là lũ cá đến chen nhau quẫy nước tung tóe."Thủy lôi"thả xuống nhoằng cái mất hút.Đến kỳ thu hoạch cá,"cầu tõm"không tiếp khách vài ngày,các tướng"tâm tư"chuyển trận địa.Khi được lệnh đánh cá cải thiện,lính ào xuống không quản nước còn thoang thoảng chi lan chi vị,4 anh cầm 4 góc lưới vét,mấy anh cầm gậy đập nước dồn cá vào lưới.Vui đáo để.Đến bữa,mâm cơm trông hoành tráng hẳn ra với món cá rán,cá xốt cà chua.Cũng loanh quanh được gần 1 tháng thì ao hết cá,lại chuẩn bị chu kì mới cá ăn"thủy lôi",người ăn cá!
Trả lờiXóaNhân đây,nhớ có lần bác Nguyễn Thông có nhắc đến người tên Nguyễn Huy Cảnh bộ đội pháo phòng không.Hồi những năm 74,75 ở trung đoàn E212,sư F361 phòng không HN có thiếu tá Nguyễn Huy Cảnh là trung đoàn trưởng,không biết có phải là người bác Thông nhắc đến không!