Thôi, gác chuyện hộ chiếu lại, rồi đâu sẽ có đó. Chỉ biết hôm qua 29.7 các báo mậu dịch thông báo những ai xài hộ chiếu mới mà đến Đức sẽ được Đại sứ quán VN tại Đức cấp cho cái giấy xác nhận nơi sinh để kèm theo khi xin thị thực (visa), khi qua cửa khẩu. Hình như họ nghĩ mảnh giấy ấy của tòa đại sứ có giá trị với nhân viên công lực kiểm tra xuất nhập cảnh xứ người lắm. Chưa nói nó có tác dụng thông tuyến không, chỉ riêng việc phải đi xin giấy, kèm mảnh giấy lòng thòng vào cuốn hộ chiếu là đã chẳng giống ai rồi. Đang yên đang lành, cải tiến hóa thành cải lùi. Vậy mà, cũng báo quốc doanh hôm qua thông tin, Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an vẫn tuyên bố tiếp tục mần hộ chiếu mẫu mới (xin nói cho chính xác, họ bán hộ chiếu cho dân chứ làm gì có chuyện cấp mà báo chí cứ nói thành cấp hộ chiếu). Đâm lao theo lao kiểu này, chỉ khổ dân chứ các ông bà ấy có mất gì.
Đã bảo gác, thế mà vẫn bức xúc kéo thêm một đoạn. Giờ kể chuyện bản lý lịch với mẫu khai báo lừng danh một thời, làm khổ biết bao nhiêu người.
Trong chính thể này, làm gì đi đâu cũng phải khai lý lịch. Có thứ lý lịch rườm rà chi tiết bắt kể tới đời cụ tổ, có thứ gọn gàng vắn tắt hơn gọi là lý lịch trích ngang nhưng cũng hết sức nhiêu khê. Nhà cai trị bắt người khai phải “tôi xin cam đoan những điều khai trên là đúng sự thật, có gì sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm”. Bút sa gà chết, đã thành thật và sợ sệt khai vào lý lịch rồi, giấy trắng mực đen, nhà chức việc căn vào đó để hành hạ đương sự. Thứ chủ nghĩa lý lịch man rợ đã mấy chục năm hoành hành, đẩy con người, nhất là những người trẻ, người có tài vào ngõ cụt, bế tắc, cùng quẫn. Nó là một trong những tội ác mà người cộng sản gây ra, duy trì ở xứ này.
Lứa chúng tôi, thời còn bé đi học không phải khai báo gì, nhưng nhớn lên, đứa nào muốn đi thoát ly (hồi ấy rời quê nông thôn, đi học đi làm việc phi nông nghiệp gọi là thoát ly) phải khai báo lý lịch. Mẫu lý lịch được nhà nước soạn thảo, quy định, ban hành thống nhất cả miền Bắc. Chỉ cần khai mục thành phần gia đình là phú nông, địa chủ, có người đi lính cho Pháp, người làm việc cho chính quyền cũ, kể như xong đời. Một chế độ chỉ coi trọng thành phần cố nông, bần nông, trung nông lớp dưới thì địa chủ, cường hào là vết nhơ, phải trị cho bằng được, dí tới đời con đời cháu. Chỗ của đám ấy không phải là trường đại học, cơ quan nhà nước, mà là vùng khai hoang phục hóa nơi biên giới, trong rừng sâu núi thẳm, và chiến trường. Ông anh rể tôi, vướng tí lý lịch địa chủ, dù thông minh giỏi giang, cả đời vẫn không ngóc lên được, ngôi thứ cao nhất sau cuộc phấn đấu không mệt mỏi là công nhân cầu đường. Như thế vẫn còn may, được thoát ly, chứ có những người học cấp 3 giỏi nổi tiếng, lừng lẫy cả vùng, cũng chỉ cắm mặt xuống ruộng, bởi bị phê “lý lịch xấu, không giải quyết cho đi đâu”. Trong đời, tôi đã biết vài trường hợp như vậy.
Những tưởng cái chủ nghĩa lý lịch tai quái ác độc bất nhân đó chỉ diễn ra ở miền Bắc, ai dè sau khi dùng vũ lực thống nhất đất nước, chính quyền cộng sản lôi luôn vào áp dụng trong Nam. Nó như con hổ dữ được thả vào rừng có nhiều mồi ngon. Miền Nam sau 1975 thiếu hàng hóa vật chất, thiếu quyền tự do, nhưng quá sẵn đối tượng “ngụy quân, ngụy quyền”. Chưa khi nào chủ nghĩa lý lịch có đất sống màu mỡ như thời ấy. Chắc nhiều người còn nhớ vụ báo Thanh Niên năm 1986 bênh vực anh học trò Nguyễn Mạnh Huy người miền Trung, Quảng Ngãi thì phải. Dù học cực giỏi, thi đại học 3 lần, lần nào cũng điểm rất cao, chính quyền địa phương vẫn quyết không cho Huy vào đại học chỉ bởi ba của cậu từng đi lính “ngụy” chết trận. Mục khai trong lý lịch “gia đình có ai làm gì cho ta và địch” bắt Huy phải khai báo trung thực, và đó thành bản án tự tuyên kết liễu sự nghiệp một con người. Miền Nam sau 1975 có hàng triệu Mạnh Huy như vậy. Điều may mắn cho cá nhân học sinh Huy, nhờ báo Thanh Niên kiên trì và kiên quyết tấn công vào chủ nghĩa lý lịch, vào những đề mục rất bất nhân trong bản khai, cuối cùng anh ấy cũng được tới trường. (còn tiếp)
Nguyễn Thông
Chữ bất nhân anh Thông dùng quá chính xác. Thế hệ thanh niên miền Nam sau 1975 của em đó. Bao nhiêu cuộc đời bị vùi dập!
Trả lờiXóaThủ tướng Võ Văn Kiệt cũng đã nói "Triệu người vui cũng có triệu người buồn", bác thuộc nhóm người buồn cần khép lại quá khứ, xóa bỏ hận thù để cùng xây dựng cho Đảng giàu nước mạnh đi
XóaNước không mạnh,nhưng đảng viên giàu, thế có buồn không ?
XóaAgain, vài người buồn nhưng cũng có triệu người vui . Ít nhất đảng viên vui, họ hàng của họ vui, những người ăn theo họ -nước lên thuyền lên- vui . Thế là khách quan rùi . Nước có mạnh hay không cứ từ từ
XóaCũng chưa chắc bao nhiêu người trong số họ buồn. Đó là nhận định của ông Kiệt thôi. Ở không được thì nhiều người trong số họ chọn nơi khác làm quê hương. Để những người vui theo đảng làm nên sự nghiệp vẻ vang, đi trăm năm chưa biết đi đâu. Sáng đúng, chiều sai, mai lại đúng.
Xóa