Tập đoàn thống trị cộng sản ở những nước phe xã hội chủ nghĩa thường tự khoe, tự ca ngợi rằng họ luôn đoàn kết nhất trí, chia bùi sẻ ngọt, “thương nhau chia củ sắn lùi/bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng”, “chết còn trút áo cho nhau” nhưng thực tế thì tàn bạo với nhau hơn cả thực dân phong kiến. Làm quái gì có cái gọi là tình đồng chí. Cứ nhìn cách đám cầm quyền cộng sản ở Liên Xô, Trung Quốc đối xử với nhau từ bấy tới nay thì biết.
Ở xứ này, bề trên cũng dẫm vào vết của anh cả anh hai. Những “cải cách ruộng đất”, “nhân văn giai phẩm”, “nhóm xét lại chống đảng” đầy những oan sai, bi kịch, tang tóc đều là sản phẩm của họ. Chẳng biết họ giữ gìn tình đồng chí, “sự đoàn kết như con ngươi của mắt mình” thế nào, chỉ thấy biết bao đồng chí từng chung lưng đấu cật, chia bùi sẻ ngọt phải vào tù ra tội. Có khi chỉ bởi cái cớ hết sức vu vơ dạng “phải tên xưng xuất là thằng bán tơ”, nhưng cũng có khi chả cần cớ gì, mà chỉ ghét nhau, không ưa nhau, không ưa thì dưa có giòi. Tất cả được che đậy rằng để bảo vệ đường lối, làm trong sạch đội ngũ, giữ gìn sự nghiệp cách mạng, quyền lợi của dân tộc đất nước nhân dân. Nạn nhân của họ tới khi được giải oan, chờ được vạ má đã sưng. Những truy tặng, huân chương, danh hiệu vớt vát cho oan hồn chả có ý nghĩa gì. Nhiều, nhiều lắm, những Nguyễn Thị Năm, Vũ Đình Huỳnh, Nguyễn Hữu Đang, Phan Khôi, Bùi Công Trừng, Ung Văn Khiêm, Đặng Kim Giang, Lê Liêm, Trần Dần, Đặng Văn Việt, Nguyễn Tư Thoan, Nguyễn Hà Phan, Trần Độ, Trần Xuân Bách, Nguyễn Hộ…, thậm chí cả Võ Nguyên Giáp. Và không thể không nhắc tới Chu công - thượng tướng Chu Văn Tấn.
Khoảng năm 1980, ở Sài Gòn, đám “bên thắng cuộc” ở độ tuổi 25 chúng tôi đang hừng hực khí thế cách mạng như bị dội gáo nước lạnh khi nghe tin ngoài ấy, trung ương đã cách tuột hết mọi chức vụ của idol, thượng tướng, phó chủ tịch quốc hội, người anh hùng của khởi nghĩa Bắc Sơn, thần tượng của biết bao người, ông Chu Văn Tấn. Nhà cầm quyền chỉ thông báo vắn tắt vậy trên báo Nhân Dân, chứ không nói rõ nguyên cớ, lý do. Những ì xèo, lời ra tiếng vào rộn lên một thời gian rồi cũng tắt. Dân chúng còn mải chống chọi cái đói, với hạt bo bo, gái góa không rỗi hơi lo việc triều đình. Ông Tấn dẫu là đấng bậc, dẫu có bị oan sai, bị vu vạ cần phải bênh vực, cũng chưa quan trọng bằng việc xếp hàng nửa ngày để mua 2 lạng thịt. Khi dân đã cam chịu và đần độn tự kỷ như vậy thì chính quyền mặc sức muốn làm gì thì làm, vua họ còn hạ bệ được, huống chi chỉ diệt hạng công thần đấng bậc. (còn tiếp)
Khoảng năm 1980, ở Sài Gòn, đám “bên thắng cuộc” ở độ tuổi 25 chúng tôi đang hừng hực khí thế cách mạng như bị dội gáo nước lạnh khi nghe tin ngoài ấy, trung ương đã cách tuột hết mọi chức vụ của idol, thượng tướng, phó chủ tịch quốc hội, người anh hùng của khởi nghĩa Bắc Sơn, thần tượng của biết bao người, ông Chu Văn Tấn. Nhà cầm quyền chỉ thông báo vắn tắt vậy trên báo Nhân Dân, chứ không nói rõ nguyên cớ, lý do. Những ì xèo, lời ra tiếng vào rộn lên một thời gian rồi cũng tắt. Dân chúng còn mải chống chọi cái đói, với hạt bo bo, gái góa không rỗi hơi lo việc triều đình. Ông Tấn dẫu là đấng bậc, dẫu có bị oan sai, bị vu vạ cần phải bênh vực, cũng chưa quan trọng bằng việc xếp hàng nửa ngày để mua 2 lạng thịt. Khi dân đã cam chịu và đần độn tự kỷ như vậy thì chính quyền mặc sức muốn làm gì thì làm, vua họ còn hạ bệ được, huống chi chỉ diệt hạng công thần đấng bậc. (còn tiếp)
Nguyễn Thông
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét