Nhớ "cái đêm hôm ấy đêm gì" 3 năm trước. Tôi và anh ruột, một thương binh, đận ấy đang ở quê ngoài Phòng, bởi trước đó vài ngày về chịu tang bà chị cả. Xong việc trọng, hai anh em về ngủ vài đêm trong ngôi nhà thày bu để lại, nơi mấy chị em đã trải qua tuổi thơ ấu và thanh niên vất vả. Đêm rằm, lạnh, dù đắp lên người cả đống chăn mền, cả hai không ngủ được, rì rầm trò chuyện suốt.
Sáng dậy, mở báo mậu dịch và phi mậu dịch, biết tin xảy ra vụ làng Hoành, Đồng Tâm, tin cụ Kình bị giết hại. Trước đó đã biết ít nhiều về tranh chấp đất đai ở đây. Giờ thì đã thành máu đổ, chết người, man rợ. Anh tôi vừa buồn vừa giận, lầm bầm, ác, chúng nó ác quá, ác không thể tả. Chúng ác tới mức đánh đêm, quyết giết người ta khi chỉ còn 2 tuần nữa là Tết, sang năm mới, mừng đảng mừng xuân. Không còn gì là thiêng liêng, đạo lý, tình người. Chúng sẵn sàng xóa sạch niềm vui đón Tết, đón xuân, đón năm mới của biết bao con người.
Anh tôi cứ ngồi thừ người ở bậc thềm, mặc cho gió lạnh quất vào mặt, chẳng thể che giấu nỗi buồn vô hạn. Người lính từng phải vào sinh ra tử khi ấy trông thật yếu đuối, mong manh.
Tôi an ủi anh, đánh đêm rằm tháng chạp chưa là gì, ngay đêm giao thừa, sáng mùng 1 tết họ vẫn nện thì làng Hoành chỉ là chấm nhỏ thôi.
Nguyễn Thông
"ngay đêm giao thừa, sáng mùng 1 tết họ vẫn nện"
Trả lờiXóaTuổi Trẻ các bác đăng "Nhân kỷ niệm 55 năm cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, những chứng nhân lịch sử trong cuộc tổng tiến công đã có buổi giao lưu tại Đường sách TP.HCM vào sáng 5-1 ... Đó là một tinh thần chiến sĩ dám dấn thân và hy sinh thân mình cho Tổ quốc. Về điều này, bà Vũ Thị Minh Nghĩa chia sẻ: "Trong chiến đấu chúng tôi chấp nhận hy sinh, thương tật. Khi kể lại rất bùi ngùi nhưng tôi cũng thấy hãnh diện khi đơn vị tôi và các anh đã hy sinh trong đêm đó, nằm lại là một điều rất vinh hạnh và xứng đáng với đất nước của mình"
3 chiến sĩ hy sinh ở Đồng Tâm đã nối tiếp được truyền thống hào hùng của cha ông . Giặc đã đền tội, Tổ quốc ghi công 3 người chiến sĩ anh hùng đó