Trang

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2024

Chống lãng phí: Có chống được không? (kỳ 5)

Điều thứ nhì, rất quan trọng trong công cuộc “chống lãng phí” là dẹp bệnh hình thức. Không thấy ông Tô Lâm nhắc tới.
 
Dân và doanh nghiệp làm ra tiền, nhà nước bán tài nguyên ra tiền, đem giao tiền ấy vào tay mấy ông miệng nói tiết kiệm, tay vung phung phí, khác nào gửi trứng cho ác.

Ở một nước còn nghèo, ngân sách eo hẹp cạn kiệt, phần lớn dân chúng dạng thu nhập thấp như xứ ta, thì tiết kiệm được đồng nào hay đồng ấy.

Quan chức nhà nước, bộ máy nhà nước phải làm gương tiết kiệm để trước hết không lãng phí ngân sách, thứ hai là để dân noi theo.

Bớt ngay, bớt triệt để tình trạng khẩu hiệu cờ quạt hoa hoét tràn lan. Đừng dẫm vào vết "Lọng cắm rợp trời quan sứ đến/Váy lê quét đất mụ đầm ra" như hồi xưa nữa, chướng mắt lắm. Băng rôn, cờ xí khẩu hiệu chăng đầy đường. Tôi hỏi các ông, có khi nào các ông vừa chạy xe vừa đọc nội dung những câu khẩu hiệu chăng ngang đường không. Loạng quạng, ngã bỏ mẹ. Tôi từng thấy một câu khẩu hiệu chăng ngang đường ở quận 8 (Sài Gòn), tò mò dừng xe lại đếm được 68 chữ, nhỏ lít nhít, nội dung hô hào dân chúng tiết kiệm. Chuyện như đùa. Tôi muốn hỏi ban tuyên giáo, ai đọc, chả hạn các ông đi qua đó có nghển cổ lên đọc xong rồi mới đi tiếp không?

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2024

Đường cao tốc

Tôi muốn nói về tuyến đường sắt bắc nam mà chính quyền đang tính. Họ đã quyết rồi, có cản cũng chả được. Nhiều khi những điều họ làm, đúng hoặc sai phải vài chục năm sau mới được xác nhận, chứ lúc làm thì luôn luôn đúng.
 
Cải cách ruộng đất, chống nhân văn giai phẩm, xét lại chống đảng, cơ chế bao cấp, hợp tác xã, ngăn sông cấm chợ, diệt tư sản..., nhiều lắm, là những ví dụ. Khi họ thực hiện, ai cãi, ai phản đối sẽ bị đi tù, nhẹ thì mất chức, sa thải.

Tôi xa quê đã gần nửa thế kỷ, cách quê gần 2 nghìn cây số, nên hằng mong sự đi lại xuyên Việt dễ dàng, thông thoáng, vừa túi tiền người nghèo, bình dân. Mong đợi suốt mấy chục năm cái ước mơ nhỏ nhoi bình dị ấy thành hiện thực nhưng tới nay vẫn chỉ là mơ, bởi họ quyết không làm. Nhớ những lần chen nhau trong mớ dây thép gai bùng nhùng ở cảng Chùa Vẽ, trong dòng người ngơ ngác vô tận, tuyệt vọng, lo âu tại ga Hà Nội, ở bến xe ô tô, những toa tàu chật cứng, hoặc cảnh lê la trên boong tàu thủy Thống Nhất giữa biển khơi nhưng nóng chảy mỡ... mà rùng mình. Sao làm dân một nước độc lập thống nhất mà khổ thế không biết.

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2024

Thực phẩm chức năng và mắt mù tai điếc

Hôm qua 11.11 (4 số 1) trên nghị trường quốc hội, bà bộ trưởng y Đào Hồng Lan trả lời chất vấn của các nghị sĩ về thực phẩm chức năng.

Loại sản phẩm này, khoảng 2 chục năm nay phổ biến ở nước ta. Nó đắt hơn thuốc, không phải là thuốc bởi nó chỉ là thực phẩm, được uống như thuốc. Những nhà sản xuất, nhà phân phối thấy người đời "đu trend", ham kiểu lạ nên đẩy nó tới... trời, còn hơn thuốc thánh đền Bia.
 
Họ quảng cáo tràn lan trên tivi, báo đài quốc doanh khiến người ta phải tự vấn sống trên đời mà chưa một lần dùng loại "siêu thuốc" này quả là thiệt thòi. Cũng như kiểu "sống trên đời đánh miếng dồi chó/chết xuống âm phủ không có mà ăn". Thế là mắc bẫy cò ke bọn bợm.

Thứ Hai, 11 tháng 11, 2024

Chống lãng phí: Có chống được không? (kỳ 4)

Tiếp nữa là Hội phụ nữ. Thế tôi lại hỏi các ông các bà, đàn ông có hội riêng không mà cứ phải lập riêng hội phụ nữ. Ra cái vẻ tôn trọng phụ nữ, đề cao phụ nữ. Cứ để bình thường thì mới thực là tôn trọng, chứ đã ưu tiên, đặc cách, chẳng qua chỉ là sự bố thí, xót xa, thương hại, mủi lòng. Mà nó cũng chả làm được trò quái gì ngoài việc lâu lâu múa may nhận tiền 8.3 hoặc 20.10.

Hãy coi xem, khi bộ giáo dục ra cái dự thảo về sinh viên bán dâm, nó dám mở mồm lên tiếng được nửa nhời, thì tôi chớ kể. Khi cô gái ở chung cư tại thành phố Thuận An tỉnh Bình Dương bị nhà chức việc phá cửa phòng vào tận nhà túm điệu đi ngoáy mũi trong cơn dịch Covid, không hề thấy hội phụ nữ lên tiếng. Cho tới lúc này, nó vẫn câm nín chả bảo vệ gì được chị em đàn bà của nó. Để chỉ tốn cơm dân nuôi. Dẹp.

Đoàn thanh niên, công đoàn, hội nông dân, hội nghệ sĩ, hội nhà báo… đại loại đều thế cả. Xuân thu nhị kỳ chỉ thấy họp hành, bầu bán, cử người, chọn ghế, chứ cái đối tượng mà nó đại diện chẳng được nhờ vả gì. Đoàn thanh niên chẳng hạn, nếu có chăng, chỉ đảng được lợi, bởi đảng sinh ra nó để làm “cánh tay phải”, làm nguồn cung cấp lực lượng kế tiếp. Mà cũng lạ, chỉ nhắm tới mỗi đối tượng người trẻ (thanh niên), họ đẻ ra cả hội liên hiệp thanh niên lẫn đoàn thanh niên, có từ cấp trung ương tới địa phương cơ sở. Tốn kém ư, bày vẽ ư, dẫm chân lên nhau ư, kệ, cứ phải nhiều cho hoành tráng.

Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2024

Đánh/đàm

Ông D.Trump định giải quyết cuộc chiến tranh Nga - Ukraine thế nào là chuyện của ông ấy. Nó kéo dài đã hơn nghìn ngày, gần 3 năm rồi. Nói chỉ giải quyết trong 1 ngày, tức 24 tiếng đồng hồ, chỉ là nói phét. Mà những anh nói phét thì không tin được, hết thóc giống như chơi.

Ngay cả việc nói thẳng, chỉ thẳng tên gọi thực chất của cuộc chiến tranh là... chiến tranh mà cũng ú ớ ngọng nghịu, gọi thành xung đột, thì tốt nhất không nên dính vào làm gì.

"Người đương thời" lại còn đề xuất hướng giải quyết ngồi vào đàm phán, giữ nguyên hiện trạng, Ukraine phải chấp nhận mất đất đã bị Nga chiếm, hứa không gia nhập NATO để đổi lấy hòa bình, nghe ngứa tai bỏ mẹ.

Thôi thì Trump đã đi một nhẽ. Nực cười nhất là những ông bà xứ này, kể cả những ông từng tự hào cầm súng đi giành độc lập tự do, thề quyết tử cho tổ quốc quyết sinh, thề một tấc đất cũng phải giành, gìn giữ bảo vệ, thì nay lại chê bai khinh bỉ những người chống xâ.m lư.ợc, bảo vệ tổ quốc, mong cho bọn Nga thắng.

Chống lãng phí: Có chống được không? (kỳ 3)

Lãng phí cái gì? Trước hết là lãng phí ngân sách. Ngân sách không phải từ trên giời rơi xuống, không do đảng và nhà nước đẻ ra, mà là tiền (ngân), từ mồ hôi, nước mắt, máu của nhân dân tạo thành; là tiền thuế do dân và doanh nghiệp đóng góp; tiền bán tài nguyên đất nước. Lãng phí là có tội. Tội nặng.

Chỉ có điều, các vị hô hào chống lãng phí, cần phải biến lời nói thành việc làm, thành hành vi cụ thể. Đừng có mồm nói tiết kiệm, chống lãng phí, nhưng tay phung phí, coi máu mồ hôi nước mắt nhân dân như rác như bùn.

Ngày 26.10.2024, báo Tiền Phong có bài trong đó nêu ý kiến của bà Phạm Thị Thanh Trà - Bộ trưởng Nội vụ. Bà Trà cho biết: "trên thế giới chưa có nước nào có đơn vị hành chính cấp huyện, xã nhiều như Việt Nam, kể cả đơn vị hành chính cấp tỉnh cũng vậy.

Vì thế, cũng chưa có đất nước nào mà chi thường xuyên cho tổ chức bộ máy và con người lớn như Việt Nam, khi chi thường xuyên cho tổ chức bộ máy và con người chiếm đến 62%, không còn nguồn lực để chi cho đầu tư.