Từ trái sang: các anh Vũ Lệnh Năng, Bùi Văn Trọng Cường, Phạm Văn Sĩ (đứng), Nguyễn Huy Cờ, Lương Ngọc Bính. Trần Ngọc Hồng (tại hội lớp, hội khóa 17, tháng 11.2006, Hà Nội)
Những ngày này, Quảng Bình đang chìm trong lũ dữ.
Năm nào cũng như năm nào, cứ độ tháng 9 tháng 10 ta, người dân Quảng bọ lại khốn khổ bởi thiên tai. Mình cứ nghĩ, chả biết đúng không, trên dải đất này, không nơi nào khổ như Quảng Bình. Hồi xưa đi học, nghe ví von miền Trung là chiếc đòn gánh, gánh hai miền Nam - Bắc, nặng trĩu, và Quảng Bình là tâm điểm của chiếc đòn gánh hai đầu trĩu nặng ấy. Nơi hẹp nhất của chữ S, có chỗ chỉ tròm trèm 40 cây số, thật mỏng mảnh, phải cơn lũ dữ cuốn phăng ra biển Đông chứ chả chơi, ai mà biết được.
Bạn đồng môn đồng khóa với mình người Quảng Bình không nhiều, trong một bài cách nay chưa lâu mình đã kể ra rồi, nay nhắc lại chút để cảm phục nhớ thương các bạn ấy: Trần Ngọc Vương, Phạm Xuân Hoàng, Nguyễn Thị Nam, Nguyễn Thị Lan, Hoàng Sĩ Chiến, Nguyễn Thị Mét. Nam cùng chồng là anh Nguyễn Đăng Thành kéo nhau vào tận trường nông nghiệp, Đại học Cần Thơ, sau về lại Quảng Trị quê chồng; Xuân Hoàng làm thầy trường Đại học Huế, bảo vệ tiến sĩ cách nay mấy năm, được các bạn Hà Nội tổ chức tiệc mừng mini; anh Chiến và vợ Bùi Thị Lập (quê Bắc Ninh, cái Lập nhỏ nhắn dễ thương, mắt to tròn, mái tóc lúc nào cũng bồng lên) cùng vào Đà Nẵng, một thời lận đận công danh, nay nghe đâu cũng đã “lại đâm cành nở hoa”; Trần Ngọc Vương bám Hà Nội, bám khoa, giờ thuộc diện vua biết mặt chúa biết tên với danh xưng PGS tiến sĩ. Chỉ có cái Lan, Mét và Lương Ngọc Bính về quê bọ, sống chết với quê, tuy nhiên mỗi người mỗi phận. Thị Mét về đài phát thanh-truyền hình Bình Trị Thiên; Lan làm cán bộ văn hóa-thông tin, hơi nghèo, tội nhất đám, nhưng mình cũng không hơn bao nhiêu nên chả có cách gì giúp nó được.
Trong số trên, xét đường học vấn, Vương bọ thành công nhất, nhưng xét hoạn lộ thì nhất Bính. Giờ y đương kim ủy viên trung ương (tất nhiên là đảng rồi), Bí thư Tỉnh ủy, có thể gọi là quan đầu tỉnh, nhân vật số 1 của Quảng Bình. Bính từng giảng dạy tại Đại học Huế, đạt tiến sĩ, sau hồi hương làm Giám đốc sở Giáo dục, rồi Bí thư thị ủy Đồng Hới, Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó bí thư rồi Bí thư tỉnh, hình như cả nghị viên viện dân biểu. Ấy cứ nôm na vậy để thấy hoạn lộ của nó thật xênh xang, ít ai bì được.
Cả lớp mình hồi ấy, Bính thuộc diện cao lớn đẹp trai nhất nhì, cùng top với Hoàng Thanh Chương, Nguyễn Văn Bảo, Thanh Vinh (lớp ngữ, chồng cái Hồ Thu Hiền), con gái theo như chuồn chuồn đón mưa. Tính y vui vẻ, tiếng bọ trọ trẹ nhưng lúc nào cũng líu lo, chưa thấy người đã thấy tiếng. Bọn mình thầm ghen tị với y nên nhiều lúc chọc cho bõ tức. Y bị hắc lào, mà hồi ấy đứa nào chả hắc lào, không biết bọn con gái có bị không, đến giờ chưa thấy các thị khai ra. Tội gì khai, bởi thứ bệnh quái quỷ này toàn rúc chỗ kín, nhất là bẹn, háng. Thời ấy tương truyền câu “phi hắc lào bất thành sinh viên”. Mình dự định bao giờ họp lớp, họp khóa 17 sẽ hỏi xem có đứa nào không bị hắc lào hỏi thăm, nếu chối cứ vén háng lên, rõ ngay. Bôi cồn i-ốt thấm sâu vào thịt, nám đen, cả đời còn vết tích. Mấy cô nhân viên cửa hàng thuốc tây cạnh vườn hoa Cửa Nam chắc nhẵn mặt ba thằng sinh viên Tổng hợp. Lần đầu còn rụt rè vờ hỏi thăm mua thứ này thứ nọ, những lần sau cứ chỉ đích danh thuốc hắc lào, loại hộp tròn 50gr, khuân về một lần mấy hộp, để dự phòng. Bao nhiêu cũng chả đủ. Thế là mỗi lần cô bạn gái thằng Bính đến chơi, bọn Phạm Văn Bích, Nguyễn Sĩ Đại, Nguyễn Bá Tân, Nguyễn Tiến Thư, Trần Quang Tửu hoặc anh Ma Duy Giang… (nhiều đứa ghen với y lắm), réo ầm lên “Bính ơi, sao không trả tao hộp thuốc hắc lào”, vui đáo để, còn y thiếu điều mặt đỏ mặt xanh, độn thổ.
Bạn đồng khóa, từ trái sang: Trần Ngọc Vương, Nguyễn Tiến Thư, Lương Ngọc Bính, Nguyễn Thanh Hương (Hương con), một đứa lớp ngữ, Lê Ngọc Tân, Nguyễn Đình Chiến (Chiến trắng), Lương Thị Cừ (đứng sau Chiến trắng), Nguyễn Thu Hà, Nguyễn Thanh Đạm, Nguyễn Thị Nam.
Y sống với bạn bè tình cảm, chừng mực, chả mất lòng ai. Khi làm quan rồi, bạn gạ gẫm rủ rê, bảo chúng tao vào Quảng Bình chơi nhé, y vui vẻ ngay, đón tiếp nồng hậu. Thằng Lê Ngọc Tân đại gia có xe hơi, hay rủ rê bọn Hà Nội vi vu chỗ này chỗ khác, có lần vào cả rừng rú huyện Yên Thành, Nghệ An tìm ra anh Hoàng Xuân Bối tưởng đã bặt tăm hơi. Chuyến đáo Quảng Bình, nghe chúng nó kể, hùng dũng sang trọng lắm, bọn Sĩ Đại, Bá Tân, Xuân Ba, mụ Bé mụ Sánh mụ Hà (các mụ này nhẹ dạ, ới cái là đi liền), Hương con…, dọc đường đến đâu cũng gọi điện cho mình ríu ra ríu rít. Tới Quảng Bình, thằng Bính bỏ tiền túi đón tiếp chu đáo cho ăn uống ngủ nghê đã đời, lại còn tổ chức đi chơi. Mình nghĩ nếu bọn bố láo kia mà đòi xe cảnh sát dẹp đường có khi nó cũng chiều. Và cảm động nhất là khi đã làm đến quan đầu tỉnh, y vẫn không quên bạn thời sinh viên đang chịu cảnh nghèo. Thanh Đạm kể cho mình nghe rằng y tìm đến tận nhà cái Lan để giúp tiền bạc vì nó nghèo, lại phải nuôi con với mẹ già. Thật tình mình ngượng với Bính quá, mình chỉ được cái nói mồm.
Năm ngoái Quảng Bình bị cơn hồng thủy, nước lút mái nhà, bao nhiêu người chết, báo Tuổi Trẻ chụp đăng tấm ảnh bàn tay thọc qua lỗ ngói giơ cao vẫy vẫy cầu cứu trông rất thảm. Mình nghe kể trong khi Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải bay trực thăng vào thăm dân vùng lũ vẫn cổ cồn ca-vát, đón tiếp rình rang này nọ thì thằng Bính nhà ta cứ xắn quần lội nước tuốt tận huyện nghèo, vùng xa. Rồi thấy bảo nó không thèm ra Hà Nội họp để ở nhà chống lụt. Đại loại nhiều việc ra trò. Làm công bộc của dân, chí ít phải thế, chứ cứ nay golf mai tenis thì chúng ông chả thèm chơi với mày.
Nghĩ cũng tội cho nó. Khi mình được bù khú với mấy đứa này đứa khác thì nó đang trần mình đánh vật với lũ lụt. Làm quan xứ bọ nhà nó, sướng đâu chưa thấy chỉ thấy khổ vì trời, chưa kể bị dân mắng xơi xơi. Thằng Bính không phải dạng quan “ra đường thì ngựa ngựa xe xe, về nhà thì vênh vênh váo váo, ăn nói thì như ông Cao ông Quỳ…” nên dù nó ở thế giới khác tụi mình nhưng vẫn chơi được với nhau.
Lương Ngọc Bính và các bạn cùng lớp văn tại Quảng Bình. (ảnh hình như của Xuân Ba, do thị Sánh chuyển cho mình)
Nhớ một dạo, có tay CTV nào đó ở Quảng Bình gửi vào cái bài xỉa xói chuyện con gái y được tuyển làm công chức ở ngân hàng nhà nước tỉnh, mình xem và bảo với anh phụ trách tòa soạn khi ấy, rằng chuyện rất vớ vẩn, liên quan gì đến thằng bố (tức thằng Bính) đâu, viết vậy là hồ đồ. Anh ấy nghe ra, bỏ luôn không đăng. Mình làm thế chả phải muốn bênh y mà vì thấy không đáng, thế thôi.
Những ngày này, y lại phát sốt phát rét lên với lũ lụt. Mình ở Sè-goòng mưa bão không bén bánh xe, thấy y thật tội nghiệp.
Chả biết làm gì, chỉ biết hô: Bính ơi, cố lên!
21.10.2011
Nguyễn Thông
Nhận xét đầu tiên là của mụ Thu Hà, gọi qua điện thoại, góp ý cho mình chỉnh sửa vài chi tiết chưa chính xác. Mụ này đáng yêu thế. Cám ơn mụ nhé.
Trả lờiXóaTé ra là bạn của bác Thông. hề hề.
Trả lờiXóa( Xin chào Nguyễn Thông, em muốn liên kết cùng bác, em đã add link của bác rồi và rất mong nhận được hồi âm. Thanks - http://vatinam.blogspot.com )
Trả lờiXóaĐọc Nguyen Thông đâm giật mình bởi tự dưng kịp nhớ ra những thứ đã quên bẵng và cả những điều lẽ ra không nên nhớ!
Trả lờiXóaThông Cao có nhớ những dòng mày nhắn để tao nói với thằng Bính? Hình như cú ấy ghi điểm ???
Nguyen Du có câu Quan trường danh lợi lụy tiếu tần ( chốn quan trường nó lụy đến cả cái mỉm cười và nhíu mày- ý nói hai thứ bản năng ấy không được tự nhiên)
Vậy đích chú Bính nhà ta là đứa khổ rồi còn chi nữa
Có kể mô nựa!
Ngày xưa, có mấy lần vào Quảng Bình công tác, em xin đặt lịch gặp bác Bí thư Tỉnh ủy cũ (Phan Lâm Phương), nhưng chả bao giờ được gặp. Chả biết bây giờ, Q. Bình quan hệ với báo chí ra sao, nếu cứ như ngày xưa, chắc chẳng dám làm việc - công tác.
Trả lờiXóaĐợt tới em vào SG, rất mong ngồi với bác Thông, làm vài chai, bác nhá!..
-MTH: Nhớ vào sớm nhá, nhá.
Trả lờiXóa-Cu làng cát: Cu ơi, bạn bè thuở xưa ấy mà, giờ thì ai lo phận nấy. Cho tớ mượn của Cu 1 tấm ảnh chụp cột mốc biên giới (trong blog Cu) nhé, để kèm bài sắp tới. Cứ hậu trảm tiền tấu cho văn hóa nó cao, hihi.
Bác cứ lấy thoải mái,
Trả lờiXóaBác MTH ơi, bữa ni còn tệ hơn ấy, năm ngoái lũ lịch sử, bên sở truyền thông thống kê các báo để có cái tờ giấy khen của tỉnh về báo chí giúp dân, nhưng bị gạt ra, cũng từ tỉnh uỷ ấy, nói chung cụ Bính nhìn báo chí là hoảng hay khinh cũng chẳng biết.
Bác Thông cứ thoái mái, Cu mừng vì bác ghé chơi
Trả lờiXóaCu làng cát ơi, thực ra thì nó vốn là đứa tốt, nhưng làm quan bị quan cách hóa đi hay sao ấy. Tớ sẽ gọi điện góp ý với nó, với tư cách bạn cũ. Cám ơ Cu, ngày nào mà mình chả đọc của Mai Thanh Hải và Cu, còn hơn báo hữu ngạn.
Trả lờiXóaThông ơi, cô Thơ đây. Thỉnh thoảng đọc đâu đó bài của Nguyễn Thông, cô cứ ngờ ngợ là em. Hôm nay vào trang em mới biết đích thị là Thông. Nhìn mấy tấm ảnh thấy nhớ lớp em quá. Vương thì tuần nào cũng gặp. Huệ thỉnh thoảng gọi điện. Huy Hoàng đôi lúc gửi email. Cách đây hai năm gặp Hương và Đạm trong đêm thơ Huy Hoàng. Lâu rồi Hồng có gọi điện và cô nhớ hôm họp lớp em có gọi cho cô qua Huy Hoàng. Vui được gặp em ở đây
Trả lờiXóaCô ơi, em cảm động quá, lại được gặp cô, bao nhiêu năm rồi. Hồi năm 2006 em về dự hội khoa nhưng bệnh nên phải về quê Hải Phòng ngay, không đến chào cô được, em ân hận quá.
Trả lờiXóaEm hư lắm, quên gần hết tiếng Nga của cô dạy rồi, nhưng cô và thầy Chế, thầy Khuyến thì em vẫn nhớ như in. Lần tới ra Hà Nội em phải đến thăm cô bằng được.
Em chào cô ạ.
Trò hư của cô: Nguyễn Thông, 0903663407.
Em khỏi phải lo mình hư. Đến cô cũng quên rồi. Hai mươi năm kể từ khi Liên xô sụp đổ, cô cũng phải chuyển sang học và dạy Tiếng Anh. Cô nghỉ hưu 7 năm rồi nhưng chưa nghỉ dạy. Cô thích đọc bài viết của em. Dí dỏm hài hước mà sâu sắc. Cô trò mình giao lưu qua email và blog thường xuyên nhé. Email address và blog của cô: anhtho3649@yahoo.com.vn
Trả lờiXóaKhi nào ra Hà Nội vào cô nhé, gọi cho cô theo số 0915228457. Cô ở 336 Nguyễn Trãi ngay cạnh trường mình ấy. Chúc vui vẻ nhá nhá!
Anh Giang lớp anh có câu thơ :"Lưng anh gù như dấu hỏi đời em "-Gần bốn mươi năm qua ,mỗi khi gặp ông (bác -anh -em )nào có cái lưng cong cong là em lại thấy bác Giang thật là tài !
Trả lờiXóaChung bay đi chơi lúc nào mà lắm ảnh thế? Sao lại không co tao ở đó nhỉ? Tức quá đi thôi(MĐ)
Trả lờiXóa