Gương soi lịch sử
Chủ nhật 16/09/2012 05:00
Một cuộc hội thảo có
chủ đề khá khơi gợi “Về cuộc chính biến lật đổ mẹ con Thái tử Lê Nghi
Dân và hệ quả” được giới sử học tổ chức tại Thành phố Hải Phòng. Nội
dung của hội thảo nhằm làm sáng tỏ một sự kiện xảy ra cách nay ngót 6
thế kỷ về một cuộc đảo chính xảy ra vào ngày mồng 10 tháng 3 năm Kỷ Mão
(1459) với những diễn biến:
Bia Vĩnh Lăng tại Lăng Vua Lê Thái Tổ ở Lam Kinh. Ảnh: TL
Người con trưởng của bà
phi thứ nhất của vua Lê Thái Tông vượt tường thành cùng quân lính của
mình đột nhập vào nội cung giết vua là người con trưởng của bà phi thứ
hai để đoạt ngôi vua; ở ngôi được 8 tháng để rồi (6.1460) lại bị gạt bỏ
khỏi ngôi báu để người con của bà phi thứ ba đăng quang.
Vua Lê Thái Tông là vị vua thứ hai của triều Lê, kế vị vua Lê Thái Tổ, tức là vị Anh hùng Dân tộc Lê Lợi, sau khi giương ngọn cờ tụ nghĩa Lam Sơn đã đánh bại giặc ngoại xâm chấm dứt 20 năm đô hộ của nhà Minh rồi lên ngôi mở ra triều đại nhà Lê. Lê Thái Tông băng hà trong “vụ án Lệ Chi Viên” (1441) dẫn đến thảm hoạ “tru di tam tộc” đối với vị đại công thần Nguyễn Trãi và phu nhân là Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ.
Người con trưởng của bà phi thứ nhất của Lê Thái Tông là Lê Nghi Dân, còn bà phi thì có tên là Dương Thị Bí. Người đang ở ngôi vua bị giết là Lê Nhân Tông, con của bà phi thứ hai lúc đó đang ở ngôi Tuyên từ Hoàng Thái hậu có tên là Nguyễn Thị Anh. Còn người được làm vua thay Lê Nghi Dân là Lê Tư Thành con bà phi thứ tư Ngô Thị Ngọc Dao sau này mang miếu hiệu là Lê Thánh Tông.
Nguyên cớ của những rắc rối gây nên các cuộc đổi thay trong triều chính nhà Lê sau khi vua Lê Thái Tông băng hà chính là việc lựa chọn ai sẽ là thái tử kế vị mình. Lẽ thường, người kế vị vua Lê Thái Tông phải là còn trưởng của bà phi họ Dương và trên thực tế, sau khi lên ngôi chẳng bao lâu, Lê Nghi Dân đã được Thái Tông phong làm “Thái tử” để khi nào vua cha băng hà sẽ giữ ngôi và nối dõi. Với những lý do được chép không rõ ràng trong sử khiến của bà Thái phi họ Dương (như sử chép là “cậy mình” và “tỏ vẻ kiêu căng”) nên bị vua Lê Thái Tông giáng chức xuống làm Chiêu nghi rồi xuống nữa chỉ còn là dân thường. Đương nhiên cũng vì thế mà Nghi Dân không được làm thế tử nữa mà bị giáng làm Lạng Sơn vương. Để rồi vua cha chuyển ngôi thái tử cho con trai của bà thứ phi họ Nguyễn tên là Bang Cơ để khi Thái Tông băng hà đã nối ngôi với miếu hiệu sau này được gọi là Lê Nhân Tông.
Vụ “đảo chính” diễn ra năm Kỷ Sửu trong sử ký đơn giản chỉ được nhìn nhận như sự phục thù của Lê Nghi Dân để đòi lại “quyền chính thống” của người con trưởng của vua cha, thoán đoạt ngôi báu từ trong tay người em cùng cha khác mẹ nhưng ở vị thế của dòng thứ là vua Lê Nhân Tông vào thời điểm đó vẫn còn nhỏ tuổi. Và trong sự kiện này cả mẹ con Nhân Tông và nhiều người thân cận đều bị giết chết.
Sử gia nhà Lê chủ yếu thông qua hai bộ sử “Đại Việt sử ký toàn thư” gắn với tên tuổi của Ngô Sĩ Liên soạn vào cuối thế kỷ XV và “Đại Việt thông sử” của Lê Quý Đôn soạn vào cuối thế kỷ XVIII đều lên án hành vi của Lê Nghi Dân, coi đó là một hành vi bất chính, bất nghĩa và đương nhiên mặc dù Lê Nghi Dân trị vì tới 8 tháng nhưng khi chép sử đã không tính Nghi Dân là một vị vua của triều Lê. Cũng dễ hiểu, không chỉ vì quan niệm chính thống đánh giá một người giết mẹ con người em trai cùng cha khác mẹ, lại là vị vua đương vị của triều Lê, mà quan trọng hơn vì sau vụ biến này, các thế lực trong bộ máy quan lại triều đình đã “hạ bệ” Lê Nghi Dân để tôn người con của bà phi thứ tư là Lê Tư Thành lên làm vị vua thứ tư của nhà Lê, bỏ qua 8 tháng chấp chính của Nghi Dân.
Và lịch sử cũng cho thấy Lê Tư Thành, sau này mang miếu hiệu rất rạng rỡ trong chính sử - Lê Thánh Tông - người khởi đầu cho một thời kỳ ổn định của nhà Lê Sơ, đạt tới những đỉnh cao của nền Văn hiến Đại Việt. Cũng vì thế những sử quan khi viết về Lê Nghi Dân không thể coi đó là một triều đại chính thống. Mặc dù, trên thực tế, sau vụ chính biến “đảo chính” và “phản đảo chính” này, Lê Nghi Dân cùng bà mẹ vẫn không bị mất mạng. Và cuộc khai quật khảo cổ học ngôi mộ “Bà Chúa” phát hiện tại thôn Nhân Giả, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vào năm 1977 cho thấy có nhiều bằng chứng đó chính là bà phi Dương Thị Bí, mẹ của Lê Nghi Dân. Cách mai táng, quy mô và cấu trúc ngôi mộ cũng như những đồ tuỳ táng bằng vải vóc, tượng hình nhân hay trang sức bằng vàng cho thấy cuối đời bà phi họ Dương vẫn tỏ rõ được sự quyền quý, gia thế của mình.
Phải chăng, Lê Thánh Tông vẫn cảm cái việc Lê Nghi Dân đã lật đổ mẹ con Nguyễn Thị Anh, những người phải chịu trách nhiệm về vụ án “Lệ Chi Viên” thảm sát gia đình Ức Trai Nguyễn Trãi vốn là ân nhân đã cứu mạng mẹ con Lê Thánh Tông từ thuở còn hàn vi lại bị triều Lê Nhân Tông truy bức. Rồi khi đã làm vua thì Nghi Dân mới rước mẹ con Tư Thành về phong Gia Vương cho xây phủ đệ, tựa như đã đối xử với con bà phi thứ ba là Lê Khắc Xương cũng được đối xử tương tự.
Sử cũng còn chép về những công việc triều chính mà Nghi Dân đã làm trong thời gian chấp chính tuy với lời phê phán như của Lê Quý Đôn là làm đảo lộn các thể chế vốn đã có từ các triều trước như việc lập “lục bộ, lục khoa” và nhiều thay đổi hành chính khác, nhưng thực tế cho thấy khi Lê Thánh Tông chấp chính thì vị minh quân này đã tiếp thu hầu như nguyên vẹn những việc Nghi Dân đã làm, mở ra một thời kỳ phát triển rực rỡ của Đại Việt, trong đó có nền hành chính quốc gia.
Về phương diện đối ngoại, Lê Nghi Dân tiếp tục giữ mối hoà hiếu với phương Bắc bằng một đối sách mềm mỏng nhưng quyết liệt, ví như là người đứng đầu nhà nước Đại Việt đề xuất xin bỏ việc cống nạp ngọc trai khiến dân ta khốn khổ tìm kiếm (tuy phải đến thời nhà Thanh lệ này mới bãi).
Vì thế hội thảo nhất trí rằng, cần đánh giá cho đúng nhân vật Lê Nghi Dân trong lịch sử và nhìn nhận một cách khách quan và công bằng cuộc chính biến giết chết mẹ con Lê Nhân Tông, tuy trị vì quốc gia chỉ trong 8 tháng và bị phế truất bởi thế lực của các đại thần trong triều nhưng đã góp phần mở đường cho việc Lê Thánh Tông đăng quang, mở ra một thời kỳ phát triển mạnh mẽ của dân tộc. Và vì thế, với quan điểm ngày nay thì cũng phải coi Lê Nghi Dân, dù chỉ có 8 tháng nhưng vẫn xứng đáng như một triều vua trong triều đại nhà Lê. Cuộc hội thảo có thể khép lại ở đây khi góp phần làm sáng tỏ hơn một sự kiện của quá khứ và chiêu tuyết cho một nhân vật lịch sử đã khuất.
Nhưng cũng từ cuộc hội thảo này, các tham luận đều nêu câu hỏi vì sao một triều đại khai mở bằng một cuộc bùng phát mạnh mẽ sức mạnh dân tộc đánh bại quân xâm lăng, giải phóng giang sơn bờ cõi vẻ vang như vậy rồi ngay sau đó lại chìm đắm vào khủng hoảng chính trị trầm trọng kéo dài tới ba thập kỷ mà hiện tượng phổ biến nhất là sự thanh trừng, giành giật quyền lực trong hoàng tộc vốn “anh em một nhà” cũng như trong chính trường giữa những công thần “từng nằm gai nếm mật”.
Người ta điểm lại rằng, ngay với vị anh hùng dân tộc mà dân tộc ta muôn đời tôn kính là Lê Thái Tổ với chiến công chỉ huy cuộc kháng chiến đánh bại giặc Minh giải phóng đất nước thì lịch sử vẫn để lại không ít những vệt mờ. Ngoài việc chưa rõ ràng về nhân thân của Lê Lai “liều mình cứu chúa” không thấy chép trong chính sử với việc Tư Mã Lê Lai, một đại quan là công thần dưới trướng đã bị Lê Thái Tổ xử trảm có phải là một hay hai người còn gây tranh luận, thì chính vị thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn đã nghe lời gian thần sát hại hai bậc công thần từng sát cánh chiến đấu trong những ngày kháng chiến gian khổ là Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo chỉ vì lý do một người là hậu duệ của nhà Trần và một người “Kinh lộ” (xứ Bắc) được người đương thời trọng vọng.
Ngay trong gia tộc, Lê Thái Tổ cũng truất con trưởng là Tư Tề, người đã từng đồng cam cộng khổ với vua trong thời kháng chiến, lập nhiều công trạng để đưa con thứ là Nguyên Long vì lý do muốn trả nghĩa cho bà mẹ Nguyên Long đã thuận làm vật tế thần để phù hộ cho công cuộc kháng chiến của chồng thời hàn vi, rồi chê Tư Tề là “điên loạn” hay chỉ do sự e ngại người kế vị ảnh hưởng đến quyền lực của mình... Rồi công thần hàng đầu là Nguyễn Trãi sau này mới bị cháu của Lê Thái Tổ xử “tru di tam tộc” nhưng ngay khi còn đang chấp chính Ngài cũng đã lạnh nhạt cho về...
Sử gia nhà Lê sau những lời tôn vinh rất xứng đáng với công trạng của Lê Thái Tổ đối với quốc gia và dân tộc cũng phải hạ một lời phê “Thái Tổ tuổi già nhiều bệnh... tin dùng nịnh thần... đa nghi hay giết. Đó là chỗ kém”.
Khi Thái Tổ băng hà, con thứ hai là Thái tử Nguyên Long kế vị, sau có miếu hiệu là Lê Thái Tông được sử chép “thiên tư sáng suốt” cùng nhiều công trạng nhưng chỉ chê: “Song đam mê tửu sắc đến nỗi thình lình băng ở bên ngoài cũng là tự mình chuộc lấy tai vạ”. Câu chuyện chuốc vạ liên quan đến vụ án “Lệ Chi Viên” nổi tiếng sử sách và dân gian cùng nói nhiều mà cốt lõi của vụ này chỉ nhằm tận diệt vị công thần hàng đầu của nhà Lê mà chính triều Lê lại vô cùng e ngại dù vị công thần ấy tuổi đã cao và đã từng một lần sau khi thất sủng với Thái Tổ đã rời khỏi chính trường...
Dưới triều Lê Nhân Tông, sử sách và dân gian đều đổ hết tội và cho bà Hoàng Thái hậu Nguyễn Thị Anh là kẻ buông rèm nhiếp chính “gà mái gáy sớm mai”, nhưng chắc chắn đằng sau rèm nhiếp chính ấy còn là những vị cự thần, công thần xúc xiểm âm mưu để ám hại lẫn nhau tranh giành ngôi vị, lũng đoạn triều chính. Vì thế mà ta thấy hết lớp này đến lớp khác, các vị công thần rạng rỡ chiến công năm xưa lần lượt đều mượn tay nhau mà hạ sát: những Lưu Nhân Chú, Lê Khả, Lê Khắc Phục, Lê Liệt, Lê Xí, quốc cữu Nguyễn Phun Lỗ, giám sát ngự sử Cao Mô... kẻ bị giết, người bị tù hay mất chức... gần như vãn đi lớp cựu chiến binh của cuộc kháng chiến 10 năm...
Cho đến khi vị vua được coi là minh quân nhất của triều Lê lên trị vì sau khi Nghi Dân bị các vị đại thần phế truất, Lê Thánh Tông đã có một nghĩa cử khi đã làm mọi việc để giải oan cho vị đại khai quốc công thần của triều Lê, cũng là ân nhân của mình là Nguyễn Trãi, đã đối xử có tình với mẹ con Lê Nghi Dân là đã lật đổ vị vua tiền nhiệm, rồi bị lật đổ để làm nấc thang cho mình lên ngôi nhưng chính Ngài lại ra tay giết chết Lê Lăng và bỏ ngục đến chết người anh em cùng cha là con bà phi thứ ba là Cung vương Khắc Xương, để trừ mọi hậu hoạ, rồi lại giết cả Trần Phong, một vị đại thần đương triều từng là thày dạy học của mình... Vì thế, cũng như với Thái Tổ, sử sách ca ngợi tài năng của Lê Thánh Tông và những công trạng của vị vua sáng láng này với quốc gia, dân tộc rồi cũng phải hạ một câu: “Tình nghĩa anh em thiếu lòng thân ái... Đó là chỗ kém”.
Cái hay của sử gia ngày xưa là ngoài sứ mệnh cúc cung tận tụy cho triều đại mình thờ còn biết nói ra được cái kém cỏi của các đấng quân vương đầy quyền uy. Có thể đó cũng là một cách thể hiện sự tận tuỵ của mình với chế độ? Dự cuộc hội thảo này, ngẫm ra có nhiều bài học thật sâu sắc. Chỉ biết rằng với tất cả những gì diễn ra trong 30 năm đầu triều Lê, tức là thời gian mà các vị công thần đóng góp trong cuộc chiến tranh giải phóng ấy thể hiện trong đời sống triều chính là cả một thách thức lịch sử liên quan đến thân phận từng con người. Và phải chăng đó cũng là quy luật thường thấy trong lịch sử. Bởi lẽ, kể từ triều Lê Thánh Tông nhà Lê đạt tới những đỉnh cao của sự phát triển quốc gia... để rồi lại suy vong theo một cách khác tựa một điệp khúc của tiến trình lịch sử!
Vua Lê Thái Tông là vị vua thứ hai của triều Lê, kế vị vua Lê Thái Tổ, tức là vị Anh hùng Dân tộc Lê Lợi, sau khi giương ngọn cờ tụ nghĩa Lam Sơn đã đánh bại giặc ngoại xâm chấm dứt 20 năm đô hộ của nhà Minh rồi lên ngôi mở ra triều đại nhà Lê. Lê Thái Tông băng hà trong “vụ án Lệ Chi Viên” (1441) dẫn đến thảm hoạ “tru di tam tộc” đối với vị đại công thần Nguyễn Trãi và phu nhân là Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ.
Người con trưởng của bà phi thứ nhất của Lê Thái Tông là Lê Nghi Dân, còn bà phi thì có tên là Dương Thị Bí. Người đang ở ngôi vua bị giết là Lê Nhân Tông, con của bà phi thứ hai lúc đó đang ở ngôi Tuyên từ Hoàng Thái hậu có tên là Nguyễn Thị Anh. Còn người được làm vua thay Lê Nghi Dân là Lê Tư Thành con bà phi thứ tư Ngô Thị Ngọc Dao sau này mang miếu hiệu là Lê Thánh Tông.
Nguyên cớ của những rắc rối gây nên các cuộc đổi thay trong triều chính nhà Lê sau khi vua Lê Thái Tông băng hà chính là việc lựa chọn ai sẽ là thái tử kế vị mình. Lẽ thường, người kế vị vua Lê Thái Tông phải là còn trưởng của bà phi họ Dương và trên thực tế, sau khi lên ngôi chẳng bao lâu, Lê Nghi Dân đã được Thái Tông phong làm “Thái tử” để khi nào vua cha băng hà sẽ giữ ngôi và nối dõi. Với những lý do được chép không rõ ràng trong sử khiến của bà Thái phi họ Dương (như sử chép là “cậy mình” và “tỏ vẻ kiêu căng”) nên bị vua Lê Thái Tông giáng chức xuống làm Chiêu nghi rồi xuống nữa chỉ còn là dân thường. Đương nhiên cũng vì thế mà Nghi Dân không được làm thế tử nữa mà bị giáng làm Lạng Sơn vương. Để rồi vua cha chuyển ngôi thái tử cho con trai của bà thứ phi họ Nguyễn tên là Bang Cơ để khi Thái Tông băng hà đã nối ngôi với miếu hiệu sau này được gọi là Lê Nhân Tông.
Khu Thái miếu điện Lam Kinh. Ảnh: TL |
Vụ “đảo chính” diễn ra năm Kỷ Sửu trong sử ký đơn giản chỉ được nhìn nhận như sự phục thù của Lê Nghi Dân để đòi lại “quyền chính thống” của người con trưởng của vua cha, thoán đoạt ngôi báu từ trong tay người em cùng cha khác mẹ nhưng ở vị thế của dòng thứ là vua Lê Nhân Tông vào thời điểm đó vẫn còn nhỏ tuổi. Và trong sự kiện này cả mẹ con Nhân Tông và nhiều người thân cận đều bị giết chết.
Sử gia nhà Lê chủ yếu thông qua hai bộ sử “Đại Việt sử ký toàn thư” gắn với tên tuổi của Ngô Sĩ Liên soạn vào cuối thế kỷ XV và “Đại Việt thông sử” của Lê Quý Đôn soạn vào cuối thế kỷ XVIII đều lên án hành vi của Lê Nghi Dân, coi đó là một hành vi bất chính, bất nghĩa và đương nhiên mặc dù Lê Nghi Dân trị vì tới 8 tháng nhưng khi chép sử đã không tính Nghi Dân là một vị vua của triều Lê. Cũng dễ hiểu, không chỉ vì quan niệm chính thống đánh giá một người giết mẹ con người em trai cùng cha khác mẹ, lại là vị vua đương vị của triều Lê, mà quan trọng hơn vì sau vụ biến này, các thế lực trong bộ máy quan lại triều đình đã “hạ bệ” Lê Nghi Dân để tôn người con của bà phi thứ tư là Lê Tư Thành lên làm vị vua thứ tư của nhà Lê, bỏ qua 8 tháng chấp chính của Nghi Dân.
Và lịch sử cũng cho thấy Lê Tư Thành, sau này mang miếu hiệu rất rạng rỡ trong chính sử - Lê Thánh Tông - người khởi đầu cho một thời kỳ ổn định của nhà Lê Sơ, đạt tới những đỉnh cao của nền Văn hiến Đại Việt. Cũng vì thế những sử quan khi viết về Lê Nghi Dân không thể coi đó là một triều đại chính thống. Mặc dù, trên thực tế, sau vụ chính biến “đảo chính” và “phản đảo chính” này, Lê Nghi Dân cùng bà mẹ vẫn không bị mất mạng. Và cuộc khai quật khảo cổ học ngôi mộ “Bà Chúa” phát hiện tại thôn Nhân Giả, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vào năm 1977 cho thấy có nhiều bằng chứng đó chính là bà phi Dương Thị Bí, mẹ của Lê Nghi Dân. Cách mai táng, quy mô và cấu trúc ngôi mộ cũng như những đồ tuỳ táng bằng vải vóc, tượng hình nhân hay trang sức bằng vàng cho thấy cuối đời bà phi họ Dương vẫn tỏ rõ được sự quyền quý, gia thế của mình.
Phải chăng, Lê Thánh Tông vẫn cảm cái việc Lê Nghi Dân đã lật đổ mẹ con Nguyễn Thị Anh, những người phải chịu trách nhiệm về vụ án “Lệ Chi Viên” thảm sát gia đình Ức Trai Nguyễn Trãi vốn là ân nhân đã cứu mạng mẹ con Lê Thánh Tông từ thuở còn hàn vi lại bị triều Lê Nhân Tông truy bức. Rồi khi đã làm vua thì Nghi Dân mới rước mẹ con Tư Thành về phong Gia Vương cho xây phủ đệ, tựa như đã đối xử với con bà phi thứ ba là Lê Khắc Xương cũng được đối xử tương tự.
Sử cũng còn chép về những công việc triều chính mà Nghi Dân đã làm trong thời gian chấp chính tuy với lời phê phán như của Lê Quý Đôn là làm đảo lộn các thể chế vốn đã có từ các triều trước như việc lập “lục bộ, lục khoa” và nhiều thay đổi hành chính khác, nhưng thực tế cho thấy khi Lê Thánh Tông chấp chính thì vị minh quân này đã tiếp thu hầu như nguyên vẹn những việc Nghi Dân đã làm, mở ra một thời kỳ phát triển rực rỡ của Đại Việt, trong đó có nền hành chính quốc gia.
Về phương diện đối ngoại, Lê Nghi Dân tiếp tục giữ mối hoà hiếu với phương Bắc bằng một đối sách mềm mỏng nhưng quyết liệt, ví như là người đứng đầu nhà nước Đại Việt đề xuất xin bỏ việc cống nạp ngọc trai khiến dân ta khốn khổ tìm kiếm (tuy phải đến thời nhà Thanh lệ này mới bãi).
Vì thế hội thảo nhất trí rằng, cần đánh giá cho đúng nhân vật Lê Nghi Dân trong lịch sử và nhìn nhận một cách khách quan và công bằng cuộc chính biến giết chết mẹ con Lê Nhân Tông, tuy trị vì quốc gia chỉ trong 8 tháng và bị phế truất bởi thế lực của các đại thần trong triều nhưng đã góp phần mở đường cho việc Lê Thánh Tông đăng quang, mở ra một thời kỳ phát triển mạnh mẽ của dân tộc. Và vì thế, với quan điểm ngày nay thì cũng phải coi Lê Nghi Dân, dù chỉ có 8 tháng nhưng vẫn xứng đáng như một triều vua trong triều đại nhà Lê. Cuộc hội thảo có thể khép lại ở đây khi góp phần làm sáng tỏ hơn một sự kiện của quá khứ và chiêu tuyết cho một nhân vật lịch sử đã khuất.
Nhưng cũng từ cuộc hội thảo này, các tham luận đều nêu câu hỏi vì sao một triều đại khai mở bằng một cuộc bùng phát mạnh mẽ sức mạnh dân tộc đánh bại quân xâm lăng, giải phóng giang sơn bờ cõi vẻ vang như vậy rồi ngay sau đó lại chìm đắm vào khủng hoảng chính trị trầm trọng kéo dài tới ba thập kỷ mà hiện tượng phổ biến nhất là sự thanh trừng, giành giật quyền lực trong hoàng tộc vốn “anh em một nhà” cũng như trong chính trường giữa những công thần “từng nằm gai nếm mật”.
Người ta điểm lại rằng, ngay với vị anh hùng dân tộc mà dân tộc ta muôn đời tôn kính là Lê Thái Tổ với chiến công chỉ huy cuộc kháng chiến đánh bại giặc Minh giải phóng đất nước thì lịch sử vẫn để lại không ít những vệt mờ. Ngoài việc chưa rõ ràng về nhân thân của Lê Lai “liều mình cứu chúa” không thấy chép trong chính sử với việc Tư Mã Lê Lai, một đại quan là công thần dưới trướng đã bị Lê Thái Tổ xử trảm có phải là một hay hai người còn gây tranh luận, thì chính vị thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn đã nghe lời gian thần sát hại hai bậc công thần từng sát cánh chiến đấu trong những ngày kháng chiến gian khổ là Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo chỉ vì lý do một người là hậu duệ của nhà Trần và một người “Kinh lộ” (xứ Bắc) được người đương thời trọng vọng.
Ngay trong gia tộc, Lê Thái Tổ cũng truất con trưởng là Tư Tề, người đã từng đồng cam cộng khổ với vua trong thời kháng chiến, lập nhiều công trạng để đưa con thứ là Nguyên Long vì lý do muốn trả nghĩa cho bà mẹ Nguyên Long đã thuận làm vật tế thần để phù hộ cho công cuộc kháng chiến của chồng thời hàn vi, rồi chê Tư Tề là “điên loạn” hay chỉ do sự e ngại người kế vị ảnh hưởng đến quyền lực của mình... Rồi công thần hàng đầu là Nguyễn Trãi sau này mới bị cháu của Lê Thái Tổ xử “tru di tam tộc” nhưng ngay khi còn đang chấp chính Ngài cũng đã lạnh nhạt cho về...
Sử gia nhà Lê sau những lời tôn vinh rất xứng đáng với công trạng của Lê Thái Tổ đối với quốc gia và dân tộc cũng phải hạ một lời phê “Thái Tổ tuổi già nhiều bệnh... tin dùng nịnh thần... đa nghi hay giết. Đó là chỗ kém”.
Khi Thái Tổ băng hà, con thứ hai là Thái tử Nguyên Long kế vị, sau có miếu hiệu là Lê Thái Tông được sử chép “thiên tư sáng suốt” cùng nhiều công trạng nhưng chỉ chê: “Song đam mê tửu sắc đến nỗi thình lình băng ở bên ngoài cũng là tự mình chuộc lấy tai vạ”. Câu chuyện chuốc vạ liên quan đến vụ án “Lệ Chi Viên” nổi tiếng sử sách và dân gian cùng nói nhiều mà cốt lõi của vụ này chỉ nhằm tận diệt vị công thần hàng đầu của nhà Lê mà chính triều Lê lại vô cùng e ngại dù vị công thần ấy tuổi đã cao và đã từng một lần sau khi thất sủng với Thái Tổ đã rời khỏi chính trường...
Dưới triều Lê Nhân Tông, sử sách và dân gian đều đổ hết tội và cho bà Hoàng Thái hậu Nguyễn Thị Anh là kẻ buông rèm nhiếp chính “gà mái gáy sớm mai”, nhưng chắc chắn đằng sau rèm nhiếp chính ấy còn là những vị cự thần, công thần xúc xiểm âm mưu để ám hại lẫn nhau tranh giành ngôi vị, lũng đoạn triều chính. Vì thế mà ta thấy hết lớp này đến lớp khác, các vị công thần rạng rỡ chiến công năm xưa lần lượt đều mượn tay nhau mà hạ sát: những Lưu Nhân Chú, Lê Khả, Lê Khắc Phục, Lê Liệt, Lê Xí, quốc cữu Nguyễn Phun Lỗ, giám sát ngự sử Cao Mô... kẻ bị giết, người bị tù hay mất chức... gần như vãn đi lớp cựu chiến binh của cuộc kháng chiến 10 năm...
Cho đến khi vị vua được coi là minh quân nhất của triều Lê lên trị vì sau khi Nghi Dân bị các vị đại thần phế truất, Lê Thánh Tông đã có một nghĩa cử khi đã làm mọi việc để giải oan cho vị đại khai quốc công thần của triều Lê, cũng là ân nhân của mình là Nguyễn Trãi, đã đối xử có tình với mẹ con Lê Nghi Dân là đã lật đổ vị vua tiền nhiệm, rồi bị lật đổ để làm nấc thang cho mình lên ngôi nhưng chính Ngài lại ra tay giết chết Lê Lăng và bỏ ngục đến chết người anh em cùng cha là con bà phi thứ ba là Cung vương Khắc Xương, để trừ mọi hậu hoạ, rồi lại giết cả Trần Phong, một vị đại thần đương triều từng là thày dạy học của mình... Vì thế, cũng như với Thái Tổ, sử sách ca ngợi tài năng của Lê Thánh Tông và những công trạng của vị vua sáng láng này với quốc gia, dân tộc rồi cũng phải hạ một câu: “Tình nghĩa anh em thiếu lòng thân ái... Đó là chỗ kém”.
Cái hay của sử gia ngày xưa là ngoài sứ mệnh cúc cung tận tụy cho triều đại mình thờ còn biết nói ra được cái kém cỏi của các đấng quân vương đầy quyền uy. Có thể đó cũng là một cách thể hiện sự tận tuỵ của mình với chế độ? Dự cuộc hội thảo này, ngẫm ra có nhiều bài học thật sâu sắc. Chỉ biết rằng với tất cả những gì diễn ra trong 30 năm đầu triều Lê, tức là thời gian mà các vị công thần đóng góp trong cuộc chiến tranh giải phóng ấy thể hiện trong đời sống triều chính là cả một thách thức lịch sử liên quan đến thân phận từng con người. Và phải chăng đó cũng là quy luật thường thấy trong lịch sử. Bởi lẽ, kể từ triều Lê Thánh Tông nhà Lê đạt tới những đỉnh cao của sự phát triển quốc gia... để rồi lại suy vong theo một cách khác tựa một điệp khúc của tiến trình lịch sử!
(Nguồn: Lao Động)
Sử cũ mập mờ, sử mới gian manh. Chính sử mà phải định hướng rồi mới được lên văn bản, khác nào viết tiểu thuyết theo dạng công thức của Banzac : Dùng lịch sử làm cây đinh để treo mấy bức tranh mình "sáng tạo" ? Nhưng một dân tộc nhìn lại quá khứ của mình không thể bằng mấy bộ tiểu thuyết chủ quan, mà nhất thiết phải là lịch sử khách quan, dân tộc ấy mới sửa mình và lớn dậy được !
Trả lờiXóaQúa Chuẩn !!
XóaSử học mang tính giai cấp và gắn liền với chính trị, phục vụ trước hết cho giới cầm quyền. Từ Đông sang Tây, nơi nào cũng thế, thời nào cũng thế. Cho nên, chúng ta không ngạc nhiên khi sau một thể chế, lớp hậu sinh lại phải vất vả mò mẫm tìm hiểu sự thật ẩn giấu sau những biến cố trong quá khứ của cha anh...
Trả lờiXóaNhững sử gia dũng cảm phản ánh trung thực lịch sử như nó vốn có và để lại cho đời những tác phẩm bất hủ như Tư Mã Thiên (thời Tây Hán ở TQ)là rất hiếm, cực hiếm!
Liệu các nhà chép sử đương đại
Trả lờiXóaCó dám hạ một lời phê
ĐÓ LÀ CHỖ KÉM .
Giá có thêm những cuộc hội thảo tìm hiểu sự thật về các sự kiện trong lịch sử hiện đại nước nhà, như cuộc Cải cách ruộng đất (1954-1956), vụ Nhân văn giai phẩm (1956-1957), cuộc Tổng tấn công và nổi dậy 1968, cuộc Tiến công chiến lược Xuân- Hè 1972 mà đỉnh cao là "mùa hè đỏ lửa" ở Thành cổ Quảng Trị..., thì hay biết bao nhiêu! Cụ Hồ từng khuyên "Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà ngàn năm", nhưng con cháu ta, thậm chí là rất nhiều người lớn chúng ta nữa, rất mù mờ về lịch sử Việt Nam, nhất là giai đoạn Cận- Hiện đại (từ 1958 đến nay). Đơn giản vì sách giáo trình, giáo khoa lịch sử của ta thực chất là sách chính trị. Nó rất khô khan, công thức... Học sinh không mê môn Sử, học kém môn Sử cũng là điều dễ hiểu.
Trả lờiXóaXin chữa lại chỗ đánh máy sai: giai đoạn lịch sư Cận- Hiện đại (từ 1858 đến nay).
Trả lờiXóaĐơn giản thôi. Sử gia Dương Trung Quốc muốn nhắc nhở nền hành chính hiện tại rằng không có một vương triều nào tồn tại vĩnh viễn.
Trả lờiXóaCàng hiểu như vậy nên càng chôm chỉa nhanh nhỡ kg kịp!
XóaTMĐ:
Trả lờiXóaCó câu:Dũ Hậu Quang Tiền.Tạm dịch là Trước Sáng để Sau Soi.Chính quyền đương đại đừng để thế hệ
con cháu mai sau,không có gì để chúng soi,chúng noi mà có tội nặng với lịch sử.Và thế hệ sau @,chúng
không nhẹ nhàng:"Đó là chỗ kém" đâu nhé!
Bác diễn đạt rối rắm, khó hiểu quá. Mà sao đang dở câu lại xuống hàng nhỉ? Lạ!
XóaXin góp đôi lời
Xóa"
光前裕後
Quang: Sáng, rực rỡ, vẻ vang. Tiền: trước. Dụ: giàu có, đầy đủ. Hậu: sau.
Quang tiền dụ hậu là vẻ vang đời trước, giàu có đời sau.
Ý nói: Làm cho vẻ vang sự nghiệp của ông cha đời trước, dành để phúc ấm lại cho con cháu đời sau được giàu có.
Thành ngữ trên còn được nói là: Quang tiền thùy hậu: 光前垂後 Thùy: rủ xuống. Thùy ấm là phúc ấm để lại cho con cháu."
TMĐ:
XóaCám ơn bạn Nặc Danh 10:15 đã góp lời cho mình.Bạn ạ!Trong Cao Đài giáo,có thành ngữ QUANG TIỀN
DỤ HẬU,nghĩa từng từ và nghĩa toàn câu Bạn góp là hoàn toàn chính xác.Song song cùng tồn tại,rất nhiều từ đường họ tộc lớn,treo những bức hoành sơn son thếp vàng lâu đời lưu hạ:DŨ HẬU QUANG TIỀN.Chữ DŨ ở đây có nghĩa là SOI.Và đọc theo luật thuận thanh Dũ Hậu Quang Tiền chứ ít người
đọc Quang Tiền Dũ Hậu.Còn nghĩa thì Bạn biết rồi:Khuyên con cháu họ giòng nên noi gương sáng đẹp của gia tiên đã qua.Thân ái.
Ô!thế ba đời nhà nọ toàn nối gót nhau làm cùng đinh sái mõ chân sai cho việc làng...đến lúc cách mạng nổ ra cái thằng đời thứ 3 nó vác con dao rựa cùn đi theo lời sông núi...bây giờ thằng cháu nội của cái thằng cầm dao rựa ngày xưa đang làm cán bộ cao cấp,nhà nó to như một lâu đài của bậc vua chúa ngày xửa...đến hàng cây cảnh trong khuôn viên nhà nó đã đáng trăm tỳ đồng thì có ông thày tướng dạo đi qua gặp và nhìn kỹ mặt thằng con(của cái thằng có biệt thự to như lâu đài)phán một câu xanh rờn":Cái đời cậu về sau không có nổi cái bát mẻ để mà đựng cơm ăn..."Thế là cả một vùng quê kháo nhau loan lên là:cái chú kì"Không ai giàu ba họ,chẳng ai khó ba đời!"sắp xảy ra...Có người thì đoán chắc ông nó,bố nó(cái thằng bị thày tướng soi)tham nhũng,hủ hóa bậy bạ quá nên đến nó thì ăn chơi nghiện hút phá gia chi tử...nhưng lại có người đoán già đoán non rằng sẽ có một cuộc cách mạng lật đổ và tịch thu toàn bộ tài sản của những con mọt dân là ông cha nó và cái giống nhà cùng đinh sái mõ nhà nó lại trở về vị trí vốn có của mình...TÔI THÌ TÔI TIN Ở CÁI DỰ ĐOÁN 1.CÒN CÁC BÁC...THÌ DỰ ĐOÁN SAO?
Trả lờiXóa