Trang

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

Văn nghệ cuối đường hầm

Theo suy nghĩ của cá nhân tôi, chưa bao giờ nền văn nghệ nước nhà nói chung, văn học nói riêng, lại đen tối, bế tắc, bi đát, thảm cảnh... đến như hiện nay.

Chỉ tính từ cách mạng tháng tám 1945 tới nay thôi, văn học xứ ta đã từng đặt những dấu ấn sâu đậm trong lòng người và thời đại. Tôi không có kiến thức cần đủ về văn học miền Nam trước 1975 nên không dám bàn mảng đó, chỉ riêng văn học miền Bắc trước 75 và cả nước sau 75 đã gây cho tôi những quý mến đặc biệt. Đóng góp của văn nghệ sĩ, nhà văn vào sự phát triển của cuộc sống đương nhiên không cần bàn cãi.

Đã một thời, văn nghệ như thánh đường nghiêm cẩn, thiêng liêng, cao quý, ai bước chân được vào đó coi như tạo được cái tiếng hãnh diện với đời. Chả nói đâu xa, chỉ đăng được bài thơ, cái truyện ngắn trên tờ Văn nghệ là đã xem như lập được kỳ tích rồi, chứ nếu đoạt giải này nọ của thi thơ, thi truyện do Văn nghệ tổ chức thì chẳng cần phải đăng đàn diễn thuyết đã được làng văn xếp hạng chiếu trên, thậm chí ngồi cao ngất ngưởng, vua biết mặt chúa biết tên, thiên hạ ngắm nhìn ngưỡng mộ, kính phục. Cái thời ấy, dù nền văn nghệ vẫn bị chèo lái, uốn éo theo lối phải đạo nhưng trong chừng mực nào đó, tự thân nó tạo ra giá trị, khiến người ta không thể hạ nhục, xem thường. Tôi chắc rằng những người làm báo Văn nghệ hồi ấy chẳng thể nào quên được những năm tháng vinh quang, sản phẩm chưa ra lò đã bao bạn đọc mong ngóng, vừa bày lên sạp đã hết veo, một tờ báo người ta chuyền tay nhau đọc đến nát từng trang... Những tên tuổi một thời của văn học nước nhà Thái Giang, Nguyễn Bùi Vợi, Võ Văn Trực, Nguyễn Đức Mậu, Phan Thị Thanh Nhàn, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Hoàng Nhuận Cầm, Nguyễn Huy Thiệp... nổi lên, được cả nước biết tới cũng nhờ bệ phóng Văn nghệ.

Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu.

Vừa rồi, đọc bài của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, tôi thấy anh than và giận, và tiếc nuối trước việc bác Hữu Thỉnh quyết định sáp nhập, đóng cửa, đình bản, chấm dứt tờ tạp chí Nhà văn, một trong 3 cơ quan ngôn luận trực thuộc Hội Nhà văn. Nghe ra ngậm buồn, nhưng biết thế nào. Em mà cương vị bác Thỉnh, có nhẽ em đóng cửa nó lâu rồi, ít nhất cũng sau khi nó danh nghĩa đứng ra tổ chức cái hội thảo thơ Hoàng Quang Thuận đầy tai tiếng. Mà chả riêng thằng Nhà văn, ngay thằng Văn nghệ (gồm cả Văn nghệ trẻ) đang do bác Huân cầm trịch, rồi tạp chí Thơ, tạp chí Văn học nước ngoài, em cho out tất. Mấy cái cục nợ kiểu Vinashin đó, tồn tại mà không tự nuôi nổi mình, ăn mãi vào vốn, suốt ngày há mồm chờ sữa vú dân nuôi nhỏ giọt vào để cầm hơi, sản phẩm làm ra ế rệ trên sạp, bán chẳng ai mua, ít người quan tâm, chính giới văn nghệ cũng không thèm đọc, không giải thể sớm, càng để càng chết, thành gánh nặng. Thời bây giờ vẫn làm báo theo kiểu bao cấp, chờ chỉ đạo, uốn theo định hướng, vẫn tán tụng ngợi ca, vẫn nhắm mắt bịt tai trước hiện thực chát chúa xô bồ, chưa chết mới là lạ. Thương là thương những người như bác Nguyễn Trí Huân, có tâm có trí nhưng bị vướng cái thời, lại thiếu chút dũng khí như Nguyên Ngọc, chỉ biết ngậm ngùi nhìn tờ báo chết dần chết mòn, nhích dần vào tử huyệt.

Một nền văn nghệ cuối đường hầm vì nó quá nặng căn với cái cũ không dứt ra được, thiếu những người chèo lái giỏi giang tài ba, bản lĩnh, liệu mò mẫm trong bóng tối đến bao giờ? Không ai đem ánh sáng cho nó nếu nó không tự tìm ra vùng ánh sáng.

27.11.2012
Nguyễn Thông

21 nhận xét:

  1. Vũng lầy của chúng ta....Tui vừa đọc entry của bạn trẻ nầy, quả thật không vui chút nào nhưng biết làm thế nào?
    http://nhilinhblog.blogspot.com/2012/11/noi-tiep-chuyen-tran-nha-thuy.html

    Trả lờiXóa
  2. Ồ là lá !thế mấy ngày trước Đ/c Lù Chóng về Nam định ca ngợi văn nghệ xã hay, tuyệt, hay hơn cả văn công TW ,đừng có xem Internet nghe bọn phản đông nói xấu chế độ ta,,,
    Hôm kia khai mạc Liên hoan phim quốc tế ở Hà nội, Hồng Quế gợi tình thế mà cứ tự nhiên vào hội trường ( không có vé được mời)rồi các báo lề giữa còn bảo Âm vang ...ao làng...
    Thật thế? Văn nghệ văn gừng cũng ...Thối thế ư?

    Trả lờiXóa
  3. Bác Thông ạ,có một thời gian do hoàn cảnh,tôi có đứt đoạn việc theo dõi các địa chỉ văn học.Nhớ lại hồi sinh viên, ngoài danh mục bác nêu, những tên sinh viên đói văn hóa như chúng tôi có biết tạp chí Tác phẩm mới.Tạp chí đó có nhiều tiểu phẩm hay.Nói thật với bác Thông, chuyên ngành kỹ thuật, nhưng cũng ngông cuồng ôm chút mộng văn chương,nên có đôi lần thập thò đến đó.Đi lính về, chẳng thấy tạp chí đó nữa.Bác có thể cho biết đôi chút về tapj chí đó không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác Hải Hồ ơi, mời bác đọc bài của nhà văn Đỗ Hoàng trên lethieunhon.com nhé, nói khá kỹ về tạp chí Tác phẩm mới. Đường dẫn đây, bác ạ: http://lethieunhoncom.blogspot.com/2012/11/tap-chi-nha-van-chinh-thuc-tuyen-bo-cao_9647.html

      Xóa
    2. Tôi đã đọc.Cám ơn bác.

      Xóa
  4. Nền văn nghệ thiếu vắng đội ngũ cầm bút đứng trong chiến
    hào nhân dân,khàn hơi cất vang trời tiếng chim báo bão,
    sáng lóa tia chớp xé toan mây mù thì nền văn nghệ của
    đất nước ấy đang hụp lặn dưới tận cùng của vực sâu,không
    lối thoát.
    Văn nghệ nước nhà không ở cuối đường hầm đâu.Vì cuối đường hầm thì ánh sáng sắp lộ ra trong chừng năm mười bước tối.
    Ở đây?Mịt mờ,vô vọng!

    Trả lờiXóa
  5. Bây giờ các bác mới nhận thấy văn nghệ Việt Nam ở cuối đường hầm là quá muộn. Tôi nhận thấy nó đã bị chết cách đây hơn năm chục năm rồi. Chính xác là sau " Nhân văn giai phẩm ". Khi các đồng chí cầm bút được phong là chiến sỹ, các đồng chí không phải là chiến sỹ được gọi là giặc chữ. Chết từ khi người ta bắt phải pha chế một tỷ tệ thép ở trong thơ. Công tâm mà nói cũng có một số tác phẩm có giá trị nghệ thuật nhưng không được nhiều lắm. Những lời rất thực trong tâm khảm của riêng tôi !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trong tâm khảm mọi người đây cũng chưa tìm được một nền văn học đông tây kim cổ nào mà tất cả các tác phẩm đều có giá trị nghệ thuật, xin bác chỉ giáo.

      Xóa
  6. Giáo vụ trường THlúc 00:57 28 tháng 11, 2012

    Tôi thấy nhiều luận văn tiến sỹ,thạc sỹ về văn học rất vớ vẩn. Ví dụ vừa rồi ở ĐH Huế có bảo vệ luận văn Thạc sỹ khoa học(?)về nhà thơ VCH. Tôi chưa bao giờ nghe nói về nhà thơ này,liền tìm hiểu thì thất vọng quá. Thất vọng cho cả thạc sỹ lẫn nhà thơ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ô hô. Đáng ngạc nhiên nhất là chuyện bác bây giờ mới ... thất vọng. Chuyện thạc sĩ văn chương giá rẻ nhiều như chính nó. Có gì đáng cho ta thất vọng đâu.

      Xóa
    2. THI CA Sào Nam Phan Bội Châu QUẢ LÀ THI THÁNH LƯU DANH MUÔN THUỞ ...

      NƯỚC VIỆT CÒN Sống và Chết của Cụ CÒN MÃI MÃI !!!





      SỐNG

      Sống tủi làm chi đứng chật trời
      Sống nhìn thế giới hổ chăng ai
      Sống làm nô lệ cho người khiến
      Sống chịu ngu si để chúng cười
      Sống tưởng công danh, không tưởng nước
      Sống lo phú quý chẳng lo đời,
      Sống mà như thế đừng nên sống!
      Sống tủi làm chi đứng chật trời?

      CHẾT

      Chết mà vì nước, chết vì dân,
      Chết đấng nam nhi trả nợ trần.
      Chết buổi Đông Chu, hồn thất quốc,
      Chết như Tây Hán lúc tam phân.
      Chết như Hưng Đạo, hồn thành thánh,
      Chết tựa Trưng Vương, phách hóa thần.
      Chết cụ Tây Hồ danh chẳng chết,
      Chết mà vì nước, chết vì dân.

      Sào Nam Phan Bội Châu


      ĐẤT NƯỚC thời đồ đểu TOÀN LÀ LŨ văn nô, thi nô, báo nô, gia nô... vô tài vô hạnh thất đức CHỈ ẢO VỌNG háo danh BẰNG BẰNG TRẮC TRẮC !!!

      Tôi thấy nhiều luận văn tiến sỹ,thạc sỹ về văn học rất vớ vẩn. Ví dụ vừa rồi ở ĐH Huế có bảo vệ luận văn Thạc sỹ khoa học(?)về nhà thơ VCH. Tôi chưa bao giờ nghe nói về nhà thơ này,liền tìm hiểu thì thất vọng quá. Thất vọng cho cả thạc sỹ lẫn nhà thơ.

      ĐẤT NƯỚC thời đồ đểu TOÀN LÀ LŨ văn nô, thi nô, báo nô, gia nô... vô tài vô hạnh thất đức CHỈ ẢO VỌNG háo danh BẰNG BẰNG TRẮC TRẮC !!!

      Xóa
  7. Văn nghệ cuối đường hầm vì có sự định hướng nhất quán,quyết liệt của đảng ta(đỉnh cao ngon cỏ)mờ!

    Trả lờiXóa
  8. Tôi vừa đọc tờ Văn nghệ số 45 ra ngày 10/11/2012 thấy nhạt hoét ,nhất là trang thơ .Chỉ đọc các đề bài như Trước đền thờ Nguyễn Trãi ,Còn mãi Truông Bồn ,Người bán hàng rong ,Đồng làng ...cũng đủ thấy sự cũ kỹ của đề tài .Còn phải kể các tờ báo hoặc tạp chí văn nghệ của các tỉnh nữa chứ ,thà dẹp hêt đi cho đỡ tốn tiền của dân .
    Tôi có mấy đúa c háu ,bố mẹ nó giàu có ,cho học ghê lắm nhưng khi hỏi chúng có đọc Nguyễn Công Hoan ,Nam Cao ...không thì được biêt chúng không đọc .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế thì bác phải dậy nó chứ.Giao lưu già trẻ bác cũng học được khối thứ từ chúng:Gangnam styl chẳng hạn.Đảm bảo dạy nó , học nó, bác sẽ thấy mình trẻ ra.

      Xóa
  9. Tiếc quá, phải chi Đảng "ta" đừng đổi mới, ô Nguyễn Văn Linh đừng kêu gọi văn nghệ sĩ tự cởi trói, thì văn nghệ sĩ nước ta vẫn nằm yên trong sự trói buộc của Đảng, vẫn làm loại văn nghệ phải đạo, vẫn tạo nên những tên tuổi lớn được Trường Chinh biết mặt, Tố Hữu biết tên, văn nghệ vẫn là một thánh đường nghiêm cẩn, không ai "dám" dè bỉu, thời oanh liệt vẫn còn, dân vẫn còn mê mệt đọc báo Đảng, bác Nguyễn Thông và những người như bác không phải lăn tăn nghĩ ngợi, và bộ não người Việt sẽ phẳng lì như được ủi vậy . Nhìn qua Bắc Hàn mà tiếc cho một thời oanh liệt của nước nhà quá đi mất .

    Bao giờ cho tới ngày xưa!

    Đổi mới cái tự do ấy!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chán cho cái óc người mà như heo.lúc 11:06 28 tháng 11, 2012

      Sao bác...ấy thế?Thời đại nào ,văn học ấy.Thời đại đáng sống thì văn học đáng xem.Bác thích đổi mới tự do thì bác sẽ đỏi mới con cặc .Bác lo cho cái bộ não tự do của bác đi trước khi bác nhìn bộ não người khác bác nhảy.

      Xóa
  10. Theo em thì văn nghệ ngày nay sở dĩ nó bị khinh rẻ tận cùng là vì:
    1/ Với lãnh đạo, nó tỏ ra nịnh bợ, thớ lợ, cún con ... quá đáng. Nên bị Khinh.
    2/ Với nhân dân nó xa cách quá, nó kênh kiệu của hành quá... Nên nó bị coi rẻ.
    3/ Với dân tộc thì nó ơ hờ quá, nó nhạt nhẽo quá... Nên nó bị coi là thừa, vô ích.
    Phim Việt không người xem. Văn Việt không người đọc. Nhạc Việt không người hát. Kịch Việt không người diễn...
    Là em chỉ nói mấy vụ văn nghệ thuộc nhà nước nuôi thôi nhé....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác chỉ cho em, cái văn nghệ nào tự sống nhà nước không nuôi?

      Xóa
  11. ĐẤT NƯỚC thời đồ đểu TOÀN LÀ LŨ văn nô, thi nô, báo nô, gia nô... vô tài vô hạnh thất đức CHỈ ẢO VỌNG háo danh BẰNG BẰNG TRẮC TRẮC !!!!


    Free Bird Towards a Free Burma - Cánh Chim Tự Do bay hướng về Một Miến Diện Tự Do
    =====================


    BẤM VÀO XEM ẢNH
    Daw Aung San Suu Kyi - Nhà Đấu tranh vì Dân chủ của Đất Nước Miến Điện , Nguyên khôi Giải NOBEL HÒA BÌNH 1991






    My home...

    where I was born and raised

    used to be warm and lovely

    now filled with darkness and horror.


    *

    My family...

    whom I had grown with

    used to be cheerful and lively

    now living with fear and terror.


    *

    My friends...

    whom I shared my life with

    used to be pure and merry

    now living with wounded heart.


    *

    A free bird...

    which is just freed

    used to be caged

    now flying with an olive branch

    for the place it loves.


    By Daw Aung San Suu Kyi





    Cánh Chim Tự Do bay hướng về Một Miến Diện Tự Do
    =======================


    Viết bởi Daw Aung San Suu Kyi - Nhà Đấu tranh vì Dân chủ của Đất Nước Miến Điện , Nguyên khôi Giải NOBEL HÒA BÌNH 1991






    Quê nhà tôi ...

    nơi ấy tôi sinh ra và nuôi lớn khôn

    từng nồng ấm ấm cúng và thật thương yêu

    bây giờ tràn đầy bóng tối và sợ hãi.




    *


    Gia đình tôi ...

    với người thân thiết tôi trưởng thành

    từng luôn luôn vui mừng và sống động

    bây giờ đây đang sống trong lo sợ lẫn kinh hòang.


    *


    Bạn bè tôi ...

    với người thân tình này tôi chia sẻ cuộc đời

    từng trong sáng và vui tươi

    bây giờ đây đang sống với trái tim thương tích tan vỡ


    *


    Một cánh chim tự do ...

    vừa mới giải thóat sẩy lồng

    từng bị giam cầm

    bây giờ đây đang bay cao vơi nhành ô li hòa bình

    vì khỏang không chim yêu thương





    Nguyễn Hữu Viện chuyển ngữ

    PARIS , Chớm Thu 2003



    NHỮNG GIẢI THƯỞNG VÔ CÙNG CAO QUÝ MÀ NHAN LOẠI cùng các DÂN TỘC VĂN MINH TIẾN BỘ như NA UY, THỤY ĐIỂN, PHÁP, CHÂU ÂU và HOA KỲ trao tặng Daw Aung San Suu Kyi - Vĩ Nhân của Thế kỷ 20 và 21


    1990 : prix Rafto décerné par la Fondation Rafto pour les droits humains.
    1990 : prix Sakharov pour la liberté de pensée
    1991 : prix Nobel de la paix, Aung San Suu Kyi n'a reçu son prix Nobel de la Paix, décerné en 1991, que le 16 juin 2012 à Oslo avec un retard de 21 ans29.
    2000 : Médaille présidentielle de la liberté
    2005 : prix Olof Palme
    2008 : Prix de la Fondation décerné in abstentia par le Forum de Crans Montana et remis par M. Jacques Barrot Vice-Président de la Commission Européenne et M. Federico Mayor Co-Président du Panel des Nations Unies pour l'Alliance des Civilisations
    2012 GIẢI TỰ DO cao quý của Quốc hội Mỹ
    2012 : Commandeur de l'Ordre de la Légion d'honneur française.

    ....

    Trả lờiXóa

  12. In the quiet land - Giữa Vùng đất yên tĩnh
    ==================


    Daw Aung San Suu Kyi





    In the Quiet Land, no one can tell

    if there's someone who's listening

    for secrets they can sell.

    The informers are paid in the blood of the land

    and no one dares speak what the tyrants won't stand.


    *

    In the quiet land of Burma,

    no one laughs and no one thinks out loud.

    In the quiet land of Burma,

    you can hear it in the silence of the crowd


    *

    In the Quiet Land, no one can say

    when the soldiers are coming

    to carry them away.

    The Chinese want a road; the French want the oil;

    the Thais take the timber, and SLORC takes the spoils...


    *

    In the Quiet Land....

    In the Quiet Land, no one can hear

    what is silenced by murder

    and covered up with fear.

    But, despite what is forced, freedom's a sound

    that liars can't fake and no shouting can drown.



    Aung San Suu Kyi : Linh Hồn của Phong Trào Dân Chủ Miến Điện
    BẤM VÀO ĐỌC TẠI :

    http://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poesie2&idfam=47


    Daw Aung San Suu Kyi's pages
    BẤM VÀO ĐỌC TẠI :
    http://dassk.org/index.php/topic,701.0.html




    In the quiet land - Giữa Vùng đất yên tĩnh
    =======================


    Viết bởi Daw Aung San Suu Kyi - Nhà Đấu tranh vì Dân chủ của Đất Nước Miến Điện , Nguyên khôi Giải NOBEL HÒA BÌNH 1991


    Thân tặng các vị Anh Thư Nước Việt : LÊ THỊ CÔNG NHÂN, PHẠM THANH NGHIÊM, TRẦN KHẢI THANH THỦY, ĐỖ THỊ MINH HẠNH, TẠ PHONG TẦN, ...

    NHV - PARIS , Giữa Hạ 2010






    Giữa Vùng đất yên tĩnh Con Người không được tâm tình !

    nếu có ai đang nghe lén

    vì điều bí mật có thể bán nghe em !

    Kẻ săn tin trả bằng máu xương Quê hương

    và chẳng ai dám nói lên điều gì bọn độc tài không chịu nổi


    *

    Trong vùng đất Miến Điện yên lặng

    không ai nở nụ cười và chẳng ai suy tưởng nói ra đâu

    Trong vùng đất Miến Điện yên lặng

    em có thể nghe điều ấy không nói ra trong yên lặng giữa rừng người điếc câm


    *

    Trong Vùng đất yên lặng như tờ chẳng ai nói gì làm ngơ

    Khi bầy lính đang tràn ập tới

    bắt bớ đem họ đi tù xa.

    Người Tàu khựa muốn con đường; người Phú Lăng Sa muốn dầu lửa

    Người Thái Lan lấy gỗ quí rừng, và bọn quân phiệt quan tham xâu xé lấy cả thối ung ....


    *


    Giữa Vùng Đất Mẹ Tĩnh Lặng thế này đây ! ! !.....

    Giữa Mảnh Đất Mẹ Im Lìm tội tình yêu dấu dấu yêu hao gầy

    Bọn đồ tể giết người hầu che lấp tội chúng vào Yên Lặng

    Và che phủ tử thi nạn nhân bằng nỗi sợ vĩnh hằng

    Nhưng dẫu sao không thể nào đâu - chúng chẳng làm sao bóp cổ bóp họng hết

    Rồi có ngày Tự do Dân chủ tức nước vỡ bờ

    Bọn nói dối độc tài bạo quyền không ngăn cản nổi cuốn trôi




    Nguyễn Hữu Viện

    PARIS , Chớm Thu 2003

    Trả lờiXóa

  13. Cú Sét Ái tình với Người em gái Hà Nội giữa Paris đang "Ngồi hong váy ướt" !...
    ===========


    Đi rửa mắt cửa kính tiệm sách
    Thấy Người em gái Hà Nội giữa Paris
    Đang "Ngồi hong váy ướt" !...cả nội y
    Tưởng kỹ nữ bán mình trong lồng kính
    Nhìn kỹ ra em Nhà Văn lạc Hồng Lĩnh nơi đây
    Anh vội vàng rút lui bàn tay bẩn khỏ nội y ẩm ướt
    Trong váy ướt hương Dạ Lan đêm xanh Phố Cổ
    Một chút địa ngục lõa lồ
    Trong đêm giữa ban ngày Paris
    Trước công trình em anh nín thở
    Không một lời
    Chỉ là cái nhìn đắm đuối chiêm ngưỡng
    Muốn mơn trớn từng dòng chữ Mẹ
    Vuốt ve từng phương ngữ Hà Nội em thỏ thẻ
    Mở đôi môi thật lười quá hè
    Anh muốn cắn vào Trái cấm ấy
    Dạ Lan hương tràn đầy
    Như mặt thoáng Hồ Gươm theo Gió Heo may
    Cánh bướm đa tình như bàn tay anh nhè nhẹ
    Mười ngón tay tò mò khát thèm
    Dạo phím dưới nội y
    Người em gái Hà Nội giữa Paris
    Đang "Ngồi hong váy ướt" !...nửa chừng xuân thì
    Trên da thịt khoái cảm
    10 ngón tay anh nghe đường cong mông tham lam
    Đôi háng thôi lỡ rồi bàn tay nhúng chàm
    Lồng ngực phập phồng như thuở bom rơi Hà Nội ấy !
    Và cổ em trắng ngà phủ phục dưới 5 nón tay anh
    Người em gái Hà Nội bỗng hiện giữa Paris
    Đang "Ngồi hong váy ướt" !...cả nội y
    Khát khao anh dài thường thượt
    Em anh nằm xuống giữa Paris
    Một cách nhẹ nhàng
    Đan bện giao thoa vào nhau vào những giao điểm bỏng
    Như nụ hôn đầu
    Em thì thầm kể chuyện khổ đau
    Đời nữ sĩ cầm bút
    Giữa Hà L..ội Phố - Thời Đồ đểu hôm nay
    Chuyện bếp núc đằng sau "Ngồi hong váy ướt" !...
    Điêu khắc phẩm từ chối trưng bày trong nước
    Chớ không phải Tượng Bác nửa ngợm nửa người
    Trưng bàn thờ ngang hàng với Phật
    Giời ơi !
    Điêu khắc phẩm "Ngồi hong váy ướt" !...

    Sáng tạo khắc bằng Chân tình Chân thành
    Gồm 17 khoảnh khắc ngắn Mùa Xuân Xanh
    Bàn tay đói khát Việt kiều anh
    Vuốt ve sờ mó làn da thịt trong lành
    Rờ trung điểm cao ngạo em vẫn để yên cho anh .. ..
    Giữa 10 ngón tay lông măng da em dựng đứng
    Như hai bao cao su đội như nón cối
    Lên đầu vụ án chính trị kịch bản rất tồi
    Khiến mọi cơ bắp trong anh dựng đứng không ngừng
    Cứng ngắc
    Kèm theo nhạc âm tế vi tinh tế tinh vi
    Đủ nâng anh bay về Hà Nội với em
    Như cánh chim trời theo mây phù du
    Khoảnh khắc sát na biến mất
    Đôi môi anh cất cánh
    Như bướm đa tình bám chặt vào
    Miệng trên miệng dưới em ẩm ướt
    Người em gái Hà Nội giữa Paris
    Đang "Ngồi hong váy ướt" !...cả nội y
    Anh như cánh chim sắt đói mồi
    Đáp xuống lồng ngực em phập phồng
    Như lo sợ Hà Nội 12 ngày và đêm khói lửa
    Để mổ nhặt
    Cái đầu môi chót lưỡi của em
    Mùi da thịt thơm Dạ Lan Hương
    Hương Hà Nội 36 Phố Phường
    Môi anh hôn bỏng trên da thịt em
    Giữa núi giữa đồi giữa nhũ hoa nặng trũi Hoa Sữa
    Và da thịt là sa mạc bỏng Tình Hè
    Châu thân dáng điệu nhịp nhàng bu lấy nhục thân anh
    Bỗng anh như lão tướng già thượng mã phong
    Ngã gục trong vòng tay còn đói khát của em
    Vẫn như thể chưa bằng lòng
    Trước khát vọng da thịt vô cùng vô tận
    Anh giả bộ giận hờn đòi đóng hộp gởi trả lại em
    Cho quan dâm quan tham quan đỏ Hà L...ội hôm nay
    Cho em không còn "Ngồi hong váy ướt" !...
    Cho dù là ngủ trưa ôm Hà L...ội
    Em van anh cho em sáng tạo Tự do không Hà L...ội gò bó
    « Anh có biết Tự Do đối với em quý đến dường nào ! ? »
    « Anh có biết Tự Do được nói tỏ bày đối với em quý quý biết bao  ! ? »
    « Anh có biết Tự Do được yêu được thương với em quý đến làm sao ! ? »
    « Anh hiểu em như Vì Sao …Anh hiểu em như Vì Sao … nhưng Tại Sao ? ? ?  »


    TRIỆU LƯƠNG DÂN cảm tác nhân nghe Nhà Văn Võ Thị Hảo trả lời phỏng vấn BBC

    Trả lờiXóa