Anh Toại vào học khoa Văn, Tổng hợp từ khóa 13, sau đó nhập ngũ. Mãi khóa 19 mới về học lại nhưng hồi tụi K17 chúng mình còn đang mài đũng quần trên ghế giảng đường thì đã nghe rất nhiều về anh Toại cũng như các anh Nguyễn Tri Nguyên, Nguyễn Duy Nhuệ (Nguyễn Duy), Triệu Xuân Điến (Triệu Xuân), Trần Nho Thìn... Các thầy thường lấy sáng tác của các anh làm ví dụ khi giảng dạy sinh viên khóa sau. Phải nói Văn khoa Tổng hợp những năm tháng ấy quá nhiều người tài hoa, cung cấp cho nền văn nghệ nước nhà những con người có tâm có tầm thật sự.
Nhà văn Thái Kế Toại tại trại sáng tác văn học "Vì an ninh tổ quốc", tháng 10.2011. Ảnh: Võ Văn Tạo
Ít người biết anh Thái Kế Toại vốn dòng dõi Mạc tộc (Mạc Đĩnh Chi, Mạc Đăng Dung...). Sau khi nhà Mạc thất thế, người họ Mạc phải mai danh ẩn tích, thay tên đổi họ. Anh đã có thời cầm trịch trang web Mạc tộc (mactoc.com) khá nổi tiếng, mà mình cũng được anh cho đăng vào đấy đôi ba bài viết về triều Mạc. Cũng như mối lương duyên, chẳng những tình anh em đồng môn mà còn bởi làng Trà Phương quê mình vốn là quê bà Thái hoàng thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn, vợ đức Thái tổ Mạc Đăng Dung, ông tổ của anh Toại. Sau này trang web ấy được giao cho tiến sĩ Mạc Văn Trang (bố của cô gái nổi tiếng Mạc Việt Hồng), và mình cũng thỉnh thoảng liên hệ với bác Trang bởi rất thích những gì liên quan đến thời nhà Mạc.
Qua thư của anh Toại, mình lại được biết thêm anh Đỗ Xuân Chính (thương binh) từng học chung với K17 bọn mình vốn là sinh viên văn khóa 12, nhập ngũ cùng đợt với anh Toại. Hồi còn ở trường, mình và các anh Đỗ Xuân Chính, Bùi Trọng Cường chơi với nhau thân lắm, anh Chính có cô em gái rất đẹp bán hàng ở cửa hàng dược trên thị xã Hà Đông. Anh Chính mấy lần làm mối, còn mình cũng không ít lần tháp tùng bác Cường lên tận Hà Đông nhưng rốt cuộc bác Cường vẫn về tay không, xin chết không được bởi cô em anh Chính không cho chết.
Nhà văn Thái Kế Toại (phải) và nhà báo Võ Văn Tạo (Nha Trang, 10.2011)
Thư anh Toại còn viết rằng Thông ơi, em cho anh gửi lời chào các bạn khóa 17 nhé. Mình nghĩ cái tình đồng môn mới sâu nặng làm sao.
Xin giới thiệu 3 bài thơ của anh Thái Kế Toại - Lê Hoài Nguyên:
LÊ HOÀI NGUYÊN
CON ĐƯỜNG RA BIỂN
Năm lên mười tuổi
Mạc Đăng Dung lên thuyền
theo cha vượt cửa sông Văn Úc
Lần đầu tiên biết thế
nào là sóng biển
Khi ngọn sóng cao như
mái đình trùm lên con thuyền
cuốn cậu ra xa
Từ dưới sâu cậu bé vùng
vẫy chống lại sóng dữ bám được mạn thuyền trước khi người cha túm cậu kéo lên
Từ cái lần đầu tiên ấy
Cậu không còn sợ biển
Cậu bỏ lại trên bờ nỗi
sợ truyền đời
Những cơn sóng kinh hồn
giữa trùng khơi
Chuyện thần biển bắt
người, bắt cả ai dám cứu người trả nợ
Năm mười lăm tuổi
Cậu đã cứu được người
bám cột buồm sắp chết.
Mười sáu tuổi, cậu nhìn
thấy những chiếc thuyền buôn vĩ đại của những người da trắng
Trên những chiếc thuyền
ấy chàng thanh niên thầm khâm phục họ
Đêm trở về căn nhà mái
rạ nền đất nhà mình cậu thao thức mơ bay đến những chân trời xa lạ, những xứ sở
giàu có tiền bạc và sức mạnh
Nơi những chàng trai như
cậu có thể đi khắp trái đất với những con tàu vĩ đại, những kiện hàng to lớn,
với những tráp đầy tiền, vàng bạc.
Cậu nhìn hai bàn tay
mình
Hai bàn tay to, đầy chai
sạn không khác gì bàn tay của những người thủy thủ da trắng. Cậu cũng kéo nổi
mỏ neo, cũng nâng lên vai, vác đi những kiện hàng to.
Với những thứ đồ gốm,
xấp tơ lụa trên thuyền cậu cũng đổi được vải vóc, đồ trang sức, đồ kim khí,
thuốc men...
Cậu hỏi người cha : Cha
ơi, để có những con thuyền to lớn đi ra được đại dương thì phải làm gì?
Cha cậu trả lời : Con
phải có sức mạnh. Con phải làm cho đất nước giàu có. Biển cả sẽ giúp con.
Mạc Đăng Dung nhìn hai
bàn tay mình. Thật lạ trong đó có cả sóng đại dương đang vỗ dào dạt, cậu đang
lái một con thuyền to lớn đi về phía mặt trời lên mỗi sớm.
Hai mươi hai tuổi, trong
trận tỷ thí đánh gục hai mươi đối thủ bước lên võ đài đô lực sĩ, trong hai bàn
tay chàng đánh cá lại cồn lên những cơn sóng biển.
Những cơn sóng biển
không bao giờ buông tha chàng cả khi cầm dù che đầu vua ở đội quân túc vệ.
Hai mươi chín tuổi,
chàng có thanh bảo đao sức lực người thường không mang nổi. Trên mình ngựa đánh
Đông dẹp Bắc lạ thay thanh bảo đao mỗi khi khua trên đầu binh địch phát ra
những đợt sóng ầm ào cuốn tan tất cả các đạo quân cùng thành lũy.
Bốn mươi tư tuổi chàng
đánh cá trở thành Hoàng đế.
Người vẫn không bao giờ
nguôi nhớ tiếng sóng biển.
Vẫn mơ những con thuyền
buôn vĩ đại, những xứ sở giàu đẹp bên kia bờ đại dương.
Mỗi buổi sáng
Hoàng đế - Người đánh cá
nhìn lại hai bàn tay mình, tiếng sóng biển lại nhắc lời người cha ngày trước :
Biển cả sẽ giúp con.
Tháng 11 -2012
CAO BẰNG
Ngàn núi cao mây phủ
Huyền tích 400 năm
Bản Phủ vào đêm hội
Nến đèn sáng lung linh
Người đẹp đến giờ vẫn
đẹp
Như từ cung cấm bước ra
Tiếng lượn lưng đồi tha
thiết
Chuông chùa Đà Quận ngân
nga
Nguyên Bình vẫn nắng
mênh mang quá
Hồng chín vàng tươi lối
dẫn sang
Minh Tâm xóm nhỏ nhà ấm
lửa
Dấu vết năm nao bóng Bác
còn
Này đây thành cũ
Đây vườn thượng uyển
Này đây giếng ngọc
Này đây hồ sen
Đây vườn đạn đá
Nà Lữ, Phục Hòa
Miếu bà, miếu cô
Bến thuyền khách trú
Xưởng gỗ, lò rèn
Này chợ Háng Séng
Này đình Cô Xàu
Lò gạch hòm sớ
Kia đồi Kho Khẩu
Đây chùa Huyền Du...
Em gái từ xứ Nam
Thẫn thờ nhìn sóng nước
Bằng Giang
Dõi người thưở trước
chân ngàn dặm
Thao thức đêm trường nhớ
cố hương
Chàng trai họ Mạc từ
Kinh Bắc
Thầm nghe cụ tổ bà xưa
hát
Tiễn tổ ông giữ nghiệp
biên thùy
Nàng về nuôi cái cùng
con
Để anh đi trẩy nước non
Cao Bằng
Cao Bằng
Cao Bằng
Đèo gối đèo cao mãi
Ngựa mỏi gối chồn chân
Ngủ đứng bên dốc đá
Mơ bạn hàng sáng mai
Cao Bằng
Cao Bằng
Xuôi về Đông Bắc đường
ra biển
Căng buồm gió đẩy tới
phương Nam
Mang hồn phục thủy cho
dòng tộc
Bến lạ mong chờ khách lữ
vong
Cao Bằng sáng lại trời
non nước
Tụ về linh khí của ngày
xưa
Có ngày con cháu chen
chân đuốc
Như thưở hồn thiêng đất
cố đô
Tháng 10-2012
BẢO ĐAO HỒI CỐ
ĐÔ
Người có thời thôi, đất
có thời
Âu do định mệnh, cũng do
trời
Đã bao quyết liệt, bao
giông bão
Im lặng nằm trong khối
tiết tháo
Giông bão cuộn trong
từng thớ thép
Thưở oai linh ào ào gầm
thét
Thái Nguyên, Yên Quảng
lại Sơn Tây
Giữ cố triều Lê khỏi tan
nát
Năm trăm năm, phải năm
trăm năm
Dương Kinh, Ngọc Tỉnh,
về Dương Kinh
Đi qua những cõi cháy
lửa máu
Thân còn nguyên vẹn nhờ
con cháu
Ngậm hờn trước kẻ vong
ân nghĩa
Nuốt tiếng thị phi lẫn
nhục nhã
Trước thiên triều vạn
quân hung dữ
Cứu dân lành khỏi cõi
điêu linh
Bây giờ Người về ngự Thế
miếu
Tường Quang điện cũ nhật
nguyệt chiếu
Bảo đao hầu cận ở bên
Người
Nhìn cháu con mỉm cười
rơi lệ
Thanh thản trùm lên sắc
vải điều
Mênh mang Đa Độ đẹp mây
chiều
Muôn họ cùng chung xây
đất nước
Xã tắc non sông hết oán
cừu.
Tháng
11-2012
Đất nước rối mù mừ ông THÔNG cứ thơ thẩn qài!Chán ông thì mẹ lun à!!Entry tới mừ ông thơ nữa là tui block anh á!Nói gồi đó nhoa!
Trả lờiXóaEm vẫn biết vậy, nhưng đường đời có lúc tiến lúc lui. Lo cho đất nước là mối lo chung. Nhà em cũng chả muốn đứng ngoài. Tình hình này không kéo dài đâu, bác ạ.
XóaMấy hôm rồi bận việc nhà,không thăm hiên trà thơ Bác Thông được.Nhớ lắm.
Trả lờiXóa+Tự hào về Tổ Tộc,góp chút tài mọn vinh danh dòng họ,rút ra những điểm sáng quá khứ để
ứng hợp vào hiện tại là tấm lòng đáng được trân trọng của Thái Kế Toại.
Đồng bào đang cùng quẩn,đất nước đang rối ren,một
phần lớn,có lỗi của chúng ta,lỗi ấy xuất phát từ
sự hèn yếu,sợ hãi.Không sợ chúng thì ắt nhiên,
chúng phải sợ ta.Tổ quốc,nhân dân là của chung,nào có phải của riêng ai,càng không phải sở hữu độc
quyền của bọn tham quan tàn bạo.
+Tin vĩa hè nhận được trong mấy ngày bận việc nhà
từ nguồn thâm cung bí sử :
-Hồng Beo không phải là bồ nhí của cố vấn tối cao cho đ/c X đâu.
-Nhục mấy cũng chịu được,miễn sao có thêm thời gian lưu nhiệm ,tập trung vào công việc "tháo chạy an toàn"cho bản thân và gia đình,xem như đ/c X đã
hoàn thành mong muốn.
-Khả năng,đ/c X sẽ bị bãi chức trong kỳ bỏ phiếu bất tín nhiệm tại quốc hội sắp tới.Việc này không ngẫu nhiên mà là kế hoạch.
-Thuộc hạ của đ/c X bắt đầu run tay qua những
công vụ đen mà từ trước đến nay phải xuống tay
tàn nhẫn,phi luật pháp, từ đ/c X.
Còn nhiều,nhưng chỉ dám hé bấy nhiêu vì bản thân
cũng đang bị bệnh"sợ mãn tính".Thân chào các trà hữu quí yêu!
dan thi mai la dan thoi . con quan thi van lam quan . song lốt cuộc đời là bể khổ nay đi .
Trả lờiXóaMình không biết anh Chính cùng học một lớp bây giờ ở đâu Thông biết cho mình tin nhé vì mình bây giờ đang ở Hà Đông mà.TQT
Trả lờiXóaAnh Chính quê Xuân Đỉnh, Từ Liêm; hiện giờ gia đình anh ấy định cư ở Ba Lan, chỗ vợ chồng Hồ Thu Hiền, Tửu ạ.
XóaBác Thông và mọi người qua blog nhà văn Nhật Tiến đọc hồi ký Một Thời Nhếch Nhác . Có những khoảnh khắc cô đọng về những thần tượng một thời của bác Thông
Trả lờiXóaTheo kinh nghiệm của tôi, tôi chỉ thấy cái đám văn nghệ sĩ đến từ miền Bắc, tham gia khóa bồi dưỡng chính trị cho đám văn nghệ sĩ miền Nam là hung hăng, phách lối như Bảo Định Giang, Mai văn Tạo, Phan Đắc Lập, Nguyễn Quang Sáng nhưng mục hạ vô nhân, nhố nhăng nhất phải kể tới Anh Đức và Mai Quốc Liên. Chính Mai Quốc Liên đã tuyên bố một câu hết sức hỗn xược khi trả lời Nguyễn thị Hoàng :
“ Miền Nam của các anh chị làm gì có văn hóa !"
Bác xóa còm của em cũng vô ích . Em trích từ bên Nhật Tiến .
3 bài thơ này của bác Toại đọc mà thấy rơi lệ! Ôi đất nước của cha ông nhìn con cháu...
Trả lờiXóa