Hàng triệu gia cầm gia súc phải chết tức tưởi khi bị nghi mang mầm vi rút H5N1 hoặc H1N1.
Tiêu diệt một cách
không thương tiếc. Cả bầy vịt đang bụng mang dạ chửa. Đàn gà con mơn mởn luôn
miệng kêu chiếp chiếp. Trong chốc lát, từ một mệnh lệnh hành chính, chúng bị lùa xuống
hố như những tội phạm chôn chung một mồ.
Tang tóc nhất phải
nói đến lợn (heo). Bị lôi xềnh xệch ném xuống hố. Mãi đến khi đất lấp kín, vẫn
nghe tiếng kêu eng éc vọng lên như tiếng kêu cứu.
Nhân danh phòng ngừa vi rút, cuộc thảm sát gia súc và gia cầm đã hơn 1 lần xảy ra trên phạm vi cả
nước.
Bây giờ đến lượt
chim yến trở thành nạn nhân của cách quản
lý theo kiểu thảm sát. Kể cả bậc tiên tri sừng sỏ cũng không nghĩ rằng, 2013 là
năm “đại tang” của chim yến.
Dân bị oan. Dồn đến
chân tường buộc phải vùng lên kháng cự dành sự sống. Không được giải quyết bằng
pháp luật, thôi thì cứ làm liều đến khi ra pháp đình sẽ phân giải. Dùng độc trị
độc. không thể đời đời kiếp kiếp làm thân trâu ngựa cho bọn cướp ngày. Con người hơn con
vật là biết kháng cự để bảo vệ lẽ sống, sự công bằng, quyền tự do.
Tội nghiệp cho
hàng triệu gia súc, gia cầm. Bị giết oan mà không được ai bênh vực. Để làm cái
gọi là phòng ngừa dịch bệnh, hàng triệu gia súc gia cầm bị kết liễu sự sống.
Hàng triệu con vật bị giết, ngành chuyên trách và chính quyền coi đó là thành
tích. Thế mới biết, cả âm và dương, loạn lạc là hậu quả không thể tránh khỏi.
Con vật bị giết
oan, chủ hộ phải lên tiếng. Không thể khoanh tay đứng nhìn khi chim yến trở
thành vật hy sinh của kiểu phòng dịch vô căn cứ và vô cảm. Nếu chim yến bị giết
oan (không chứng minh được mầm bệnh H5N1 có từ chim yến ) chủ hộ có quyền bắt
bồi thường. Cá nhân nào ra lệnh giết chim yến sai trái, buộc họ phải bồi thường
thích đáng.
Không thể chấp nhận
tình trạng nhân danh phòng chống dịch tạo ra thứ “dịch” thẳng tay loại bỏ hàng
triệu gia súc, gia cầm. Người nào ra lệnh sai trái, phải bồi thường thiệt hại
cho dân. Tiếng kêu oan của hàng triệu vật nuôi đang rên rỉ khắp mọi nơi.
Cách đối xử tàn bạo
với chim yến gợi cho người ta nhớ lại sự kiện cải cách ruộng đất tang tóc trước
đây. Sự mù quáng gây ra tội lỗi, món nợ ấy đeo đẳng đời này qua đời khác. Hãy
soi vào đó mà làm người, kể cả đối xử với con vật.
Bá Tân
Hôm nọ là Hoàng Hải Vân
Trả lờiXóaHôm nay đến lượt Bá Tân góp bài...
"Nỗi đau đâu của riêng ai..."
Phòng dịch...đàn Yến phải"đai"đúng rồi!
Khổ thân doanh nghiệp chăn nuôi
Của đau,con xót ngậm ngùi oán ai?
phải tiến hành phòng chống dịch bệnh, dập dịch bệnh là việc phải nên làm, và phải làm ngay từ công tác phòng chống tránh trường hợp khi dịch bùng phát lây lan ảnh hưởng đến sức khỏe con người thì mới tiến hành dập dịch. việc dịch bùng phát là do chủ yếu là người nông dân nước ta còn thiếu hiểu biết nên khi có giấu hiệu dịch bệnh nhưng lại tiếc tiền vốn công chăm sóc nên không báo cáo mà cứ để thế dẫn đến hậu quả khôn lường
Trả lờiXóaCó câu "thương nó khó ta". Nếu cứ thương hại cho những con gia cầm thì sẽ ảnh hưởng đến con người, bệnh dịch cúm rất dễ lây lan nên là rất nguy hiểm, do đó chúng ta phải tiêu huy những con vật này, không còn cách nào khác. Nhà nước đã có những biện pháp phòng chống bệnh, có những chỉ đạo cụ thể, tuy nhiên dịch cúm này rất dễ lây lan, bùng phát nên rất khó để kiểm soát vấn đề này.
Trả lờiXóaTại sao lại ít còm thế này? ><
Trả lờiXóaĐề nghị các dư luận viên tích cực phối hợp với tổ trưởng Thông cào để định hướng dư luận vào vấn đề "Chim" ha ha....:))))
Cả lò mày nhé...Mị dân!
Trả lờiXóaBà mà vớ được bà giần...tan xương!
Chữ nghĩa dở dở ương ương
Chắc học lực mới hết trường...Công Nông?
Mày làm dơ dáy"Nhà Thông"
Biết điều thì biến nếu không...chết đòn!
Cứ thương hại mấy con gà, con vịt đi, rồi đến khi chính mình bị cúm gia cầm thì ai thương hại cho. Cứ than thở là làm thế là tàn nhẫn, sao lúc ăn thịt gà thịt vịt sao không kêu là tàn nhẫn đi, nuôi là để thịt còn gì. Bây giờ thà tiêu hủy chúng đi, tổn thất nhiều thật đấy, nhưng góp phần ngăn chặn được dịch cúm thì phải chấp nhận, mạng người mới là quan trọng nhất
Trả lờiXóa