Bài hát này của nhạc sĩ Đỗ Nhuận, vị Tổng thư ký đầu tiên của Hội Nhạc sĩ Việt Nam.
Ông Đỗ Nhuận viết Áo mùa đông năm 1948, chặng đường đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Bộ đội khi ấy rất thiếu thốn, rách rưới, mà mùa đông miền Bắc thì rét mướt, cơ hàn. Những người phụ nữ ở hậu phương đã đan áo gửi ra cho chồng cho con, cho anh, em, người yêu đang chiến đấu ngoài mặt trận. Mỗi tấm áo là cả tấm lòng thương yêu, chan chứa nỗi lòng. Nghe bài hát này, tôi chợt nhớ đến truyện Mùa hoa dẻ của nhà văn Văn Linh rất nổi tiếng những năm đầu thập niên 1960, có cô gái đan áo cho người yêu, đọc xúc động lắm.
Những bài hát thời chống Pháp thường có giai điệu tình cảm, nhẹ nhàng mà sâu lắng, rất dễ nghe.
Hai giọng hát bản này là Thương Huyền và Trần Thụ, những nghệ sĩ nổi tiếng một thời, cái thời mà ca sĩ chỉ để lại danh tiếng bằng giọng hát chứ không phải bằng bất cứ thứ gì khác.
Nhớ hồi tôi còn bé, khoảng hơn 10 tuổi, mấy bà chị họ tôi ở nội thành về quê sơ tán, chị Hải, chị Bê, bác Chi, chị Hòa... lúc rảnh rỗi lại lẩm nhẩm hát mấy bài xưa cũ, trong đó có bài này. Thế hệ của các chị ấy lãng mạn và thật đẹp.
Chúc cả nhà ngày chủ nhật tốt lành.
Nguyễn Thông
http://baicadicungnamthang.net/bai-hat/ao-mua-dong-4636.html
"Thế hệ của các chị ấy lãng mạn và thật đẹp"
Trả lờiXóaÔi, bao giờ cho tới ngày xưa, thời của những niềm tin giản dị & chân thật vào những điều vĩ đại!
"Những bài hát thời chống Pháp thường có giai điệu tình cảm, nhẹ nhàng mà sâu lắng, rất dễ nghe"
Đúng đó . Ví dụ như bài "Kết Đoàn", hoặc như bài "Tiến quân ca" có lời nhẹ nhàng như "Thề ăn gan uống máu quân thù".
Nhạc sĩ Đỗ Nhuận, thấm đẫm tinh thần "Bên kia biên giới là nhà/Bên ni biên giới cũng là quê hương" đã sáng tác 1 bài được hát trong đêm Giao thừa, giờ phút thiêng liêng của Trời Đất, có lời "Việt Nam-Trung Quốc, núi liền núi, sông liền sông"
Ôi, bao giờ cho tới ngày xưa!
Ông Đỗ Hồng Quân thay vua cha làm tỏng thư ký hội nhạc sỹ và chuẩn bị cho ra bài: Quần mùa hè!!!
Trả lờiXóaXem ra, Đỗ Hồng Quân viết ra bài hát nào thì người ta hát xong một lần rồi cất vào tủ luôn! Những bài hát trong tủ đi cùng năm tháng!.
Anh Thông!
Trả lờiXóaRõ ràng chúng ta đang hụt hẫng và không có những tri âm qua những trang viết nhân văn của mình. Tiếc quá. Tôi chợt nghĩ đến thành ngữ'đờn gảy tai trâu', nước xoi đầu vịt', 'nước đổ lá môn'. Rất, rất... chia sẻ cùng Anh!!!
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
XóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóa"Những người phụ nữ ở hậu phương đã đan áo gửi ra cho chồng cho con, cho anh, em, người yêu đang chiến đấu ngoài mặt trận"
Trả lờiXóaÔi, hình ảnh đẹp quá! Chỉ muốn thêm 1 tẹo
Những người phụ nữ ở hậu phương đã đan áo gửi ra cho chồng cho con, cho anh, em, người yêu đang đánh Mỹ cho Trung Quốc, đang chiến đấu để tiêu diệt chế độ dân chủ tư bẩn, và lập nên chế độ Cộng Sản độc tài độc đảng . Họ chiến đấu để thực hiện mong ước lớn nhất của Bác Hồ là giải phóng miền Nam khỏi gọng kềm của tư bẩn để bán trọn gói cả nước cho Tàu .
Ôi, những bài bác Thông viết nhân văn quá!