PGS-TS PHẠM QUANG LONG
Bàn về chuyện những thứ kinh dị kiểu này, có người sẽ bảo: vớ vẩn, ai
chả biết mà còn bới ra làm gì, nặng đầu. Vâng, quả có thế. Nhưng nhà
cháu thấy kinh quá, cũng chỉ dám "nói ở nhà mình", chả dám ba hoa ở đâu
để khiến các bác phải mua thuốc tím để rửa tai.
Cách đây chưa
lâu, mấy ông độc quyền những thứ thiết yếu của đời sống tăng giá đồng
loạt vì lý do giá xăng dầu tăng. Đến khi giá xăng dầu giảm, các ông vẫn
không chịu giảm. Nhà báo chất vấn, ông nói cứ xơi xơi: "sao nhà nước
không bắt ông X., ông Y. giảm đi mà lại yêu cầu chúng tôi giảm? Chúng
tôi cũng như các ông ấy". Cái đuôi đã lòi ra: họ chả phục vụ gì đâu, nói
cho vui vậy thôi, chỉ lo thu lợi là chính, còn nói đến trách nhiệm xã
hội hay đạo đức công dân chỉ là nói cho oai thế, cho ra vẻ mình đang làm
để cho dân và vì dân đây. Mà ông này trước khi nghỉ hưu ở ngạch quản lý
để sang làm ở một tổ chức nghề nghiệp cũng làm to đấy. Đó là giả dối ở
tầm vĩ mô.
Hôm qua một bà lãnh đạo to của bộ Tài chính, kiêm phụ
trách bảo hiểm tuyên bố: tăng đóng bảo hiểm y tế là do nhu cầu tăng chất
lượng bảo hiểm, dân phải đóng góp thêm 1 đồng cũng kêu. Làm được thế là
tốt nhưng tôi không tin vì tôi đang hưởng bảo hiểm y tế từ vài chục năm
nay nhưng mỗi lần ốm, dù nằm bệnh viện, muốn dùng thuốc tốt hơn thì bỏ
tiền túi ra mà mua bên ngoài về dùng chứ không được dùng thuốc theo
bệnh. Bà ấy còn lý sự ở ta nộp thế mới bằng 1/3 của Sinhgapore, Đài Loan
và Trung Quốc. Trời ơi, xem mức thu nhập của ta, của họ và điều kiện
thế nào rồi hãy nói. Cứ so thế thì thà đừng nói còn đỡ dở hơn. Đó cũng
lại là một kiểu giả dối trắng trợn và sự coi thường dân chúng ghê gớm.
Sao lại có quan chức dám ăn nói theo kiểu "mục hạ vô nhân" thế nhỉ!
Báo sáng nay đưa tin: Bảo hiểm tuyên bố: họ không nhờ nhà trường thu
hộ đâu mà đó là trách nhiệm của trường phải thu! Nghe mà hãi! Nhưng họ
có lý. Thu nhiều, họ đã trả thù lao thu hộ cao rồi- đó là trách nhiệm
hưởng lợi chứ không phải trách nhiệm công vụ. Họ nói dối dân ở chỗ ở chỗ
nhập nhèm chuyện công và tư, dùng việc công làm lợi riêng.
Chuyện đóng góp đầu năm: Dân tình có con đi học xao xác vì các khoản.
Nhưng, toàn tự nguyện cả đấy chứ, có ai bắt buộc đâu mà kêu? Thành ra,
toàn kêu với nhau chứ họp Phụ huynh đầu năm chỉ thấy xì xào chứ cấm dám
kêu lên nhà trường vì sợ hậu quả. Tôi còn nhớ, khi con còn đi học, nhà
trường đã phát lệnh thu ( tự nguyện) nhưng mình không " tự nguyện" thì
con mình khổ nên cứ phải cắn răng mà "tự nguyện" đủ thứ: bảo hiểm thân
thể, bảo hiểm y tế, đóng tiền xây dựng trường và học thêm... Có cái còn
phải viết đơn và rất tha thiết mới được tham gia. Mình cần chứ nhà
trường và xã hội đâu có cần. Cấm kêu nhé! Thế là thủ đoạn và giả dối đã
trở thành một điều rất " bình thường" trong đời sống. Ai cũng biết mà ai
cũng làm. Người ta làm vì lợi. Tôi làm vì hèn. Trước khi đi họp nói cho
con biết, bố sẽ phản đối chuyện này. Con nói như khóc: bố làm thế thì
chết con và xin bố đừng đi họp. Thế là mình cũng vụ lợi( để con mình
yên) nên ngậm miệng lại để mong cho con chữ yên ổn.
Để cái giả dối trở
nên bình thường là sự suy đồi của đạo đức xã hôi, trong đó có người tham
gia là chính mình. Nhưng cái lỗi chính là do cách thức quản lý xã hội
đã để đẻ ra những kiểu cách quái gở thế. Căn bệnh này, không sớm chữa,
một khi đã ăn vào cao hoang thì chỉ còn nước chết. Nghĩ mà kinh.
Phạm Quang Long (Nguồn: Facebook Phạm Quang Long, https://www.facebook.com/long.phamquang.35/posts/1196584137024046)
Ghi chú: PGS-TS Phạm Quang Long nguyên là Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Hà Nội, Hiệu trưởng Đại học KHXH-NV Hà Nội. Anh Long học khóa 15 khoa Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội, trước tôi 2 khóa)
"Căn bệnh này, không sớm chữa, một khi đã ăn vào cao hoang thì chỉ còn nước chết. Nghĩ mà kinh"
Trả lờiXóa"Sớm" là thế nào ? Là lúc nhận ra mình có bệnh, hay lúc mình thật sự nhiễm bệnh ?
Nên nhớ 2 thời điểm đó khác nhau, và cách khoảng (từ 1945 đến 2015 là) 70 năm .
70 năm là "sớm" hay "trễ" vậy, bác hè ?
Bác Thông dùng từ 'cao hoang' rất hay, độc và hiếm. Hiểu loáng thoáng, 'cao hoang' gần như'lục phủ ngũ tạng'. Nhưng kỳ thật, nó không phải thế. Trong châm cứu, khi nghiên cứu về kinh lạc và huyệt đạo, người ta phát hiện một huyệt đạo khá bí hiểm, cạnh huyệt phế du, tên nó là huyệt cao hoang du. Chỉ những thầy thuốc tầm cỡ mới được phép thao tác, xử lý điểm cao hoang du. Bình thường, không ai dám đụng đến. Đụng đến cao hoang du, cần phối hợp châm, cứu nhiều huyệt đạo khác cùng lúc để tránh sốc và hiệu quả điều trị được tốt hơn. Xa xưa, lao phổi là bệnh bất trị. Đế vương mắc phải, ngự y cũng phải bó tay. Thi thoảng, một vài danh y hiểu biết, xử lý huyệt cao hoang du thì cứu được. Đồn truyền xã hội, qua thời gian, tam sao thất bản, cao hoang du trở thành cao hoang. Và ngày nay, nói cao hoang, được hiểu là vùng sâu, vùng hiểm yếu, phức tạp, bất trị của cơ thể con người.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaỞ đây là PGS TS tự mình nói dối đấy nhé, còn trách ai được nữa.
Trả lờiXóaCòn đây chuyện "con bé này có vấn đề về thần kinh" ở 1 nhà trường HN năm trước: Sau giờ trình giảng của cô giáo để cấp trên dự và đánh giá thành tích năng lực GV, 1 HS lên phòng Hiệu trưởng thưa: Con thưa cô, bài này lớp con vừa học hôm qua, hôm qua cô giáo đã giảng kĩ lắm rồi ạ mà sao hôm nay dạy lại?
Mấy cô đưa mắt nhìn nhau,ra hiệu cho HS đi ra. Rồi nói với nhau: "Con bé này có vấn đề về thần kinh".
Nếu chiếu theo điều 5 trong 5 điều BH dạy TNNĐ, thì PGS TS thua đứt con bé này rồi. Còn trách ai được nữa đây.
Thấy mà kinh, chứ không phải Nghĩ mà kinh đâu!!!
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóa