Trang

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2016

Góp ý với các nhà báo (phóng viên, biên tập viên) và công an

Theo tôi, từ nay công an và báo chí đừng gọi bọn tội phạm là đối tượng nữa, cứ nói toẹt ra là người, là tên tội phạm, chứ cứ hơi một tí lại đối tượng, đối tượng... Trường hợp nào còn đang nghi ngờ, chưa khẳng định, kết luận được rõ ràng thì có thể gọi là nghi phạm, nghi can, nhưng theo tôi, cứ gọi là người.

Tôi không bảo rằng dùng thế là sai nhưng chưa chuẩn, ví dụ: "trong vụ trộm này, công an bắt được 3 đối tượng"; vậy sao không nói rõ là bắt được 3 tên trộm. Từ đối tượng dùng như vậy quá chung chung, đó là chưa kể chúng ta hay nói: đối tượng chính sách (mẹ VN anh hùng, gia đình có công với nước), đối tượng đảng-đoàn, đối tượng tìm hiểu (khi yêu nhau), đối tượng phấn đấu... Nó hàm nghĩa tốt đẹp nhiều hơn, chứ đếch ai nói đối tượng khốn nạn, đối tượng du côn bao giờ.


Nguyễn Thông

5 nhận xét:

  1. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  2. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  3. Người bị giam giữ trong các nhà tù chế độ Sài Gòn trước 1975, nếu phạm tội về hình sự, được gọi là CAN PHẠM; nếu phạm tội về chính trị, được gọi là CAN NHÂN. Nay ôn lại, thấy từ CAN NHÂN khá hay, khá hợp lý và người tù cảm thấy vẫn còn được tôn trọng dù chỉ trên phạm vi từ dùng. Riêng từ ĐỐI TƯỢNG, hoàn toàn thống nhất với Anh Thông, nghĩa của nó thiên về biểu niệm tốt, sự việc, con người mà người hoặc nhóm người được giao trách nhiệm hướng đến. Tội phạm mà gọi là đối thượng thì xét cho cùng, chưa ổn về ngữ nghĩa.

    Trả lờiXóa
  4. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  5. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa