Chưa tới đó bao giờ nên tôi không dám nhận xét nó (biệt phủ) có đáng được bảo tồn hay không, chỉ lẩn thẩn nghĩ rằng, nếu không có gì vi phạm pháp luật thì cho tồn tại, nếu đã vi phạm thì không nên đặc cách, chiếu cố, ưu tiên. Pháp luật xưa nay chỉ được tôn trọng và có sức mạnh khi những gì làm tổn hại nó đều bị xử lý công bằng. Pháp luật mà không có công lý thì không hơn gì cái nồi lẩu, ai cũng khua đũa khoắng thìa vào được.
Phủ của họa sĩ Chương nếu sai mà vẫn cho tồn tại thì đương nhiên cô ca sĩ Mỹ Linh cũng sẽ không cho ai phá nhà mình, rồi cơ ngơi của những tướng tá, nhà văn, nhà báo, đại gia nhan nhản ở Sóc Sơn, Ba Vì đều đòi phải được giữ nguyên. Tất cả đều có thể tồn tại, chỉ có pháp luật là mất. Một nước đã không có pháp luật tử tế (chứ không phải những thứ luật nhăng nhố như luật an ninh mạng chẳng hạn) thì đừng trách con người làm loạn.
Chính quyền Hà Nội đang chứng tỏ họ có biết luật hay không chính là qua việc giải quyết những vụ kiểu Sóc Sơn này. Độ pH pháp luật là bao nhiêu còn tùy thuộc vào miếng giấy quỳ trong tay nhà cai trị. Có khi bằng 0.
Trong thâm tâm, tôi chỉ cầu mong việc xây biệt phủ của ông họa sĩ là đúng pháp luật, không vi phạm gì.
Nguyễn Thông
Đất rừng phòng hộ . Không ai không biết đó là an ninh quốc gia. Người công nhân có thể được giao đất trồng rừng, khai thác tán rừng, kể cả làm du lịch. Nhưng mục đích vẫn là RỪNG. Đây là tọa độ gốc.
Trả lờiXóaAi cho phép giám đốc Lâm trường, người công nhân lâm nghiệp, họa sĩ , ca sĩ sang nhượng mua bán và đặc biệt là chuyển đổi mục đích?
Không nói nhiều, sự lấp liếm , thiếu minh bạch, và đặc biệt đánh tráo khái niệm là hành vi táng tận và ngồi xổm trên luật pháp. Luật VN nhiều vô kể , nhưng áp dụng thì toàn là luật rừng , và nay để xem chuyện rừng có bị luật rừng tha hóa không, thưa nhà văn nhà báo tiên sinh Nguyễn Thông.
Rất đúng ... Ngay như hiện nay về nhà cửa các khu tập thể được cấp, hoặc thanh lý trước 15/10/1993 mà LÚC ĐÓ THEO NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT là đúng PHÁP LUẬT ... CHỨ QUAN CHỨC CÁC CƠ QUAN ĐƠN VỊ KHÔNG DÁM LÀM LIỀU NHƯ QUAN CHỨC THỜI SAU NÀY ( NHỮNG NĂM TỪ SAU 1993 ĐẾN 2013 LÀ BẬY NHẤT ). Nhưng bây giờ chính quyền kết luận là cấp SAI( TRÁI ) THẨM QUYỀN . Muốn cấp sổ đỏ phải nộp thuế đất như HIỆN HÀNH . Chỉ một kết luận là cấp sai hoặc trái thẩm quyền mà gây cho người dân ở các khu TT lâu đời trước 15/10/1993 bao nỗi khó về kinh tế khi làm sổ đỏ . Hiện nay Hải phòng còn tồn hơn 10 ngàn trường hợp ( Số này mà đóng tiền làm sổ đỏ thì là nguồn lớn cho NSNN đang khó khăn hiện nay ) . Nói thì dài ... nhưng vì dân thấy vô lý quá nên không làm sổ đỏ . Chính quyền thì chỉ hô hào tuyên truyền này nọ chứ không dám BẮT LÀM SỔ ĐỎ .
Trả lờiXóaNếu dân ở các Khu TT đó là đất , nhà cấp trái thẩm quyền thì có nghĩa là đất ấy KHÔNG HỢP PHÁP , VẬY ĐỀ NGHỊ TP Hải phòng GIẢI TỎA THU HỒI để xây dựng lại thành khu nhà ở VĂN MINH XANH - SẠCH - ĐẸP .... chứ để các khu tập thể đó như ổ chuột dân sống cũng khổ chứ chả ai muốn ( Như TT cảng phố Lê Lợi, như khu TT Đổng quốc Bình, hay một số nơi khác đang có dự án như TT vạn mỹ vv... )
Lưu ý là nhiều khu TT nhỏ lẻ cơ sở hạ tầng và nhà dân xuống cấp nhưng vì chưa có sổ đỏ nên dân không có cuộc sống AN TÂM PHỤC VỤ CHẾ ĐỘ , họ đều là những người đã có quá trình công tác những năm trước 1960 ( Thì mới được cấp nahf đất vào những năm 1986 - 1993 ).
Thương thay và xin phép chủ trang được viết vài dòng về quê hương Hải phòng .